thừa tướng cầm quân trăm vạn
Đóng góp lớn hơn cả của huyền thoại Nga cho chúng ta, ngoài Baba-yaga, nhà chân gà, etc., hẳn là Tréc-na-mư.
thừa tướng cầm quân trăm vạn
Đóng góp lớn hơn cả của huyền thoại Nga cho chúng ta, ngoài Baba-yaga, nhà chân gà, etc., hẳn là Tréc-na-mư.
ở lần đầu tiên, ai cũng sẽ (và đã) tưởng là Philip Roth, còn bây giờ, phần lớn sẽ nghĩ đến Joseph Roth; nhưng
(nhân tiện, cuốn sách có "fins" nhắc tới Philip Roth như một ví dụ gây rối trí về sự dừng - sự ngừng - viết; Roth ấy đã trở nên hấp dẫn chính vì những gì không làm)
Một kiệt tác văn chương thì có mùi gì? - như vậy là, ít nhất ở một số điểm, tiếp tục chuyện ấy - nó có thể mang (hay nói đúng hơn, bốc lên, tỏa ra) mùi như thế nào? Mùi của trời mưa? của sương mù? của sự lãng quên? một mùi dịu, một mùi xộc lên dữ dội, hay cái gì đó loãng tới nỗi khứu giác của chúng ta gần như không thể nắm bắt được? Tôi nghĩ là gần như chắc chắn, thế nào cũng phải, ít nhất là, thoang thoảng, mùi lưu huỳnh.
và, tiếp tục JCN, NK, cũng như L
Ellen Olenska trong The Age of Innocence xuất hiện: một entrée en scène tại chính nơi có scène: một nhà hát New York. Sự hiện ra ấy sánh ngang được với sự hiện ra của Isabel Archer ở khu vườn Gardencourt bên sông Thames, xen mở màn cho Vẽ một phụ nữ của Henry James. Thêm nữa, Ellen Olenska gặp tại đó cũng một "Archer": Newland Archer. Đúng ra là gặp lại, vì trước khi trở thành phu nhân một bá tước Ba Lan (giống cô gái Clémentine Laginska vợ một bá tước Ba Lan trong Nàng tình nhân hờ của Balzac: Dostoevsky để cho nhân vật của mình - hình như trong Karamazov - kêu lên, tại sao người Ba Lan nào cũng là bá tước?), Ellen từng là một thiếu nữ New York có một début huy hoàng.
post 2500
đây, post 1500
Viết là gì? Viết là vãi những chua cay. Kể cả khi (nhất là khi), kể cả. Đấy là sự ngược lại, quay đi, cũng có thể là tránh mất. Không ở đó.
sau khi đã thế kia, thì bây giờ lại thế này
Tập truyện ngắn đầu tiên của Joseph Conrad: Tales of Unrest, in lần đầu tại Mỹ năm 1898 (Scribner), gần như cùng lúc với in tại Anh (T. Fisher Unwin).
Tôi từ chối
Giáo dục châu Âu, cuốn sách mà tôi dịch "vào" chung khảo Giải thưởng Sách Quốc gia, sắp được trao. Tôi muốn, ngay từ bây giờ, từ chối mọi giải thưởng mà nó có thể sẽ nhận, trong khuôn khổ đó. Những gì tôi sẽ nói dưới đây không hẳn là để giải thích lý do: tôi không thực sự có lý do nào.
Tôi biết về một số giải thưởng, không nhiều lắm, vì tôi không thực sự quan tâm: nếu bị hỏi Prix Goncourt năm ngoái được trao cho cuốn sách nào, tôi sẽ không trả lời được. Từ lâu, tôi không còn tìm hiểu về các giải thưởng mà mình còn chưa biết. Tôi từ chối việc để cho mình có liên quan tới những gì mà tôi không biết, hoặc chỉ biết một cách mù mờ.
Chuyện cuốn tiểu thuyết Giáo dục châu Âu có thể nhận giải thưởng không liên quan gì đến tôi; tôi cũng đã kiểm tra với bên xuất bản (vitanova.vn): cả ở đấy cũng không làm gì theo chủ đích đó. Như vậy, cuốn sách đã tự đi con đường của nó; cuốn sách đúng nghĩa nào cũng có con đường riêng. Nhưng tôi từ chối giải thưởng. Chắc những người trong ban giám khảo Giải thưởng Sách Quốc gia (mà tôi không hề biết, cho nên không thể thông báo trực tiếp) sẽ nhanh chóng biết được quyết định của tôi: các quyết định cũng tự biết cách đi con đường của chúng.
