Jul 5, 2013

Văn học miền Nam: Nguyên Sa Trần Bích Lan

theo yêu cầu của độc giả

Nguyên Sa Trần Bích Lan có tác phẩm hết sức đa dạng. Ông từng học bên Pháp, trung học Provins (trước đây có lần tôi ở mấy ngày gần đó, có ghé qua trường này chơi), sau lên Paris học Sorbonne rồi về Sài Gòn khi còn rất trẻ.

Nguyên Sa trong mảng triết học:



Nguyên Sa nhà giáo, sách giáo khoa:


Nguyên Sa nhà phê bình văn học:


Nguyên Sa còn viết cả văn xuôi:


Cũng như tuyệt đại đa số nhà văn thời ấy, Nguyên Sa Trần Bích Lan còn rất tích cực tham gia các tờ tạp chí. Quan trọng hơn cả ở phương diện này là tờ Hiện Đại, lục sách mới nhớ tôi đã cho mượn mất, chỉ xin nói rằng ở bìa sau số Hiện Đại nào cũng có một bài của Nguyên Sa bình luận đủ thứ.

Còn đây là Nguyên Sa trên tờ Trình Bầy, đăng phơi-ơ-tông tác phẩm Đông du ký trên đây:



Tất nhiên, Nguyên Sa chủ yếu vẫn là một nhà thơ:




Những sách vở trên đây hiện không còn dễ kiếm bằng những quyển như thế này:




13 comments:

  1. 1.
    Mùa Xuân năm đó, tôi sang chơi LA. Vừa đến nới, thằng bạn cũ từ thời "để chỏm" chở thẳng ra nghĩa trang nới nhà thơ NS an nghỉ. Ngôi mộ còn tươi mát, mới độ một tháng thôi, với vòng hoa tươi. Thằng bạn nói "bà Lan ngày nào cũng ra thăm mộ...". Có lẽ ai yêu thơ NS cũng biết bà Trần Bích Lan là "Nga" trong thơ NS và biết luôn giữa hai người là mối tình gắn bó hiếm có của thời nay. Quả nhà thơ phải tự tin lắm về mối tình giữa mình và "Nga" mới viết lên những câu thơ không thể thân thiết hơn:
    ... Hôm nay Nga buồn như con chó ốm
    Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
    Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình...

    Chắc nhiều người đã nghĩ, hẳn hai người đã yêu nhau lâu lắm rồi:
    ... Tôi đã gặp em từ bao giờ
    Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
    Kể từ gió thổi trong vừng tóc
    Hay lúc thu về cánh nhạn kia?
    ("Tương Tư")

    Quả là như thế. Thời còn học sinh, thằng bạn thân, cháu của "cô Lan", có lần kể: ... lúc 17 tuổi, chàng công tử phố Hàng Đào (?) đi Pháp học không lâu,"cô Lan" nhất định "ăn vạ" đòi đi sang đấy, cuối cùng gia đình phải bán một căn nhà ở Hà Nội, để lấy tiền cho cô đi... Hai người lấy nhau bên Pháp...

    2.
    Trong tương quan với nên văn nghệ miền Nam, 1954-75, NS luôn luôn có chỗ đứng riêng biệt, không thuộc "trường phái", nhóm nhiếc nào, nhưng ông rất sớm có chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu thơ, đặc biệt giới trẻ. Khác hẳn những văn nghệ sĩ cùng thời, ông không đàn đúm, la cà phòng trà, quán rượu... đến nỗi Công Tử Hà Đông có lần viết đại ý "Nguyên Sa là típ cơm nhà quà vợ (chân chỉ hạt bột)...".

    Có một lối giải thích là NS là người có nhiều trách nhiệm để chu toàn, ngoài vợ con còn cả đám em đông đảo... Điều này chắc chắn có đúng, vì ông phải được coi là người chồng, người cha, người anh, ngưòi chú v.v. gương mẫu. Nhưng sự thật vẫn chưa đủ, ông còn là nhà giáo môn Triết giỏi có tiếng, một người viết báo đầy nhiệt huyết và nhà kinh doanh thành công (chủ hai trường Trung Học tư rất "ăn khách"). Những điều nay ai cũng biết, nhưng ít người biết hoặc để ý là thời trẻ - dưới thời TT NĐD - ông có hoạt động chính trị khá tích cực (như một cụ "đồng chí" của ông kể tôi nghe sau này). Nói chung, ông còn là một công dân gương mầu, tình nguyện đí lính khi "đất nước cần đến" (cuộc đời quân ngũ được ông kể lại qua cuốn bút ký "Những/vài ngày làm việc ở Chung sự vụ"...).

