Apr 12, 2018

Nguyễn Văn Vĩnh: trả lời phỏng vấn

Trước tiên, xem ở kia.

Tiếp tục câu chuyện Nguyễn Văn Vĩnh: câu chuyện sẽ dài, không hẳn vì bản thân nó dài (không có câu chuyện ngắn, cũng không có câu chuyện dài nốt), nó không dài hơn câu chuyện nào (tuy rằng đúng là nó có dài), mà vấn đề nằm ở chỗ chúng ta, để nhìn được câu chuyện ấy, phải gạt bỏ đi vô số điều từng được phát biểu về Nguyễn Văn Vĩnh, xuất phát không chỉ từ lương tri quần chúng mà còn, và chủ yếu, từ các nhà nghiên cứu (nhất là những người cấp tiến chăm chăm hoài vọng về tiến bộ) và cả từ con cháu nhà ấy. Tức là, gạt bỏ đi những gì không đúng (rất rất nhiều). Tức là, vứt bớt đi độ dài giả dối của một câu chuyện.

Phương pháp của tôi rất thông thường: đọc báo. Rất tiếc, nhưng tôi chẳng có gì độc đáo đâu.

Đọc báo, nhất là báo cũ, rất chán, tôi biết. Nhưng có cách nào khác nữa à? Làm gì có. Một bài trả lời phỏng vấn của "đương sự" giúp điều chỉnh một danh mục tác phẩm (một ví dụ: ở kia); vài bài phỏng vấn nhiều ý nghĩa mà tôi từng lôi lại được: xem ở kia hoặc ở kia.

Khi Nguyễn Văn Vĩnh nói về chính Nguyễn Văn Vĩnh, thì Nguyễn Văn Vĩnh sẽ nói chuẩn xác một số điều mà không ai khác nói được. Bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện không lâu trước khi Nguyễn Văn Vĩnh chết, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài trả lời phỏng vấn này không có gì bí hiểm: trong cuốn sách Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 Đỗ Quang Hưng đã nhắc tới nó, tức là có đọc nó. Tôi nhắc đến cuốn sách của Đỗ Quang Hưng là bởi tôi sẽ còn quay trở lại với nó, trong một câu hỏi: Đỗ Quang Hưng miêu tả Đông Dương tạp chí có chính xác hay không? Điều này có ý nghĩa nhất định, vì nhiều hiểu biết (và cả nhận thức) của chúng ta hiện nay về Đông Dương tạp chí (và rộng hơn thế một chút) có xuất xứ từ cuốn sách in năm 2000 đó.











Chúng ta gặp lại một "người quen": Thái Phỉ Nguyễn Đức Phong. Tờ Tin văn của Thái Phỉ ra số 1 vào tháng Bảy năm 1935 và mở màn bằng chính bài phỏng vấn Nguyễn Văn Vĩnh, do Thái Phỉ thực hiện (tiếp tục đăng phần còn lại ở số 2). Tình trạng tờ báo hơi tệ nhưng theo tôi như vậy còn hơn (so với sao lục ra, rồi lại tam sao thất bản), rất nên đọc kỹ; cách chụp trông cũng hơi ngổn ngang, nhưng thật ra rất dễ hiểu, sẽ dễ dàng đọc được toàn bộ một cách nhanh chóng.

Tin văn có hai khổ, như ta thấy dưới đây: trên số khổ nhỏ ta thấy "văn chương dâm uế": đây là "vụ án văn chương" lừng lẫy, liên quan rất nhiều tới ở kia.



(tất cả cả hình ảnh ở đây: courtesy of VHT)

Độc giả ngày nay có thể sẽ thấy khó chịu ngay lập tức trước giọng mỉa mai của Thái Phỉ, nhất là trong paragraph cuối cùng. Nhưng thời ấy, cả thế hệ trẻ đều như vậy, Phong hóa đã "định giọng" cho cả một thời; nhưng xét cho cùng, Tự Lực văn đoàn hay các nhóm đương thời và về sau một chút còn xa mới gây khó chịu được ngang mức độ của Phan Khôi.

Vả lại, có một độ lùi đến ngót một thế kỷ, ta hoàn toàn có thể dễ dàng vượt qua được một số cảm giác để thực sự hiểu nội dung.

