về Thomas Mann (chính xác Felix Krull luôn), xem ởkia
còn về Isaac Bashevis Singer, xem ởkia
Hai nhân vật, như Thomas Mann và Isaac Bashevis Singer, xuất hiện cùng một lúc, là cả một điều hấp dẫn lớn. Thế hệ Singer đọc các nhà văn thuộc thế hệ Mann (chính là Mann, nhưng chủ yếu sẽ là một số nhà văn khác - tôi sẽ còn quay trở lại, rất kỹ lưỡng, với chuyện nhà văn thế hệ Singer - hay Kafka, hay Bruno Schulz - đọc những gì; Mann, nhưng hồi đó chưa chắc là Thomas, mà rất có thể Heinrich Mann còn được đọc nhiều hơn - tôi cũng sẽ quay trở lại với "tam Mann" vì không chỉ có Heinrich và Thomas, mà còn có Klaus Mann).
Hai cuốn tiểu thuyết trên đây giống nhau vì đều lấy tên nhân vật làm nhan đề (Felix Krull, và "Bekenntnisse" của nhân vật đẹp trai như Adonis ấy, rồi Shosha, tên của cô gái nhỏ tí xíu và gần như không có móng tay [Norman Manea, một nhà văn Rumani, từng kể, khi mình sinh ra, đó là một ca đẻ khó, người bố, hoặc cũng có thể là người ông, ở bên ngoài, chỉ hỏi, đứa bé có móng tay không, và khi biết là nó có, thì nói ngay, vậy thì nó sẽ sống]), nhưng đây là hai cuốn sách ngược nhau; không chỉ vì tiểu thuyết của Mann có bối cảnh là một xã hội bình lặng, thậm chí trên đà thăng tiến (nơi thích hợp hơn cả cho những trò lừa đảo) thì tiểu thuyết của Singer dựng ra cả một thời đại sụp đổ (đó cũng chính là bối cảnh còn thích hợp hơn cho những trò lừa đảo, mọi trò lừa đảo, nhất là những thứ liên quan đến Đấng Cứu Thế), mà sự khác của hai cuốn sách còn nằm ở điểm: Felix Krull đi, đó là một cuốn tiểu thuyết về đi, về dịch chuyển, thì Shosha là cuốn sách về không đi, hay nói đúng hơn, từ chối đi, bất cứ đâu.
Những người nhà Mann dường như có cách bắt đầu câu chuyện rất giống nhau: đoạn đầu Felix Krull gợi rất nhiều đến đoạn đầu Der Untertan của Heinrich Mann: Diederich Hessling, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của Heinrich, người anh trai của Thomas Mann, dường như ở không xa Felix Krull. Chắc đó là truyền thống gia đình: cái yếu tố gia đình ấy được Thomas Mann nhấn mạnh không ít khi bắt đầu thuật lại cuộc đời Felix Krull (ông bố thế nào, bà mẹ thế nào: "yếu tố bố-mẹ", Deleuze sẽ châm biếm truyền thống tiểu thuyết ở điểm này). Krull sẽ không ở nước Đức quê nhà lâu: được giáo huấn về đường tình ái nhờ một cô gái Hungary (người Đức luôn luôn có cái nhìn châm biếm về phía người Hung, hơi giống người Trung Quốc nhìn người Việt Nam và người Việt Nam nhìn người Lào - cái đó là truyền thống quốc gia) xong xuôi, và sau màn kịch tuyệt kỹ nhằm tránh quân dịch, Felix Krull bắt đầu đi. Trước tiên là Paris - cuốn tiểu thuyết của Mann được dự định sẽ có cả một chuyến đi lớn, vòng quanh thế giới.
