khó nhất trên đời không phải là nghĩ, mà khó nhất là không nghĩ: để chế nhạo Descartes, Paul Valéry bảo: "Có đôi khi tôi nghĩ, và có đôi khi tôi sống": khi nghĩ, ta không sống, ta chỉ sống khi không nghĩ; điều này dẫn tới hệ quả là trên đời gần như không có ai sống hết cả, ai nấy đều cố công cố sức mà nghĩ, dành lại phần sống cho một lũ điên
những suy nghĩ kiểu như thế này hay xuất hiện ở những khoảng đứt đoạn của cuộc đời; nó hay đến với tôi nhất những lúc đang đứng úp mặt vào bồn cầu, trong một nhà vệ sinh công cộng của một tòa nhà nào đó
vẫn Valéry: "Tôi càng suy nghĩ, thế cho nên tôi lại càng suy nghĩ"; nói tóm lại, chẳng có gì là tôi suy nghĩ thế cho nên tôi tồn tại; chỉ có điều gần như không có cách nào để nghĩ được là tôi đang không nghĩ, vì nghĩ là không nghĩ thì cũng đã là nghĩ rồi; thấy chưa, có hiểu không? khó lắm, chẳng hề đơn giản dễ xơi đâu
dẫu cho ta mất cảm tình với cái thành phố Hà Nội đến đâu thì cũng phải công nhận hiện giờ các thể loại nhà vệ sinh công cộng đã khá hơn xưa rất nhiều; nhà vệ sinh công cộng ở Bờ Hồ hay Cửa Nam xưa kia, lúc nào cấp bách quá không tránh nổi mà phải vào, lần nào cũng là một trải nghiệm địa ngục; giờ đây có vẻ cũng đã biến mất dần những nhà vệ sinh bắc máng cao chừng sáu bảy mươi phân tính từ mặt đất chạy vòng quanh hai mặt tường, có những nơi ba mặt tường, đứng lố nhố những đàn ông, ông nào ông ấy mặt căng thẳng và gần như đều ngậm lệch một điếu thuốc, thỉnh thoảng đầu lại gục gặc cho tàn thuốc rơi, vì lấy đâu ra tay nào để làm việc ấy nữa; nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội bây giờ chủ yếu gồm các bồn tiểu bằng sứ trắng muốt, nhiều nơi chắc hẳn sẽ khiến Marcel Duchamp nhìn thấy phải khóc thút thít vì liệu chừng không thể gỡ ra được, lại quá to, chạy suốt từ tầm ngang ngực đến tận sàn nhà
nước chảy róc rách là một điều kiện thuận lợi khủng khiếp cho những suy tư lóe sáng; đâu phải ngẫu nhiên mà Đạo giáo, Lão Trang tự đồng hóa với nước như thế: nếu không có nước chảy, nhân loại sẽ chỉ gồm rặt một đám thô lậu với toàn những suy nghĩ không cao quá mặt đất tám mươi phân
nước chảy làm con người ta mơ mộng; Hölderlin: "Người mộng là thần linh, kẻ nghĩ là tên ăn mày", hình như cũng chính Hölderlin thấy được rằng nước chính là lửa ở trạng thái ướt; cũng không cần phải quá chính xác, khi mà ta đứng úp mặt vào một cái bồn cầu
nhưng tôi đã phát hiện một ông ranh con chừng ba tuổi đang hoạt động ở bồn bên cạnh; ông ta tụt quần hở một nửa mông và đang thao tác có vẻ đúng quy trình lắm, nhưng tệ hại là tôi bắt gặp ánh mắt ông ta cứ tò mò tia sang phía tôi
đây là một trong những tình huống gây bực mình nhất trong cuộc sống cộng đồng; ngày xưa tại các nhà vệ sinh công cộng Bờ Hồ hay Cửa Nam, không chỉ ta phải nín thở tối đa, mà ta còn phải hết sức đề phòng từ một góc tăm tối nào đó một thằng cha pê đê trốn sẵn sà tới thả lời ong bướm; thế mà người ta cứ bảo dưới chế độ xã hội chủ nghĩa không tồn tại các hiện tượng biến thái tình dục, phải công nhận rằng tuyên truyền chỉ thuần là giả dối mà thôi
bị cắt đứt khỏi một cơn mơ mộng, thiếu điều vì không kìm chế nổi tôi đã quay sang tưới cho ông ranh con kia ướt từ đầu đến chân
rất may vì giữa suy nghĩ và hành động luôn luôn, ở những con người văn minh, có một yếu tố mà người ta gọi là "trì hoãn" (vậy cho nên, một người văn minh, một người nhiều học vấn thường sẽ rất kém trong các công việc như là múc nhau: trong lúc toàn bộ hiểu biết của họ vận hành để tính toán cú đánh nên như thế nào thì mới đạt hiệu quả tối đa, cần chọn góc nào để tấn công, nên xác định lực đánh bao nhiêu thì chuẩn, thì kẻ thù, vốn chẳng hề biết ưu tư, đã kịp cho anh ta nằm lăn quay ra đất rồi): quyết định chính là một trong các sự kiện gay cấn nhất, điều này rất dễ hiểu, có phải không? sự bắt đầu là một điều thăm thẳm khó hiểu, có hiểu không? nếu hiểu được cần phải đặt tầm quan trọng vào sự bắt đầu, thì tức là đã bắt đầu có thể thoát khỏi những mối quan hệ nhân-quả lừng danh mà bao nhiêu thế kỷ người ta dùng để giải thích cho mọi thứ; nhưng nhân-quả là một bình diện quá thô sơ, và thường giải thích lệch mất điều quan trọng nhất
một vận động viên chuẩn bị lao xuống nước trong cuộc thi bơi: như một cái lò xo, người ấy nén lại, tất tật đều chuẩn bị cho sự bắt đầu; từ đây ta có thể nhìn thấy rõ khái niệm đà của Bergson nghĩa là như thế nào: sự bắt đầu tạo ra chuyển động, nhưng nếu tuân thủ theo Bergson, hướng đến sự liên tục như là bản chất, thì lại rất lệch; một sự bắt đầu tạo ra đà là bởi sự bắt đầu nào cũng dùng quá nhiều sức, và sự liên tục tiếp đó chính là ảo tưởng gây ra bởi phần dư thừa của cái lực bị dùng quá kia, có hiểu không?
