Mar 12, 2019

Vercors ở Việt Nam

nhân tiện:

+ đã tiếp tục bài bình luận Hết ảo tưởng của Balzac (tức là "Trong lúc đọc Lukács (4)")
+ đã tiếp tục tiện bút "Hương cảng Lý Thương Ẩn": Nguyễn Tuân đã tới HK như thế nào
+ định tiếp tục luôn Inferno của Strindberg nhưng gặp tai nạn: không biết nhét quyển sách vào đâu mất, tìm mãi không thấy

Tôi tự hỏi, ngày nay người ta có còn đọc Vercors hay không. Dĩ nhiên, chắc nhiều người xem phim chuyển thể từ truyện của Vercors, nhưng càng ngày tôi càng thấy rằng đi vào văn chương từ phía của điện ảnh là một trong những cách thức khó có thể tồi tệ hơn, cách đọc thuộc hàng gây tàn phá lớn nhất cho văn chương. Tôi cũng tự hỏi, hay điện ảnh chính là một nhầm lẫn lớn, rất lớn của thời chúng ta.

Nhưng đúng ra, ngày nay lại rất dễ tìm thấy Vercors: có một tấm bảng đồng (plaque - dạng bảng tưởng niệm mà ta đặc biệt hay bắt gặp trong chẳng hạn tiểu thuyết của Patrick Modiano, tôi cũng mới đọc về một cuốn sách chỉ viết về các tấm bảng đồng như thế tại Paris, được in rất gần đây) ghi tên Vercors đặt ở một nơi rất dễ tìm: cầu Pont des Arts tức là cầu Nghệ Thuật (đó là tấm bảng tưởng niệm cùng một lúc cả Vercors và nhà xuất bản Minuit - tức là nhà xuất bản in Samuel Beckett: năm 1941 Vercors cùng Pierre de Lescure lập ra nhà xuất bản Minuit, nhà xuất bản của những người kháng chiến Pháp).

Jean Bruller lấy bí danh Vercors khi tham gia kháng chiến (Vercors là tên một dãy núi; nó cũng sẽ có vị trí không nhỏ trong câu chuyện của những người kháng chiến Pháp trong thời Đức Chiếm đóng). Vercors là họa sĩ thì nhiều hơn là nhà văn (chính Vercors là người vẽ ngôi sao logo của nhà xuất bản Minuit).

Ở Việt Nam sự hiện diện của Vercors chẳng phải là không phong phú, ba bản dịch khác nhau tác phẩm chính của Vercors, Le Silence de la mer:


bản Trần Phong Giao (ngoài cùng bên trái trên đây) chỉ gồm hai truyện:


bản Trịnh Huy Tiến phong phú hơn:




Còn bản của Vũ Quốc Uy (ngoài cùng bên phải trong bức ảnh) niên đại là thập niên 80.

Cũng như trong mọi câu chuyện, kể cả câu chuyện Vercors ở Việt Nam cũng có điều bất ngờ; và cũng như mọi khi, bất ngờ đó xuất hiện từ phía các tờ báo, lần này là tờ Người Việt:






NB. tất cả hình ảnh trên đây: courtesy of PTV



Julien Gracq (he hé) ở Việt Nam
Henri Bergson ở Việt Nam
Le Comte de Monte Christo ở Việt Nam (xem thêm một phần khác)
Halldór Laxness ở Việt Nam (cùng Trần Dần)
Italo Calvino ở Việt Nam
August Strindberg (tí teo) ở Việt Nam
Bohumil Hrabal (liu diu) ở Việt Nam
Claude Lévi-Strauss ở Việt Nam
Gorki ở Việt Nam
André Gide ở Việt Nam
Naipaul ở Việt Nam (như thế nào)
Istrati (gần như) ở Việt Nam
Le Vicomte de Bragelonne (Alexandre Duma) (dang dần dần) ở Việt Nam
Mario Vargas Llosa (không hẳn) ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam (cùng Bùi Giáng)
Valery Larbaud ở Việt Nam
Paul Valéry (tuyệt đối không) ở Việt Nam
Roland Barthes ở Việt Nam
Madame Bovary ở Việt Nam
Günter Grass (không có độc giả) ở Việt Nam
Joseph Roth (chẳng hề) ở Việt Nam
Marguerite Yourcenar ở Việt Nam
Albert Thibaudet ở Việt Nam
Bernard Malamud và Naguib Mahfouz ở Việt Nam
Isaac Bashevis Singer ở Việt Nam
Stefan Zweig ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Maiakovski ở Việt Nam
César Birotteau ở Việt Nam
Simenon ở Việt Nam
Dostoievski ở Việt Nam
Les Trois Mousquetaires ở Việt Nam
Guy de Maupassant ở Việt Nam
Alexandre Dumas ở Việt Nam
Jules Verne ở Việt Nam
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam
Miguel de Unamuno ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam (một khoảnh khắc: Châu đảo)
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam


1 comment:

  1. Mua sách này ở đâu vậy mọi người

    ReplyDelete