Cách mở đầu một quyển sách của Claude Lévi-Strauss luôn để lại dư vị. Câu nổi tiếng của Nhiệt đới buồn đã vậy, câu đầu tiên của Race et Culture cũng không kém cạnh: "Một nhà dân tộc học không có trách nhiệm tìm cách nói chủng tộc là gì hay không là gì" (cần phải phân biệt Race et Culture sau này và "Race et Culture" chương đầu tiên của Race et Histoire; quyển Race et Histoire thì đã có bản dịch tiếng Việt của Huyền Giang, Hội Khoa học Lịch sử ấn hành - Huyền Giang là một trong các yếu nhân của công việc dịch các sách thuộc bộ Que sais-je? của NXB PUF sang tiếng Việt).
Lévi-Strauss chống lại quan niệm của nhánh nhân học mà ông gọi là "anthropologie physique" (chẳng biết dịch là gì, "nhân học thô thiển" à?), coi chủng tộc như là một thực tế (réalité). Có lẽ Lévi-Strauss muốn bày tỏ sự phản đối với các nhà nhân chủng học theo lối Quốc xã, đo sọ người để xếp loại chủng tộc.
Quan điểm của Lévi-Strauss về chủng tộc phức tạp, nhưng có thể hiểu cái đích mà ông hướng tới chủ yếu là dung hòa khái niệm "tiến bộ" (progrès) với một chủ nghĩa tương đối về văn hóa.
Nảy sinh một điểm nữa: Lévi-Strauss có cổ súy cho "đa dạng văn hóa" không? Theo tôi biết là hoàn toàn không. Quan điểm của Lévi-Strauss còn có chỗ đặc biệt, và điều này gây tranh cãi nảy lửa, khi ông đề nghị cần phân biệt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo nghĩa đen với các thái độ bình thường, hợp thức và thậm chí không tránh khỏi. Cách nhìn này là một cách nhìn phản lý tưởng về phân biệt chủng tộc, và tất nhiên gây ra nhiều thắc mắc.
Thôi, viết mãi về Lévi-Strauss cũng mỏi tay rồi. Chỉ nói thêm là sẽ rất chi thú vị nếu đọc Nhiệt đới buồn song song với quyển tiểu thuyết Là où les tigres sont chez eux của Jean-Marie Blas de Roblès, giải thưởng Médicis năm 2008.
Đây là trích vài câu từ Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Nguyễn Duy Bình dịch) vừa in xong, chương đầu, đoạn nói về các vị thần xấu xa đối thủ của chúng ta trong cuộc đời (cũng có tí chút chủng tộc hehe):
"Còn có Filoche, thần ti tiện, thần định kiến, khinh bỉ và hận thù - thường từ nhà gác cổng thế giới loài người ló đầu ra mà kêu "Tên Mỹ bẩn thỉu, tên Ả-rập bẩn thỉu, tên Do Thái bẩn thỉu, tên Nga bẩn thỉu, tên Trung Quốc bẩn thỉu, tên Da Đen bẩn thỉu...""
Anthropologie physique có thể được dịch là "Nhân học thể chất"? Bởi Lévy-Strauss cho rằng văn hóa, trí tuệ của bất cứ thằng Mỹ, thằng Ả-rập, thằng Do Thái, thằng Nga, thằng Trung Quốc nào.. cũng chẳng dính dáng gì đến thể chất, màu da của hắn...
ReplyDeleteĐúng rồi đó, tôi nghĩ đây chính là nền tảng điều Lévi-Strauss nghĩ về chủng tộc: L-S cho rằng xét về tuyệt đối không có một tiêu chí nào khẳng định được một nền văn hóa này cao hơn một nền văn hóa khác. Mọi nền văn hóa đều "đóng góp" cho lịch sử nhân loại, như vậy là mỗi nền văn hóa, mỗi nền văn minh đều có một "régime d'historicité" (chả biết dịch là gì), từ đây mà "tiến bộ" không thể được coi là "unilinéaire".
ReplyDeleteMột điều nữa là L-S cho rằng "ethnocentrisme" chính là cái chung nhất ở mọi nền văn hóa, thành ra khi muốn đến với các nền văn hóa khác thì mỗi nền văn hóa phải tự vượt qua cái chất độc mà chính nó tạo ra cho chính nó.
Đọc các nghiên cứu dân tộc học, nhất là Marcel Mauss và khái niệm "trao tặng" (le don), tôi nghĩ rằng các nhà dân tộc học đã chỉ ra được rằng các nền văn hóa cổ, mặc cho mọi biểu hiện bề ngoài, luôn đảm bảo được tính công bằng (công bằng ở đây tôi hiểu là gần giống như hợp lý): của hồi môn rất lớn sẽ được bù đắp bằng những cái khác, quyền lực tập trung vào một vài cá nhân để đảm bảo cho cuộc sống chung của cộng đồng...
ReplyDeleteTrong khi đó tại các nền văn minh hiện đại điều này còn xa mới làm được, ví dụ nhỏ như là tham nhũng: đây là hiện tượng tuyệt đối không hồi đáp lại cho sự công bằng chung một chút nào.
Thành ra chúng ta còn kém xa các tộc người nhỏ bé và thô sơ :)
Unilinéaire có thể được dịch là "đơn tuyến" chăng? Bởi mỗi tộc người đều có đường đi, nước bước của riêng mình, điều này tạo nên cái mà Lévy-Strauss ra sức bảo vệ là sự đa dạng văn hóa. Trong Race et Culture, nhà dân tộc học này còn dùng chữ l'uniforme monotonie (sự đơn điệu nhất thể?), chữ này có vẻ như đồng nghĩa với unilinéaire...
ReplyDeleteRace et Histoire thì như vậy, nhưng Race et Culture thì L-S có các ý tưởng khác hẳn chứ nhỉ, và ngay lập tức "đa dạng văn hóa" đã được nhìn nhận khác. Chính điều này đã gây ra xì căng đan hồi năm 1971. Có thể đọc bài phân tích quan trọng của Wiktor Stoczkowski ở đây:
ReplyDeletehttp://www.scienceshumaines.com/controverse-sur-la-diversite-humaine_fr_22942.html
Em nghĩ dịch là [nhân học] "thể chất", "hình thể" hay "tự nhiên" đều được. Nhưng không phải vì cái premise của L-S mà vì cách tiếp cận vấn đề, phương pháp cũng như mối quan tâm của nhánh này quá khác với nhánh "văn hóa".
ReplyDeleteCũng chính bởi những bất đồng sâu sắc nên không thể đưa nhau ra phường hay nhờ hội phụ nữ hòa giải được. Kết cuộc đã xảy ra nhiều vụ ly dị, có chia tài sản, vào cuối thập niên 1980 ở một số đại học Anh Mỹ. Trong cùng một trường có hai phân khoa nhân chủng (gặp nhau làm ngơ).
Sau một loạt khó khăn tài chính gần đây và chắc còn nhiều lý do khác nữa, một số trường buộc hai phân khoa phải nhập lại hoặc trở thành vợ lẽ tòn ten (cưới Lịch Sử, thứ mà cả hai cùng chê bai thậm tệ ;)
Btw, bác NL biết hai môn nhân học thịnh hành và sống chung rất ư hòa thuận dưới miệt em dạo này, "Longleg Anthropology" với "Mogul Anthropology", dịch là sao không? ;))
Có phải là Nhân học chai dần và nhân học công mổ hông đại ca KV?
ReplyDelete