chẳng hạn, nếu lúc ấy, vượt qua được sự trì hoãn, tôi bắt đầu tưới nước lên đầu thằng bé ba tuổi, thì đương nhiên nó sẽ không đứng yên ở đó mà chịu cho tôi tưới thật đều (mặc dù thật ra nó nên làm thế, vì đằng nào, sau khi đã có sự bắt đầu, kiểu gì nó chẳng bị ướt), nó sẽ nhảy choi choi để tránh, nó sẽ tham gia vào một quá trình đứt đoạn, chứ không phải một sự liên tục
chúng ta không sống một cách liên tục, cho dù đà sống của chúng ta có là như thế nào, cho dù sự khởi đầu (sự sinh ra) của chúng ta có mạnh mẽ đến đâu, có cẩn thận đến đâu để đánh lừa chúng ta về một dáng vẻ liên tục nào đó
thật ra, chúng ta đâu có sống bao giờ
đúng lúc ấy, từ phía cửa phòng vệ sinh, một giọng phụ nữ vang lên: "Xong chưa con? Xong rồi thì vẩy đi"; đến đây, có hiểu không? sự trì hoãn đã chứng tỏ toàn bộ tầm quan trọng của nó: mẹ của thằng bé đã đứng lấp ló ở cửa ngay từ đầu để trông chừng cho nó; phụ nữ là giống có bản năng rất mạnh, chẳng cần phải học gì cả thì họ vẫn cứ là những triết gia đích thực, lại còn là triết gia hùng mạnh có năng lực phá tan mọi mưu đồ có thể nảy sinh
và họ cũng hiểu sâu sắc, là cần phải vẩy; hiểu được cơ chế hoạt động của những gì mà họ không có, tức là sở hữu năng lực trừu tượng hóa đặc biệt cao, hiếm có
[xin lỗi Kierkegaard, tôi đã bắt chước "có hiểu không?" của ông í khá nhiều, ở trên đây]
[hay là mở một mục mới, "triết học trong toa lét" nhỉ? chứ tôi mới liếc mấy quyển kiểu Aristote thú mỏ vịt với cả Heidegger hà mã gì đó, chán chết lên được]
[có lẽ ta cần phân biệt rõ: "vẩy" là động từ, diễn tả một hành động có nhịp điệu, với những khoảng dừng đột ngột giữa chuyển động, còn cái xuất hiện trên mình con cá, danh từ, là "vảy": khi người ta sử dụng từ "vảy" này để chỉ một cái gì đó giông giống, nhất là trên cơ thể con người, thì ta có một cách sử dụng từ theo đường lối ẩn dụ]
[tiện bút] ba sai lầm
[tiện bút] tiếp tục đi trên, đôi khi nằm trên
[tiện bút] tôi đi trên thành phố
[tiện bút] ma nơ canh
[tiện bút] trên vỉa hè Hà Nội
[tiện bút] du hành cùng
[tiện bút] tôi ở rất xa
[tiện bút] một miền, một niềm
[tiện bút] năm tháng nặng: nỗi buồn là vô tận
[tiện bút] anh ấy hát
[tiện bút] Một mùa hè
[tiện bút] hà nội: các khu tập thể, thẳng và nghiêng
[tiện bút] bài tập miêu tả khoảng không: một ngõ nhỏ ở Hà Nội
[tiện bút] sự bùng nổ và nỗi xấu hổ ngấn ngở của những hình xăm trổ
[tiện bút] Trời nồm lắm em ơi
[tiện bút] Những ngôi nhà ấy đã
[tiện bút] Trai (gái) nước Nam làm gì
[tiện bút] Sáng Chủ nhật thời bình đưa hai con trai đi cắt tóc nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Bắc Sơn
[tiện bút] Costa Rica đá bóng, và tinh thần tự do
[tiện bút] Phụ nữ cứng và mềm, và phụ nữ sai lầm
[tiện bút] Hà Nội và những cơn mưa
[tiện bút] Thương hoài ngàn năm
[tiện bút] Ở quán cà phê
Cá vẩy đuôi làm rơi rớt vảy? ;-)
ReplyDeleteđuôi thì phải quẫy: cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, đêm thở sao lùa nước Hạ Long, í là hai câu thơ hay nhất của thơ ca xhcn rồi, kinh điển rồi
ReplyDeletenhững lời loạn óc
ReplyDeleteThằng nhóc ba tuổi/Chờ bác xong xuôi/Lén lút dịch sang/Nhận là của nó
ReplyDeleteCó hứng với nước và lửa như vậy thì viết cái gì về 2 quyển này cho bà con đọc với: "l'eau et les rêves", "la psychanalyse du feu".
