Antonio Tabucchi là nhân vật tạo ra một văn chương tương đối tầm thường, nhưng sự tầm thường ấy ở Tabucchi, rất kỳ lạ, tan biến hoàn toàn những khi nào Tabucchi bàn đến Pessoa
dẫu cũng rất dị ứng với các hình ảnh, ở trường hợp Tabucchi-Pessoa tôi thấy cần miêu tả một hình ảnh theo tôi là thích ứng, ít nhất là trên một bình diện không nhỏ
văn chương của Antonio Tabucchi là một dòng suối nhỏ; một dòng nước chảy rất dễ quẩn quanh, và một dòng nước rất dễ ứ đọng, tự phá hỏng đi tinh chất nước của nó, nhất là rất dễ trở nên tạp; nhưng Pessoa giống như một đại dương, mà dòng suối Tabucchi (rốt cuộc) cũng tìm được đường đến, để hòa mình vào: một điều đúng là một điều thoát đi khỏi sự tầm thường chung
[người Pháp đặc biệt mê Pessoa, và một khi các văn nhân Pháp đã mê một ai đó, những gì họ viết ra, không ai đọc hết nổi đâu: Vargas Llosa từng xác nhận chẳng ai trên đời đủ sức đọc hết corpus liên quan đến Victor Hugo (xem ở kia); cuốn sách trên đây là những gì Tabucchi giảng tại Pháp vào năm 1994; trong tiếng Pháp cũng có những gì nổi bật nhất mà người ta từng bàn về Pessoa trong các thứ tiếng khác, xem một ví dụ ở kia]
ngoài cuốn sách trên đây, trong lĩnh vực Tabucchi bàn về Pessoa tôi quẳng đâu mất cuốn sách Tabucchi viết về ba ngày cuối đời của Fernando Pessoa, trong đó, trên giường bệnh, Pessoa tiếp các hétéronyme của mình đến thăm (tại sao trong tiếng Việt người ta lại gọi "hétéronyme" là "dị danh" nhỉ? chẳng có gì đúng hết: không có dị danh nào cả, mà ở Pessoa, đó là sự thả tự do cho những người khác trú ngụ bên trong Pessoa; Pessoa đã bịa ra các nhân vật đó ư? không có chuyện ấy đâu)
trong cuốn sách về ba ngày cuối đời của Pessoa, Tabucchi nói đến bài thơ "Hiệu thuốc lá", và gọi đó là bài thơ tuyệt diệu nhất trên đời; đúng thế, đó là bài thơ dài viết một mạch xong luôn, nó là cả một thế giới rộng lớn, nó gợi nhớ ngay lập tức cả Blake, Yeats lẫn Keats, và nhất là nó làm người ta nghĩ Whitman, thần tượng thời tuổi trẻ của Pessoa, đã quay trở lại hóa thân vào con người kỳ lạ mang cái tên nghĩa là "chẳng ai cả" đấy, một cái tên đã nói lên gần như mọi thứ; một thần tượng khác của Pessoa chính là Amiel (đương nhiên: Amiel cũng là người nuôi ở trong mình rất nhiều người khác nhau)
ngay ở đầu cuốn sách về "nỗi hoài nhớ điều có thể", Tabucchi bàn đến các "hétéronyme" của Pessoa - không ai bàn đến Pessoa mà không phải suy nghĩ về vấn đề này - điều độc đáo của Tabucchi nằm ở chỗ đặt điều đó vào trong một truyền thống lơ lửng của bóng ma người khác trong thơ ca phương Tây (đồng thời phản đối cách cắt nghĩa Pessoa của Roman Jakobson; hồi trẻ, Foucault cũng rất sớm phản đối khái niệm "meta-language" của Jakobson), được thể hiện ngắn gọn nhất và trực tiếp nhất, nhưng cũng khó hiểu nhất, bởi Rimbaud: "Je est un autre"; vấn đề này không thể được giải thích bằng hiện tượng thật ra rất nghèo nàn mà lý thuyết văn học đặt ra, "polyphony"
một vài nhà văn tạo ra, rất riêng, cả một thế giới, mà để đi vào, ta chẳng có cách nào khác ngoài thực sự phiêu lưu, theo đầy đủ mọi nghĩa của từ này; mọi thế giới văn chương lớn nhất đều có dòng chữ ghi ở cửa vào: kể từ đây, mọi niềm hy vọng phải vứt bỏ; không được mang theo gì hết, kể cả một cái đèn pin, có như vậy ta mới có thể đi thực sự sâu vào thế giới của Kafka, Proust hay Pessoa