    3.
    Thế nhưng, trưóc và trên hết, cả đời ông nặng tình với thơ - dĩ nhiên, không "nặng tình" thì đã chẳng có "thơ NS" - và với nghề cầm bút. Và, không những "chỉ" làm thơ, theo những người bạn ở Mỹ từng đồng hành với ông một thời gian dài trong đòi lưu vong - ông luôn luôn tìm tòi phương cách đổi mới thơ Lục Bát của Việt Nam. Hẳn con ngưòi "triết" trong ông đã giúp ông nhiều cũng như thúc đẩy ông làm công việc "tư tưởng" này. "Ông mất lúc vừa chuẩn bị xong suôi cho ra một tạp chí thời sự & văn nghệ", bạn tôi cho biết. Tôi tin nếu không mất đi, tờ báo được ra đời, sẽ gây ảnh hưởng lớn, vì ông là người biết làm việc, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao. (lv)

    ReplyDelete
    Replies
    1. nói tóm lại, NS thuộc kiểu nhà văn rất khó viết tiểu sử :p

      Delete
    2. Dân Sài Gòn ngày xưa sẽ nói: "ông nhà văn này quá... ngầu" :D

      Delete
    3. Năm 1998, văn học miền Nam chịu ba cái tang lớn. Mai Thảo mất trước NS khoảng ba tháng, tháng Một, 1998 - cũng chôn cùng nghĩa trang như NS - tháng 10 đến lượt Bùi Giáng ra đi. Từ dạo ấy, tôi bắt đầu chú ý đến văn học VN trở lại, cả VN nói chung.

      Delete
    4. thế trước đó bác quan tâm đến gì :p

      Delete
    5. Trước đó tìm cách... không quan tâm đến nó :p

      Delete
    6. Trần Bích Lan là tên thật của Nguyên Sa.Còn "Nga" là Trịnh Thúy Nga, vợ Nguyên Sa.

      Delete
    7. Những chuyện lặt vặt có khi trở thành quan trọng nếu một ngày có người viết tiểu sử toàn bộ của nhà thơ?

      Tôi vẫn cứ ngỡ tên của "cô Lan" là Trịnh Thị Nga ("i" ngắn), nhưng họ Trịnh là chắc chắn đúng. Không phải Trịnh "thường", mà là "Trịnh Nguyễn phân tranh" (chúa Trịnh).

      Người miền Bắc tránh gọi "tên tục" khi người con gái đã có chồng và hình như không thích dùng "dì" để gọi em gái của mẹ (chắc sợ hiểu lầm là "dì ghẻ", "thứ thất"). Do đó, lần tôi ngồi trên gác xép của thằng bạn, thấy một người phụ nữ trẻ, tóc dài, áo lụa Thái Lan (Sài Gòn làm gì có lụa Hà Đông!) đi vào nhà, nhướng mắt hỏi thằng bạn, nó trả lời gọn lỏn: "cô Lan". Cả năm sau tôi mới vỡ lẽ ra đó là "dì" Nga, nhưng bây giờ vẫn chỉ có "bà Lan"...

      Người Việt ta vẫn còn sự kính trọng "văn nhân", nhất là "thi sĩ", nghĩ họ là khác "người thường". Điều này chưa chắc đã sai, nhưng chắc chắn không luôn luôn đúng. Tôi muốn nói đến tương quan của nhà thơ NS đối với những nghĩa vụ bình thường của người đàn ông... Trong bài thơ "Paris" (rất không đặc biệt) có những câu:
      "... mỗi lần nghe Paris hỏi tôi:
      tại sao anh về
      tại sao anh không ở?…

      Nhưng dòng máu không thể chảy ngoài huyết quản
      dù tôi yêu Paris hơn một người bạn yêu một người bạn
      hơn một người yêu yêu một người yêu..."

      Coi như Nguyên Sa đã trả lời chung cho những chàng trai trẻ tuổi, du học Pháp thời đất nước chia hai, máu văn nghệ đầy mình. Có những người đã về như NS, Hoàng Anh Tuấn ("Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội") hoặc ở lại quê người như Lê Mộng Nguyên ("Trăng mờ bên suối") hay Lê Trạch Lựu ("Em tôi")... nhưng những bản nhạc của họ đã về thay và có mặt trên khắp miền đất nước cho đến bây giờ ...

      Delete
    8. Tôi có chữ ký của thầy Trần Bích Lan và cô hiệu trưởng Trịnh Thúy Nga trong học bạ, Nhị Linh có thích thì tôi scan gửi cho.

      Delete
    9. dạ có, cám ơn TS nhiều :p

      Delete
    10. Trường Văn Học bây giờ thành cái nhà gì nhỉ?

      Delete
    11. Có ai học Văn Khôi năm 1973-74-75 không?

      Delete
  2. Thanks very nice blog!

    ReplyDelete