Tôi từng nhận một giải thưởng, cách đây đúng hai mươi năm. Ngày ấy, mẹ tôi đi nhận thay cho tôi; như vậy, tôi không cần làm gì, và việc nhận giải mang lại niềm vui cho ít nhất một người, là mẹ tôi. Giờ thì tôi không còn làm thế được nữa.
"Bằng khen" ghi nhận giải thưởng đó nằm ở nhà tôi một thời gian, rồi nó biến mất, một cách vừa huyền bí vừa tự nhiên.
Tôi cũng không có suits.
Cao Việt Dũng
NB. tôi biết một câu chuyện (rất hay) về nhận giải thưởng
trước hết (có vẻ như là hiện đang rất là nhiều không khí của kỷ nịm)
(cũng tiếp tục "Hai mươi năm dịch thuật (phần tiếp theo)": có thể nói là bây giờ mới thực sự bắt đầu: nhưng bắt đầu, nhất là bắt đầu lại, lúc nào cũng là việc rất khó)
tiếp tục "Pane e Vino", "Nữ vũ công", "Lại bốn" và "mượt"
Sau khi đã Krems, chuyển sang Polene, những ai quen đọc Claudio Magris sẽ tự hỏi, từ trước khi bắt đầu đọc cuốn sách - một cuốn sách thấy ngay được là viết về biển - rằng
Cuốn tiểu thuyết Pane e Vino của Ignazio Silone - có thể gọi là một cuốn tiểu thuyết populiste - mở ra bằng
Patrick Modiano cũng không dừng lại
đây là từ xa xưa, có thể nói là, pour ainsi dire, ở khởi đầu
và, kia là đoạn gần đây, rất gần đây
(một từ (thật ra là hai) khác)
Chuyện xảy ra tại bến tàu điện ngầm Schottentor tại Wien. Một thanh niên kéo đàn violon để xin tiền; một người đàn ông trung niên bước xuống ga, thả vào túi đàn (mở sẵn, tất nhiên) nhiều tiền hơn thường lệ. Và đã có "Boglonaj", câu nói bật ra. Đó là đoạn mở đầu Sáu tháng trong đời Ciril của Drago Jančar.
tiếp tục "neo" và cả câu chuyện chung hơn về Joseph Conrad
cũng tiếp tục: "io Io", "mượt" và "đi qua độ dày"
Trong số các từ (như đã thấy) - hẳn nhằm đối trọng lại với những "dữ" với "ngang" (đầy hăm dọa) - có một lượng từ chỉ cần nghe đã thấy êm ái - thậm chí đê mê ("nghe mà tê tái cả nầm"). Một trong những từ như thế là mượt.
Tôi cho rằng (tất nhiên, ở đây, tôi chỉ đang đoán - làm sao mà biết được một cách rõ ràng?) điều này (sự tồn tại của một từ như thế) có liên quan, không nhiều thì ít, đến trào lưu yêu chó yêu mèo (tất nhiên, nếu đối tượng là cừu thì ta hiểu được dễ hơn, ít nhất thì cũng trực quan sinh động hơn): cảm giác vuốt lông chúng, tôi muốn nói vậy. Dẫu sao thì, cũng là cả một cái gì đó tương tự sự kỳ diệu, chuyện tại một nơi cách đây mới chưa lâu người ta ăn thịt chó (và cả thịt mèo) một cách phổ biến (riềng, lá mơ, etc.) bất thần tật tật (hoặc gần như thế) xoay sang nâng niu những thứ từng được dùng làm thức ăn - nhất là trong tiết tháng Bảy âm lịch.
tiếp tục "neo" và cũng tiếp tục - cùng câu chuyện nhưng rộng hơn - "1trăm"
còn thì cụ thể bài này tiếp tục về nhân vật ấy
"les tirets, sortes de parenthèses timides, à peine esquissées et horizontales qui jouent alternativement, ou tout ensemble parfois, un rôle de liaison ou de rupture faible"
(Michel Foucault)
tiếp tục: câu chuyện của Pietro Citati, khi chính Pietro Citati lại là nhân vật trong cuốn sách; cũng như câu chuyện về Heinrich Heine đoạn cuối đời của Ernst Pawel - nhà thơ lưu đày bị bủa vây; và câu chuyện của Krasznahorkai Laszlo - sự trở về nào cũng không yên ổn
Khi muốn tiếp tục Joseph Conrad (dường như tôi đã bắt đầu nhìn thấy được một số điều), cái mà tôi muốn nhắc đến là một thứ, một chi tiết của tàu biển: cái neo.