thế giới của Pessoa, khi thực sự đã đi được vào, bao nhiêu lần ta không khỏi rùng mình, dẫu cho tưởng là đã quen được đến mức độ nào, khi một xoáy lốc bỗng chốc hiện ra, đe dọa, không xót thương, không quan tâm, cái thế giới xoáy lốc lại càng phức tạp hơn nữa bởi vì mỗi "hétéronyme" lại có một lãnh thổ riêng, có những lúc các bình diện song song với nhau, nhưng cũng có những khi chúng cắt nhau, lẫn vào nhau, tất tật tạo thành một xoáy lốc chung khổng lồ; ai không cảm thấy chóng mặt khi thực sự đọc Pessoa? (chóng mặt nghĩa là gì? xem L'Insoutenable légèreté de l'être của Milan Kundera - thật ra, cụm từ này cũng đã xuất hiện trong Nhật ký của Amiel)
nhưng đồng thời với đó, lại là cái cảm giác như thể là hư không, cái cảm giác mà Charles Simic từng miêu tả rất chính xác, đẹp một cách thuần khiết trong hai câu thơ đại ý nghe thấy xung quanh mình sự im lặng viết nhật ký trong tiếng sột soạt của ngòi bút chạy trên giấy; sự bất động còn ghê gớm hơn xoáy lốc: đặc biệt trong Livro de desassossego, liên tục là ánh mắt nhìn xuyên qua người khác; đối với Pessoa (và một số ít người khác), nhìn nghĩa là nghĩ
sau khi đã nhiều lần lặn vào rồi trở ra (với rất nhiều xây xước, tất nhiên) thế giới của Pessoa, tôi bỗng tự giải thích được tại sao có một nhân vật người Việt Nam lại có thể thô bỉ và hủi lậu đến mức kỳ lạ như thế; tôi không lạ với sự đê tiện của con người, nhưng nhân vật kia lắm lúc vẫn làm tôi thấy ngạc nhiên: tôi hiểu ra, chính là vì nhân vật đó từng giả vờ là mình hâm mộ Pessoa; nhưng Pessoa thì cũng là Kafka mà thôi, đó chính là những tường chắn đầy nhạo báng, những cám dỗ ghê người, giống như mồi nhử cho những trò bắt chước thô lậu - thế giới là gì? là những phản chiếu (Martin Heidegger), trong đó các thế giới văn chương như của Kafka hay Pessoa giống như kính chiếu yêu, ai có gì soi vào đó sẽ lộ ra những điều che giấu sâu kín nhất
khi ở Praha, tôi thấy bầu không khí vẫn đậm hình ảnh nụ cười mỉa mai mệt mỏi của Kafka, không tan biến mà cứ ở lại đó mãi, chứng kiến, thậm chí kích động, rất nhiều điều của thế giới này
nhân vật kia, giờ vẫn ngày ngày tích cực thể hiện lòng chính trực, mặc dù từng làm những điều rất đáng ghê tởm, không làm gì khác ngoài dựng ra tấm màn ảo tưởng để che đi sự mọt ruỗng ở bên trong, cái đống đê tiện hình người có thêm bộ ria ấy, một sự mục nát càng thê thảm hơn, sau kỳ vờ vịt xớ rớ đến thế giới của Pessoa
Vargas Llosa về Flaubert
Nhân vật người Việt Nam ấy là ai?
ReplyDeletemột trong những lãnh tụ của công cuộc tán nhảm xung quanh tổng thống
ReplyDeleteVHL? http://ngthanhhien.freevnn.com/wp/tho/tho-fernando-pessoa-2/?i=1
DeleteNhưng VHL có tán nhiều về tổng thống đâu? Am I missing something here?
Kể ra cũng khó để tìm lãnh tụ vụ tán nhảm này bởi ai cũng là một chuyên gia về mọi thứ Mỹ: Me tây sống ở bển, bà mẹ VN đá con vào Harvard, nhà thơ huhu, nhà văn tôi chỉ đọc kanapro, gs ngôn ngữ, GS Toán, nhà báo, họa sỹ, bystander ad infinitum.
Tất cả tại thằng Mark. Thế quái nào mà fb của nó lại hợp với cái tendency tôi-cần-phải-có-ý-kiến của vnmese (ok, we are not alone) vậy chứ.
Anh ơi sách người ta còn chẳng có mà đọc sao anh lại quẳng đâu mất đi ạ
ReplyDeletethì kệ người ta đi
ReplyDelete