Jan 19, 2016

một quyển sách

một quyển sách rất bình thường thôi, nhưng nó làm tôi nghĩ đến bao nhiêu điều

một quyển sách cũ sì, chẳng có gì đặc biệt:



(dường như đây là ấn bản đầu, 1935)

nó làm tôi nghĩ đến Paul Hazard và người đồng chí thân thiết của Hazard, người mang cái tên còn kỳ quái hơn nhiều: Fernand Baldersperger; về họ, tôi từng viết một nghiên cứu, cách đây đã lâu; giờ mới nhớ ra, tất tật vô thiên lủng những viết lách của tôi, mà tôi xếp vào loại "érudit" hay "universitaire" chắc đều chỉ có chừng vài chục người đọc là cùng; Hazard hoặc Baldersperger từng viết một thiên khảo luận về Goethe và nước Pháp

bìa sau của nó dày đặc những giới thiệu loại sách rất đặc thù làm ra cho sinh viên đọc, loại "con người và tác phẩm" vô cùng nổi tiếng vân vân và vân vân:


như thế cũng đã đáng nói, nhưng thế này mới kinh:


các bác đọc được cái tên ghi trên gáy, phía bên dưới không?

Cao Văn Luận đấy

trên đời từng có một người tên là Cao Văn Luận ư?
(công nhận câu hỏi tu từ này hơi ngớ ngẩn thật)

đoạn kể về sân bay Paris trong cuốn sách Bên giòng lịch sử của linh mục Cao Văn Luận cực kỳ hấp dẫn, chắc nhiều người còn nhớ

(nhân tiện đây, tôi tranh thủ kiếm chác hehe: Bên giòng lịch sử mà tôi có hơi xấu, có bác nào nhã ý giúp tôi thay một quyển khác đẹp hơn không?)

một quyển sách lại dắt dây suy nghĩ sang một quyển khác:


đây là một nghiên cứu tuyệt vời của Maurice Durand, chính là ân nhân về mặt sách vở của Nguyễn Văn Huyên thời khói lửa

về Durand xem thêm ở đây

từ nghiên cứu của Durand cho tới cái có thể tính là gần đây nhất:


trong quyển này, có tên một người quen cũ của tôi, un vieux pote:


rất nhiều năm đã trôi qua

và khi Jacques Dournes (nhân vật mà tôi, cùng vài người nữa, nghĩ là còn khổng lồ hơn Georges Condominas) vừa mới xuất hiện trở lại:


(về Jacques Dournes, xem thêm ở đâyở đây)

thì tôi nghĩ đã tới lúc có những suy nghĩ dài hơi hơn, nghiêm túc hơn

mới gần đây, tôi nói đến chuyện người Mỹ không hiểu được Việt Nam, các nghiên cứu của Mỹ về Việt Nam không mấy có giá trị; giờ tôi muốn nói rõ hơn và mở rộng hơn: tình hình không chỉ như vậy ở phía ấy, ngay Viễn Đông Bác cổ cũng tụt dốc khủng khiếp; theo tôi, công trình lớn cuối cùng của Viễn Đông Bác cổ là Histoire d'Hanoï của Philippe Papin, nhưng ngay cả cuốn sách lớn của Papin cũng chỉ có một mérite duy nhất là chương về giai đoạn 1946-1954, và ngay ở chương xuất sắc nhất ấy, Papin cũng đã không thực sự tìm kiếm, như một nhà nghiên cứu đích thực; nhìn lại Jacques Dournes hay Louis Finot hay Georges Coèdes, hoặc các đồng nghiệp người Việt Nam tại Viễn Đông Bác cổ của họ, các phụ tá như Nguyễn Văn Tố hay Nguyễn Văn Khoan, và nhất là Nguyễn Văn Huyên, các thế hệ gần đây của Viễn Đông Bác cổ kém quá xa; tôi hiểu, sự kém xa này không phải vì họ không có các bậc tiền bối lỗi lạc, mà chính ở chỗ họ quá núp bóng các tiền bối lỗi lạc mà không thực sự ý thức được sứ mệnh của mình là lật đổ những tiền bối ấy

mà Viễn Đông Bác cổ chính là mảng khá nhất rồi; Mỹ hoặc, nhất là, ba trung tâm lớn nhất về Việt Nam học (ai cũng hiểu ngay là tôi muốn nói gì), còn tệ hại hơn nhiều; tôi nhìn các nhà "Việt Nam học" công kênh Vũ Trọng Phụng lên, và hiện nay, thế vào chỗ đó, là Nhã Ca, thì tôi hiểu mức độ bi thảm đã lớn đến thế nào

tôi không nghi ngờ người nước ngoài làm được rất nhiều trong nghiên cứu Việt Nam, tôi vô cùng ngưỡng mộ Pierre Gourou (mà tôi thấy là không hề kém so với Claude Lévi-Strauss), tôi cũng vô cùng ngưỡng mộ Maurice Durand và một số thành viên Viễn Đông Bác cổ, nhưng tôi luôn luôn nghĩ, người nước ngoài sẽ giải quyết một số vấn đề, nhưng là những vấn đề phụ, chỉ người Việt Nam mới làm được một điều then chốt: nhìn ra tính chất Việt Nam; không ai giúp cho được đâu, nhất là đừng trông mong từ Nhật Bản

tôi vô cùng khinh bỉ chủ nghĩa quốc gia, nhưng những gì tôi đang thể hiện thế nào cũng bị coi là nhuốm màu chủ nghĩa quốc gia; nhưng đó chính xác là một nghịch lý, mà mọi thứ gì muốn làm được, trước hết đều phải dựa trên những nghịch lý bị đẩy đến mức phi lý

thêm một quyển sách nữa, thuộc vào mảng luôn luôn bị thiếu vắng, bị bỏ qua, bị coi nhẹ trong mọi nghiên cứu về Việt Nam:



7 comments:

  1. Cuốn của Durand mà NL dẫn ở trên khá thường mà. Chỉ quí ở những tấm ảnh của khu đền Gềnh mà thôi. Mà cái đó, lại là của thợ ảnh, không phải của Durand.

    ReplyDelete
  2. hì, đối với một chuyên gia đúng mảng này như bác thì quyển của Durand đâu có ý nghĩa gì mấy

    thôi vài hôm nữa nói sang chuyện Nhật Bản thú vị hơn, theo em Dương Bá Trạc nắm giữ rất nhiều điều hay

    ReplyDelete
  3. Xứ Jorai xuất bản chưa anh ? Em có 2 bản Bên giòng ... đó ! Hehe..

    ReplyDelete
  4. mai kia là chắc bán rồi

    mang ngay bản đẹp BGLS đến đi, nhanhhhhh :p

    ReplyDelete
  5. Ông ơi, tổng kết "Việt Nam học của Pháp"...đê :(

    ReplyDelete
  6. "tính chất Việt Nam", do we have this one? Please speak up!

    ;-) (-;
    (-; :-)

    ReplyDelete