tiếp tục "1trăm"
"nữa" là vì từng có; không những thế, lại còn
Và vậy thì - như thế này - cũng tức là làm việc đã nói: đúng là cũng hơi lâu kể từ lúc định làm, thì mới làm thật. Nhưng
(đã có không ít - hoặc, cũng có thể, mới một ít)
vừa xong bị hụt, thì giờ sẽ dôi - tức là so với đó
(tiếp tục "100 Joseph Conrad", "LL đọc Henry James" và "Cứ nghĩ")
Quay trở lại với đó: hôm nay tròn 115 năm (jour pour jour) kể từ ngày số báo ấy ra. Một ngày 6 tháng Tám năm 1909.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc đi vào câu chuyện của bản thân tờ báo.
(một câu chuyện dài)
vì (hơi) cùng một câu chuyện, cho nên cũng sẽ tiếp tục cái đó
tiếp tục "LL đọc HJ" (và, thế này thì hơi hụt)
Hôm nay là tròn 100 năm ngày mất của Joseph Conrad: JC qua đời ngày 3 tháng Tám năm 1924. Tôi đã định đúng vào ngày hôm nay sẽ có ít nhất một quyển Joseph Conrad được in, ở đây. Nhưng - cũng giống gần như mọi khi - lại không được như vậy.
Dẫu có thế, cũng đã có một truyện của JC hoàn chỉnh.
"chapitre misère, ce sont les petites qui nous donnent bien plus de peine que les grandes; c'est là la règle, paradoxale il est vrai"
(E. K.)
lẽ ra cần phải làm cái kia: nhưng nếu thế thì sẽ phải làm rất nhiều việc, gõ, cắt dán, etc. nên tôi đang thấy hơi ngại (nhưng sẽ sớm thôi)
Katherine Mansfield, người từng nói nghệ sĩ cần phải cắt tai của mình ra rồi dán nó lên cửa, để bất kỳ ai cũng có thể đến nói vào đó, kể chuyện, thở than hay thậm chí gào thét, tôi chợt nghĩ, nếu đó là một phụ nữ Việt Nam, thì hẳn người ấy sẽ có họ Lê.
cũng hoàn chỉnh kỳ trước (chuẩn bị)
Trước khi đọc các bài, cần nhìn vào tổng thể những bài "lẩn thẩn" ấy. Trước tiên, hẳn một số người đã nhận ra, Khái Hưng bắt đầu mục riêng của mình (cùng một bút danh mới) để phản ứng lại một sự kiện: Hiệp định Sơ bộ, ký vào đầu tháng Ba: dự cảm về nguy hiểm đã trở nên rõ ràng.
tiếp tục "J. C.", "A. B." và "R. L. S."
"Người tự sát là tù nhân thấy người ta dựng cột treo cổ trong sân nhà tù, tưởng nhầm rằng đấy là để cho mình, trong đêm lẻn ra khỏi xà lim của anh ta, xuống sân và tự treo cổ mình lên."
(Kafka)
(tiếp tục "Only James", "111" Nguyễn Văn Vĩnh và "Càng lên cao")
Cũng đã đến lúc cần Shakespeare rồi.
tiếp tục "Càng lên cao càng lạnh", "Cầm ô đi trên đường đông", "Stevenson viết essay", "111" và "Rất tròn"
Đã có tác phẩm lớn đầu tiên của Henry James. (+ một truyện khác - đầy đủ)
thêm một lần nữa: tận ba số 1
Một ngày 15 tháng Năm như hôm nay, nếu bị hỏi là ngày gì, ai cũng sẽ ngay lập tức trả lời được, rằng đấy là một ngày kỷ niệm: kỷ niệm sự thành lập của cái gì thì ai cũng biết.
Nhưng tôi muốn nói đến một 15 tháng Năm khác: hôm nay là tròn 111 năm ngày ra số một của một tờ báo (tạp chí) đã nói.
