đến bài này là vừa tròn bốn năm, đủ 48 bài, trong bốn năm ấy chưa lần nào bị đổ trang :p
từ số tới bắt đầu đổi format
Phạm Cao Củng: một cuộc đời
Chỉ là một cuộc đời, nhưng một cuộc đời mới đáng nói làm sao. Chỉ riêng
việc Phạm Cao Củng năm nay tròn 100 tuổi đã khiến người đọc bị rơi ngay
vào một chấn động nhẹ trong cảm thức về thời gian: những đàn anh của
ông, như Phùng Bảo Thạch, như Lê Văn Siêu, những bạn bè của ông, như Lê
Tràng Kiều, rồi cả những “đàn em” của ông, như Đặng Thế Phong, như Hoàng
Quý, tất thảy đều tưởng như xa lắc xa lơ, sống ở một thời đã rất cách
quãng với chúng ta; không những thế nhiều người trong số họ đã kịp trở
thành mục từ trong từ điển hay đốm sáng trong kho tàng huyền thoại lịch
sử. Vậy mà trên bìa sau cuốn “Hồi ký Phạm Cao Củng” (Nhã Nam & NXB
Hội Nhà văn) ta đọc thấy dòng chữ ông mới viết cách đây chưa lâu:
“Florida, ngày 21 tháng 4, 2011. Cám ơn tất cả độc giả đã ái mộ thám tử
Kỳ Phát từ nhiều năm qua”.
Tiếp đến là một chấn động nữa (lần này thì hẳn là không nhẹ, đối với những ai quan tâm nhiều đến lịch sử văn hóa và văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945): văn chương, chữ nghĩa một thời hóa ra sinh động hơn nhiều so với những khái quát giản đơn về nhà văn An Nam nghèo khó (“khổ như chó”, nếu muốn mượn cách nói của nhà thơ Nguyễn Vỹ), nhà văn Việt Nam tranh đấu hay trí thức Việt Nam hào hùng. Cuốn hồi ký của Phạm Cao Củng cũng giống như một lời xác nhận rằng văn chương bình dân ở Việt Nam bao giờ cũng rất sôi nổi, hồn nhiên mà sôi nổi, nhưng rất ít khi được “văn học sử chính thống” nhìn nhận đến.
Một ví dụ: nhắc tới văn chương trinh thám của thời sơ khai là đương nhiên người ta nhắc tới Thế Lữ với loạt truyện “Lê Phong phóng viên” rất đứng đắn, nhưng không phải ai cũng “hạ cố” nhìn tới loạt truyện thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng (gần đây đã được in lại một số trong một bộ tuyển tập gồm năm quyển), trong khi nếu chỉ xét thuần túy trên bề mặt thể loại thôi thì Phạm Cao Củng mới thực tạo ra được một nhân vật thám tử hấp dẫn, đầy cá tính, “đúng chất”, và đặc biệt là rất bình dân, dựa trên khuôn mẫu Arsène Lupin và Sherlock Holmes. Ông là một cột mốc vô cùng đáng nhớ trong cái lịch sử không mấy phong phú của thể loại văn học ấy tại nước ta. Sau này, nếu có một tương đương về nhiều mặt với Phạm Cao Củng, hình như ta chỉ còn có thể nhắc tới Hoàng Hải Thủy nữa mà thôi.
Qua hồi ký này, ta biết Phạm Cao Củng còn là tác giả của vô số tác phẩm khác, trong đó có những lần ông giả giọng viết “kiếm hiệp Tàu” cực kỳ thành công, ăn khách, giúp được rất nhiều cho nhà xuất bản Mai Lĩnh. Phạm Cao Củng khẳng định số lượng tác phẩm của mình không hề kém “người hùng Lê Văn Trương”, người vẫn hay được coi là viết nhiều tác phẩm nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay. Như vậy là sau Tô Hoài và hình như cả Nguyễn Công Hoan, lại có thêm một người nữa “đòi” vị trí mà Lê Văn Trương vẫn giữ bấy nay.
Vẫn chưa hết chấn động: tôi tin rằng đọc cuốn hồi ký này của Phạm Cao Củng, rất nhiều người phải ngỡ ngàng trước một đời sống văn chương, báo chí thuở ấy, một không khí nhộn nhịp nhưng thân tình, với những con người say mê đến kỳ cục, viết hết tác phẩm này tới tác phẩm khác với thành tâm to lớn và hào hứng khó tả. Rất khác với ngày nay, khi mà nhà văn Việt Nam mãi mới viết được một cuốn tiểu thuyết rồi dừng luôn, rồi lặc lè mà “tự đóng vai chính mình” trong tư cách nhà văn.