Tôi nhấn mạnh vào nội dung bài phỏng vấn này vì nhiều lẽ. Trong đó có điều sau đây. Đây là một cuốn sách:


Ai đã đọc cuốn sách của Nhất Tâm (chắc chắn đã có nhiều người đọc), rồi bây giờ đọc bài phỏng vấn Nguyễn Văn Vĩnh sẽ dễ dàng thấy rằng về cơ bản phần tiểu sử trong cuốn sách in ở Tân Việt chỉ lấy đúng từ đó.

À, có ai biết đích xác thật ra nhân vật Nhất Tâm tác giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) trên đây là ai không?

Tức là, cuốn sách thật ra hết sức sơ sài; nhưng nó lại có một phẩm chất lớn: ấy là nó sao lục vào một số văn bản rất quan trọng. Tôi sẽ còn quay trở lại. Một ví dụ tương tự: không lâu sau khi cuốn sách về Nguyễn Thái Học của Bạch Diện được in (xem ở kia) có một cuốn sách được xuất bản ở Huế, tên là Vụ án Việt Nam Quốc dân đảng, trong đó tác giả phản bác Bạch Diện bằng cách trưng ra tài liệu lấy từ báo chí đương thời, tức là thời điểm diễn ra vụ án (chẳng hạn, các tường thuật phiên tòa của tờ Tiếng dân). Những cuốn sách dạng như thế này, theo tôi, tốt hơn rất nhiều so với cái quyển Nguyễn Văn Vĩnh là ai của nhà xuất bản Tri thức; trong cuốn sách ấy, ta lại thấy thêm một tội ác của Nguyên Ngọc (Nguyên Ngọc có mặt ở khắp mọi nơi); tôi sẽ còn quay trở lại: Nguyên Ngọc có một năng lực ghê người trong việc biến cái này thành cái kia, trong việc lộn sòng các giá trị, và trong việc nhầm lẫn không ngừng; đó là một tinh thần không vươn được tới thực tại. Nguyên Ngọc là khuôn mặt trung tâm của tinh thần bourgeois thời chúng ta. Không có chuyện nhìn nhận được thời chúng ta nếu không nhìn Nguyên Ngọc, tuy rằng đó là một Núp. Và cũng rất quan trọng cái việc nhìn nhận các nhân vật xoay quanh Nguyên Ngọc (Chu Hảo chẳng hạn, nhưng Chu Hảo còn xa mới là duy nhất).


Nói tóm lại, bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Văn Vĩnh trên Tin văn năm 1935 sẽ giúp điều chỉnh không ít điều; tôi sẽ nói kỹ hơn sau. Nguyễn Văn Vĩnh cần trở lại, nhưng là trở lại trong hình ảnh ít nhất không đến nỗi bị méo mó hoàn toàn.



NB. mới thêm phụ chú cho "Malamud và Mahfouz" (phụ chú nho nhỏ nhưng rất là hay)

5 comments:

  1. ông Nguyễn Văn Vĩnh thật là đúng như thần! đến nỗi nếu bây giờ giời có làm ông thức dậy thì ông cũng chẳng tha.
    một thắc mắc vớ vẩn: tại sao các thứ gọi là tiểu thuyết lịch sử thời bây giờ lại kém xa một bài báo này của ông Thái Phỉ, cả về đường tinh thần lẫn đường văn chương, nhỉ?

    ReplyDelete
  2. í nói Nguyễn Xuân Khánh thần tượng của một dây nhà phê bình văn học hiện nay, and Co.?

    ReplyDelete
  3. Đúng thời điểm em đang “tò mò của tinh thần” về Nguyễn Văn Vĩnh vì tiểu sử của ông có nhiều dây mơ rễ má, chi tiết độc đáo thì đọc được thêm loạt bài ở blog của anh. Cám ơn về điều này:))

    ReplyDelete
  4. dường như phải cần cả trăm năm thì NVV mới có thể thực sự trở thành vấn đề

    chắc một phần cũng vì có quá nhiều vấn đề giả che hết cả đi, chẳng hạn cụ thượng Phạm

    ReplyDelete
  5. tháng 4/2018 - tháng 12/2022

    "ba cái quà" -> "ba của quí"

    ReplyDelete