ReplyDeleteKhông có ý gì đâu, nhưng liên quan đến năng lực trừu tượng hóa của phụ nữ thì có một chuyện vui thế này, trong "less than nothing", của ông gì đệ tử Lacan ấy:
ReplyDeleteThere is a wonderfully vulgar Jewish joke about a Polish-Jewish wife, tired after a hard day’s work, when her husband comes home, also tired but horny, telling her, “I cannot make love to you now, but I need a release—can you suck me and swallow my sperm, this would help me a lot!” The wife replies, “I am too tired to do that now, darling—why don’t you just masturbate and finish in a glass, and I will drink it in the morning!” Does not this wife—contrary to the cliche about the holistic-intuitive reasoning of women as opposed to the masculine rational analysis—provide an example of the ruthless feminine use of Understanding, of its power to separate what naturally belongs together?
có, có, đã chuẩn bị rào đón nước, lửa Bachelard tí chút ở đây rồi:
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2016/07/michel-foucault-i.html
để mà tán nháo vụ liên quan giữa Bachelard và Lacan and Co. (ô, hình như quả này không hề dễ): đã có lúc Bachelard bàn hay là thay quách Psychanalyse bằng một thứ khác, gọi là Rythmanalyse gì đó, chứ Psychanalyse lộn xộn quá
kể từ ngày mua hụt bộ Écrits đẹp lung linh của anh Lacan trên vỉa hè Tokyo mình cứ bị trauma mỗi khi nào nghe thấy tên anh í
trong một số bài viết về Foucault, mình thấy Nhị Linh đã có chú ý đến 2 khái niệm rất đặc biệt: cơ thể và nơi [khác]. đây là 2 khái niệm cực quan trọng đến mức nhiều người đã gọi thời đại hiện nay là thời đại của corporeal turn hay topographical turn. có ai biết đến 2 văn bản (thực ra ban đầu là 2 bài phát thanh) khá ngắn nhưng cực quan trọng này của Foucault chưa nhỉ: "le corps utopique" và "les hétérotopies".
ReplyDeletengoài ra, có ai làm ơn dịch lại chữ utopie hộ, chứ "không tưởng" là một cách dịch quá tồi tệ và để lại quá nhiều hệ quả nguy hiểm cho việc tiếp nhận tư tưởng phương tây. chẳng lẽ không ai thấy điều này hay sao mà, trong giới hạn hiểu biết của mình, chẳng thấy ai lên tiếng vậy!
trong bộ DIts et Écrits í
ReplyDeleteđang bận nghĩ làm sao để trình bày "énoncé" của Foucault nghĩa là gì: đâu có phải là "phát ngôn"
không-tưởng lếu mà để dịch uptopia thì là tối nghĩa, mình thấy bọn nghệ sĩ đương-đại việt nam có vẻ thích cái từ cmn cao siêu này
ReplyDeletecác anh hay khoe khéo khéo là, để chai rượu cạnh phê phán lý tính thuần túy
bạn gì ở trên có đề xuất gì không mình thẩm cho
kinh nhỉ, nghệ sĩ đương đại Việt Nam kinh nhỉ, lâu rồi mình không có liên hệ gì nên không biết đấy, nghe nói dạo này xuất hiện nhà sưu tầm mới mua rất mạnh, nghĩ cũng mừng
ReplyDeleteutopia mà theo đúng từ nguyên thì là "vô xứ", nếu không thì là "lý tưởng", nhưng quả utopia của Thomas More này không hay bằng quả "erewhon" của Samuel Butler
"Đại suất hoạn tại tự tư nhi dụng trí. Tự tư tắc bất năng dĩ hữu vi vi ứng tích; dụng trí tắc bất năng dĩ minh giác vi tự nhiên."
ReplyDelete