Phạm Cao Củng, con người sinh ra ở thành phố Nam Định một thời phồn hoa đô hội ấy còn khiến tôi thấy kinh ngạc vì ông chính là mẫu người cái gì cũng làm được, một nhà văn đặc biệt nhiều tài lẻ, nhiều ngón chơi, ung dung sống cuộc đời của mình. Đấy là còn chưa nói đến rất nhiều thiên tình sử được Phạm Cao Củng gộp lại trong cả một chương sách, mang cái tên gây hồi hộp như truyện trinh thám Kỳ Phát: “Cuộc đời tình ái”.
Và sau rốt, qua cuốn sách, ta được biết rằng chính nhờ hồi nhỏ đọc sách của Phạm Cao Củng mà sau này dịch giả Phạm Tú Châu, người cháu gái của ông, đã thoải mái mà dịch “Tuyết Sơn Phi Hồ” lừng lẫy của Kim Dung, góp thêm thành quả cho các dòng văn học bên lề nhưng rất bề thế và sống động ở Việt Nam.
Tiếp đến là một chấn động nữa (lần này thì hẳn là không nhẹ, đối với những ai quan tâm nhiều đến lịch sử văn hóa và văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945): văn chương, chữ nghĩa một thời hóa ra sinh động hơn nhiều so với những khái quát giản đơn về nhà văn An Nam nghèo khó (“khổ như chó”, nếu muốn mượn cách nói của nhà thơ Nguyễn Vỹ), nhà văn Việt Nam tranh đấu hay trí thức Việt Nam hào hùng. Cuốn hồi ký của Phạm Cao Củng cũng giống như một lời xác nhận rằng văn chương bình dân ở Việt Nam bao giờ cũng rất sôi nổi, hồn nhiên mà sôi nổi, nhưng rất ít khi được “văn học sử chính thống” nhìn nhận đến.
Một ví dụ: nhắc tới văn chương trinh thám của thời sơ khai là đương nhiên người ta nhắc tới Thế Lữ với loạt truyện “Lê Phong phóng viên” rất đứng đắn, nhưng không phải ai cũng “hạ cố” nhìn tới loạt truyện thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng (gần đây đã được in lại một số trong một bộ tuyển tập gồm năm quyển), trong khi nếu chỉ xét thuần túy trên bề mặt thể loại thôi thì Phạm Cao Củng mới thực tạo ra được một nhân vật thám tử hấp dẫn, đầy cá tính, “đúng chất”, và đặc biệt là rất bình dân, dựa trên khuôn mẫu Arsène Lupin và Sherlock Holmes. Ông là một cột mốc vô cùng đáng nhớ trong cái lịch sử không mấy phong phú của thể loại văn học ấy tại nước ta. Sau này, nếu có một tương đương về nhiều mặt với Phạm Cao Củng, hình như ta chỉ còn có thể nhắc tới Hoàng Hải Thủy nữa mà thôi.
Qua hồi ký này, ta biết Phạm Cao Củng còn là tác giả của vô số tác phẩm khác, trong đó có những lần ông giả giọng viết “kiếm hiệp Tàu” cực kỳ thành công, ăn khách, giúp được rất nhiều cho nhà xuất bản Mai Lĩnh. Phạm Cao Củng khẳng định số lượng tác phẩm của mình không hề kém “người hùng Lê Văn Trương”, người vẫn hay được coi là viết nhiều tác phẩm nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay. Như vậy là sau Tô Hoài và hình như cả Nguyễn Công Hoan, lại có thêm một người nữa “đòi” vị trí mà Lê Văn Trương vẫn giữ bấy nay.
Vẫn chưa hết chấn động: tôi tin rằng đọc cuốn hồi ký này của Phạm Cao Củng, rất nhiều người phải ngỡ ngàng trước một đời sống văn chương, báo chí thuở ấy, một không khí nhộn nhịp nhưng thân tình, với những con người say mê đến kỳ cục, viết hết tác phẩm này tới tác phẩm khác với thành tâm to lớn và hào hứng khó tả. Rất khác với ngày nay, khi mà nhà văn Việt Nam mãi mới viết được một cuốn tiểu thuyết rồi dừng luôn, rồi lặc lè mà “tự đóng vai chính mình” trong tư cách nhà văn.
Phạm Cao Củng, con người sinh ra ở thành phố Nam Định một thời phồn hoa đô hội ấy còn khiến tôi thấy kinh ngạc vì ông chính là mẫu người cái gì cũng làm được, một nhà văn đặc biệt nhiều tài lẻ, nhiều ngón chơi, ung dung sống cuộc đời của mình. Đấy là còn chưa nói đến rất nhiều thiên tình sử được Phạm Cao Củng gộp lại trong cả một chương sách, mang cái tên gây hồi hộp như truyện trinh thám Kỳ Phát: “Cuộc đời tình ái”.
Và sau rốt, qua cuốn sách, ta được biết rằng chính nhờ hồi nhỏ đọc sách của Phạm Cao Củng mà sau này dịch giả Phạm Tú Châu, người cháu gái của ông, đã thoải mái mà dịch “Tuyết Sơn Phi Hồ” lừng lẫy của Kim Dung, góp thêm thành quả cho các dòng văn học bên lề nhưng rất bề thế và sống động ở Việt Nam.