(tiếp tục "hai mươi", "đường đông" và "Mai")
Stevenson và hòn đảo của mình: vậy là có "giữa hai đảo", nếu nhớ đến Defoe
"The temper of a woman is generally formed from the turn of her features"
(Oliver Goldsmith, The Vicar of Wakefield)
(tiếp tục "Cầm ô đtđđ" và "Hai mươi năm dt" - có thể nói là giờ mới thực sự bắt đầu)
(cũng tiếp tục các post ngay gần đây - nhiều lắm đấy)
Đã hai năm:
Đã 49, và như vậy thì, đã sắp 50.
Dường như chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện đó, nhưng đã đủ kỳ hạn cho một điều: sự minh bạch hóa tài liệu giai đoạn Sài Gòn.
Thư viện và cả Lưu trữ cần phải làm một số việc (mà chắc chắn không ai thực sự nghĩ tới).
Nhưng - cũng rất liên quan - còn có một việc khác: Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale de France) cần phải trả lại cho Việt Nam những gì mà họ đang có xuất phát từ công việc lưu chiểu (nạp bản, dépôt légal) - do Paul Boudet tổ chức - thời thuộc địa, cụ thể là sách và các tài liệu khác. Những gì mà nước Pháp có thông qua hoạt động của một số nhân vật như Napoléon Bonaparte, ta có thể hiểu được tại sao người Pháp cố giữ làm tài sản: những cái đó có thể trở thành đồ vật trưng bày bảo tàng, mở cửa bán vé thu tiền. Nhưng sách của thời Đông Dương thì chẳng có ý nghĩa gì đối với người Pháp (có đọc được đâu: thực tế là khi Gallica số hóa, ta thấy rõ toàn sách chưa bao giờ được đụng đến), nhưng chúng lại có ý nghĩa rất lớn với Việt Nam. Một hành động như vậy (trả lại kho Đông Dương của BNF) mới đúng là một sự hợp tác. Cuộc chiến tranh do người Pháp gây ra đã khiến sách vở báo chí ở Việt Nam mất mát rất nhiều: giờ đây đã có cơ hội để người Pháp hiện nay cho thấy mình không liên quan gì đến chế độ thực dân.
tiếp tục (rất liên quan) "functional umbrella"; thậm chí có thể nói, giờ mới thực sự bắt đầu
Kitsch của thời chúng ta
Kitsch của thời chúng ta liên quan không ít đến một thứ - cứ tưởng không thể nào liên quan, nhưng té ra lại rất nhiều liên quan: thời tiết.
đã có vie de giờ lại có Vie de
(tiếp tục 3 post gần nhất: từ tìm nhé, tôi ngại làm link lắm; cũng tiếp tục một post xa xưa hơn - một chút - "Mai")
Tiếp tục vẫn là địa hạt Stendhal: Stendhal viết tiểu sử, có lúc viết tiểu sử một nhân vật tên là Henry Brulard nhưng cũng có (những) lúc viết tiểu sử các nhân vật hoàn toàn khác.
c'est imminent (thậm chí đã có bản thảo)
tiếp tục thế giới ấy: nhưng không còn là từ thế giới ấy, mà nhìn vào nó
Nhân vật ở đây là Paul Veyne: như vậy thì có luôn quy chiếu, là một nhân vật đã nói tới gần đây - ít nhất là trên phương diện câu chuyện ở bên cạnh. Paul Veyne thì ở bên cạnh ai? bên cạnh Michel Foucault.
Nhan đề cuốn sách của Veyne về một phương thức trong thế giới Hy Lạp-La Mã, nhiều người sẽ biết ngay nhan đề ấy từ đâu ra:
(tiếp tục "Khái Hưng 2" và "cầm ô")
Pierre Reverdy viết essai dưới đây vào năm 1950, đăng trên Mercure de France, ngày 1 tháng Tám. Đấy là đã sau hơn 30 năm nhà thơ Reverdy làm thơ, ngay từ đầu đã gây kinh dị cho những người như André Breton, etc. Sự kinh dị ấy nằm chính ở chỗ: không thể bình thường hơn.
Nỗi xúc động gọi là thơ ấy
Pierre Reverdy
tiếp tục Khái Hưng viết thời luận (kỳ trước đã thêm mấy bài)
(cũng tiếp tục "Bí mật của")
Chuyện lẩn thẩn
Bắt đầu một bài mới về Henry James, thì bài cũ cũng đã hoàn thành luôn.