Nhị Linh
Hỏi bác NL chút.
ReplyDeleteTrong phần nói đầu cuốn Bình Nguyên Lộc truyện ngắn (NXB Trẻ)có đoạn rằng Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh và Lê Văn Trương là ba nhà văn sáng tác nhiều nhất cả nước (Hình như dẫn lời Nguiễn Ngu Í), giờ bác NL đưa ra list khác gồm Nguyễn Công Hoan, Phạm Cao Củng và Lê Văn Trương là sao? Cái nào đúng, hay hai danh sách dựa trên những tiêu chí khác nhau?
tôi có "đưa ra một list khác" đâu, mà ở đây nhân tiện Phạm Cao Củng tự nhận mình không thua kém Lê Văn Trương về số lượng tác phẩm thì tôi liên hệ trước hết tới Tô Hoài, từng có lần đòi được coi là người nhiều tác phẩm nhất (tức là hơn Lê Văn Trương), rồi cũng có lần Nguyễn Công Hoan (nếu tôi nhớ không nhầm thì là qua lời Lê Thị Đức Hạnh) cũng nói trước 1945 ông nhiều tác phẩm không kém Lê Văn Trương, nghĩa là phạm vi ở đây là những người tự so sánh mình với Lê Văn Trương, còn thì NXB Trẻ hẳn có lý của họ khi xếp Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh ngang với Lê Văn Trương, theo một tiêu chí hẳn khách quan hơn
ReplyDeleteem có thắc mắc là cụm "tiểu thuyết 3 xu" là khởi đầu từ thời các tập truyện kiếm hiệp của Phạm Cao Củng hay là đã có trước đó rồi?
ReplyDeletetheo như kiểu nói của PCC trong sách thì người đọc rất dễ hiểu PCC là người khai sinh cho thể loại "tiểu thuyết ba xu", nhưng điều này thì khó chắc lắm, rất có thể là không phải
ReplyDeleteHồi ký PCC không biết có bị cắt xén gì không mà tôi thấy khá lễnh loãng. Cụ thể là có những khoảng thời gian rất dài mà ông chỉ mô tả lơ thơ vài chi tiết.
ReplyDeleteĐoạn viết về thuật thôi miên lý thú quá. Bạn Nhị xem có chỗ nào có sách tự luyện không nhỉ
Mà truyện về Kỳ Phát không thấy in đã đành mà bản e-book cũng hoàn toàn vắng bóng mới lạ chứ.
tôi lại thấy viết như thế tương hợp rất rõ với kiểu ông ấy đấy chứ, tôi không rõ lắm nhưng chắc chẳng cắt gì đâu, nếu không mấy đoạn dính dáng tới Ngô Đình Diệm đã chẳng còn rồi
ReplyDeleteKỳ Phát có in lại 5 tập đấy, giờ bác chạy ra chỗ nhà sách Nguyễn Văn Cừ chỗ NXB Lao động ở Giảng Võ là mua được, rẻ thối :p, có cả "Vết tay trên trần", "Đám cưới của Kỳ Phát" vân vân
1. Mấy đoạn Thánh tổ cộng sản , rồi suy đoán khi nào đảng CS sụp đổ cũng đâu có bị cắt .
ReplyDelete2. Chi tiết khi sang Mỹ, PCC được đề nghị viết truyện tình dục hé lộ xuất xứ cụ thể của những Cô giáo Thảo, 7 đêm khoái lạc , ... liệu có khi nào văn học sử chính thống nhìn nhận đến thể loại này ?
3. Trang 301 : " Anh Thành còn đưa chúng tôi lại nhà anh Thanh Châu ( còn có bút hiệu Jean Leiba ) viết nhiều truyện ngắn trong tiểu thuyết thứ 7 ( VĐL làm chủ bút) nhưng anh Châu đi vắng". Chắc vì không gặp được anh Châu nên PCC không biết là Jean Leiba đã tạ thế từ trước 1945
4. “ Liệu tôi có đủ can đảm giữ ghìn để khỏi hạ cấp việc viết hồi ký thành một toan tính mông má lý lịch hoặc tự tố điêu thành tích nhằm đánh bóng thương hiệu ? Vào giai đoạn hiện tại, tôi tự xét chưa đủ bản lĩnh miễn dịch cám dỗ ma quỷ ấy .” ( Lê Đạt)
Thưa ông Nhị Linh,
ReplyDeleteMuốn có những tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Cũng thì mua ở đâu.
Tân
tankhoa13@gmail.com
Thưa ông, trên đây tôi có nói nếu ở HN thì có thể đến hiệu sách Nguyễn Văn Cừ ở chỗ nxb Lao Động trên phố Giảng Võ, mới đây tôi thấy còn nhiều bộ Phạm Cao Củng bày ở đó.
ReplyDelete