Lần này, người bình luận James là Tzvetan Todorov (Todorov: tìm theo label sẽ có nhiều, nhưng lại có hai label, "todorov" và "tzvetan-todorov"). Nếu bài trước là một essay của một người cùng thời với James, thì essay của Todorov được viết hơn nửa thế kỷ sau khi James chết - và đó là cái nhìn của một lý thuyết gia văn học (Todorov chính là một trong những người làm văn chương James trở nên đáng chú ý trở lại, trong giới nghiên cứu).
Bài của Todorov, "Bí mật của truyện: Henry James" có thể tìm được trong một cuốn sách, Poétique de la Prose.
(tiếp tục "Cầm ô đi trên đường đông", "Mai" và "người đã cùng tôi phụ rất tròn")
Câu chuyện của Khái Hưng: Khái Hưng Trần Khánh Giư có câu chuyện rất lớn; đấy là một trong những câu chuyện lớn nhất. Những ai có câu chuyện lớn? hãy nghĩ đến Nguyễn Văn Vĩnh, hay thậm chí, Nguyễn Du.
Những gì Khái Hưng viết vào những tháng cuối đời, trong vòng nhiều năm tôi đã đi tìm. Nhất là mục "Chuyện Lẩn Thẩn". Đây là một thứ không dễ.
đã tiếp tục một loạt bài ngay trước (tự tìm nhé)
và vậy là, tiếp tục nhân vật ấy
Dẫu chuyện (nghe) có lạ đến đâu, Montaigne - trong suốt nhiều trăm năm - không phải là đối tượng của triết học (bởi vì có những cái nhìn khác nhau - câu chuyện đó). Chuyện này rất mới.
(tiếp tục "Mai", "RB", "thú dữ", "parapluie" và "haimươinăm")
Vừa trở thành tác giả của bình luận mới nhất về văn chương Henry James, Công Hiện đã dịch một trong những bình luận sớm nhất, niên đại 1882.
"thật khủng khiếp khi nghĩ cuộc đời của chúng ta là một cuốn tiểu thuyết, không cốt truyện cũng chẳng nhân vật chính, được làm nên từ trống rỗng và thủy tinh, từ ấp úng nóng"
(Mandelstam)
Đọc cuốn sách của Ralph Dutli viết về Osip Mandelstam, tôi mới biết, rằng Crimée chính là Tauride. Tại sao điều này lại trôi đi không để tôi nắm bắt được, khi mà tôi từng đọc không ít thứ về Crimée? Tức là, Tauride, Iphigénie, sự hiến tế, câu chuyện cổ đại và huyền thoại nổi tiếng.
RB nhưng không Roland Barthes, cũng không Roberto Baggio
Sàn nhà? trong một cuốn tiểu thuyết của Patrick Modiano, cặp trai gái trẻ tuổi không rời khỏi sàn nhà, suốt một thời gian dài. Chỉ sàn nhà.
Rất có thể, dần dà, sàn nhà sẽ trở thành chính cuộc đời chúng ta, trở thành chính chúng ta. Nó trở thành chúng ta từ chân, hoặc cũng có thể là từ lưng.
(tiếp tục "cầm ô" và "books no")
Mọi thứ - hoặc gần như thế - đều được nhìn từ sàn nhà:
Sau khi bình luận Baudelaire bình luận Thomas De Quincey, Công Hiện đọc Vẽ một phụ nữ của Henry James.
Chuyển động của Isabel
Công Hiện
(tiếp tục "Hai mươi năm dịch thuật (phần tiếp theo)", "Trở lại Aron" và "books no facebook")
"ăn cho hết một cân khoai lang trong nồi đất"
Mưa phùn.
(cũng còn may, vì ít nhất thì không phải là "Trở lại Eden")
[tiếp tục "vingt ans" và "falsebook": hai cái rất liên quan đến nhau; chính tôi tận bây giờ mới nhận ra được cái đó, tức là sự liên quan ấy]
Rất dễ nghĩ là vì cái kia (cuốn sách ấy) cho nên tôi nghĩ đến Raymond Aron, nhưng thật ra là ngược lại:
Heinrich von Kleist và Robert Walser
giờ đây thì, Walser lại viết về Kleist: Walser lấy Kleist làm chủ đề để viết
(tiếp tục "books no facebook" và "Hai mươi năm dịch thuật (phần tiếp theo)": có vẻ như là đã bắt đầu nhìn được một số thứ rõ ràng hơn)
facebook is a false book
(công việc chuyển vẫn tiếp tục, nhưng có thể nói là đã xong rồi; tiếp tục "TB & YL", tiếp tục "hai năm" cũng như "hai mươi năm"
"chuyển" thì cũng đồng nghĩa với việc vứt bớt đi: chuyển nhà bao giờ cũng là cơ hội tuyệt vời để vứt đi vô số chổi cùn rế rách, những gì lưu cữu)
Lần trước, đã là (trọn vẹn) một chương. Giờ, ta sẽ bắt đầu chuyển sang một chương khác.
(tiếp tục "Marcel Granet")
Đây là một "Chapitre VI" - vậy là đã có không ít chương, chẳng hạn như II, hoặc IV.
Chương VI: Truyền thống không mấy chắc chắn: James và nước Anh
Trước ngày 1/1/1924
Đã nói (không ít) đến các sinologue, giờ cần phải nói đến một nhân vật sinologue trọng yếu, Marcel Granet:
Granet thuộc vào thời (ít nhất là không xa) của một sinologue trọng yếu khác, đã được nhắc đến đậm đà; Granet cũng phê phán nhân vật ấy không hề ít.
Vị trí của một nhân vật như Marcel Granet quan trọng đến mức khi cách đây không lâu xảy ra tranh cãi giữa các sinologue Pháp thì đó vẫn là référence: đại khái, người ta có thể đánh giá nhau thông qua việc có trung thành với các bài học từ Marcel Granet hay không.
Nhân vật ấy không chỉ là sử gia, mà còn bình luận văn chương Henry James: cuốn sách về James đó trong nhan đề cũng có từ "Muse" (giống như): La Muse démocratique. Henry James ou les pouvoirs du roman. Chương III của cuốn sách liên quan chặt chẽ đến những tác phẩm của James mà chúng ta đang quan tâm. Trong phân tích của tác giả, hai yếu tố lớn được dựa trên (trở thành nền tảng) là: Tocqueville và Irony.
(các trích dẫn từ Những người châu Âu và Vẽ một phụ nữ được lấy từ bản tiếng Việt đã in; các trích dẫn từ Daisy Miller được lấy từ bản tiếng Việt sắp in)
Chương III: Các thanh niên Mỹ trong cuộc phiêu lưu châu Âu
(tiếp tục Montaigne về Virgile và XXn)
Trong Jacket Trắng, Melville nhắc đến Dana, rất thoáng qua (FYI: ở chương XXIV, "Dana bạn tôi người bất-khả-sánh", khi gần hết chương). Đó là Richard Henry Dana, mà Melville xem là reference lớn trong địa hạt "hải trình qua Mũi Sừng".
Tức là Dana tác giả cuốn sách dưới đây:
(tiếp tục "Hai mươi năm dịch thuật (phần tiếp theo)" và "La Bruyère")
Montaigne: Virgile không chỉ đưa Dante đi mà cũng trở thành đối tượng bình luận cho Montaigne.
Trong địa hạt Montaigne, bản thân văn bản đã là một việc quá khó và lằng nhằng, cho nên tốt nhất là tạm lờ nó đi, vào lúc này - luôn luôn có thể trở lại chuyện ấy sau. Bài (tức là "essai": Montaigne là người đặt ra từ "essai") dưới đây nằm trong Livre III, tức là phần cuối của Essais.
Baudelaire ở tư cách độc giả của Thomas De Quincey: một trong các chủ đề vừa hiển nhiên lại vừa khó nhằn.
(tiếp tục "some", "La Bruyère" và "1/1")
Baudelaire đọc Thomas De Quincey
Công Hiện
Thời điểm Mandelstam ở bên ngoài nước Nga, như đã nói.
Đấy là khi tờ tạp chí Commerce, tập mùa đông của năm 1925, đăng bản dịch bài thơ "Mồng Một tháng Giêng 1924" của Mandelstam.
Bài thơ ấy nằm ngay sau những bài thơ của Pasternak.
Khi biết tôi quen Trần Hoàng Bách, Mai Sơn bảo tôi là mình cũng quen, và kể vài chuyện của hai người, tại Sài Gòn, trước đó đã lâu. Tôi bỗng vừa thấy một điều: chưa bao giờ tôi thấy Mai Sơn đi Hà Nội. Chắc không có việc gì để làm ở đây (nữa).