Nhân vật "tôi" (Aaron) của Shosha thì ít nhất hai lần từ chối đi khỏi Warszawa, kể cả khi có cơ hội sang Mỹ ngay trước khi chiến tranh (Thế chiến thứ hai: Stalin một bên, Hitler một bên) bùng nổ. Đoạn bi thảm nhất của cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về sự ở lại của những người Do Thái, nhưng đó cũng là thời điểm Morris Feitelzohn (đây là dạng nhân vật tiểu thuyết chúng ta thích được gặp nhất, nhưng sẽ luôn luôn là nhân vật phụ, và rất hay bị tác giả bắt phải chết) - triết gia hoài nghi và bi quan nhưng đồng thời cũng là một don Juan - bừng nở rực rỡ về mặt trí năng. Feitelzohn, trước đó, cũng từ chối rời Ba Lan giống Aaron, nói rằng đi dạy ở các trường đại học Mỹ miệt Trung Tây thì thà bị Hitler nướng chín còn hơn (đại ý như vậy - nhưng điều này rất đúng: hãy xem các nouveau riche Việt Nam hiện nay, những người có dính dáng, nhất là trong công việc dạy dỗ, với miệt Trung Tây nước Mỹ).
Ở thế giới của Singer, dường như Shosha có tương quan với Những cái bóng trên sông Hudson giống tương quan giữa Felix Krull và Buddenbrooks trong thế giới của Mann (đây là chỉ nói đến kết quả thực, vì nếu không bị ngắt giữa chừng do cái chết, Felix Krull có thể mang tham vọng không kém cuốn tiểu thuyết về Hans Castorp. Shosha có tương quan với những tác phẩm ngắn (rất nhiều) của Singer tương tự Felix Krull có tương quan với Tod in Venedig hay Tonio Kroeger. Cuốn tiểu thuyết của Mann thiếu (do bị cái chết gián đoạn), còn Shosha sẽ có thêm một "phần tiếp theo", Meshugah: có những câu chuyện (về Felix Krull hay về Shosha) không thể kết thúc được, có những cái tên riêng không bao giờ chịu kết thúc.
Nhưng cả hai cuốn tiểu thuyết đều đảo ngược mọi trông chờ: Felix Krull được lên kế hoạch để đi vòng quanh thế giới (trong một trò lừa, thay cho một người khác, một hầu tước trẻ tuổi mê gái) thì rốt cuộc mãi mà không rời khỏi thành phố Lisbon, chặng dừng chân đầu tiên, được. Ta sẽ không bao giờ biết những chuyện sẽ xảy ra bên Argentina, nơi lẽ ra Felix Krull phải đến. Lẽ ra phải đi, thì Felix Krull dừng lại. Lẽ ra ở lại thành phố Ba Lan (và có thể đã có cùng số phận với Morris Feitelzohn và Celia cũng như rất nhiều người Do Thái khác), rốt cuộc Aaron, dẫu đã chấp nhận mọi hãi hùng của sự không đi, lại đi khỏi (và tới được Mỹ qua ngả Thượng Hải). Tiểu thuyết gia lớn là những người phá hỏng mọi dự đồ ban đầu của họ, đấy là vì các câu chuyện sẽ thực sự sống sau khi đã phá hết tất tật mọi điều quy định sự ra đời của chúng.
(còn nữa - tiếp tục bài về Halldór Laxness và Trần Dần, mới thêm một loạt pháo hoa tuyệt đẹp)
[mới] Krasznahorkai: Seiobo và Sông
Ít nhiều sách mới
Sách được tặng
Ít sách mới
Dăm sách mới
Bốn sách mới
Mấy sách mới nữa
Những cuốn sách mất
Mấy sách mới
Sách tháng Giêng 2013
Sách tháng Mười một 2013
Sách tháng Chạp 2013
Sách tháng Giêng và tháng Hai 2014
Sách tháng Ba 2014
Sách tháng Tư 2014
Sách mới (1)Sách tháng Chạp 2013
Sách tháng Giêng và tháng Hai 2014
Sách tháng Ba 2014
Sách tháng Tư 2014
Sách mới (2)
Sách mới (3)
Sách mới (4)
Sách mới (5)
Mấy sách ế này thì bác viết cỡnao bán cũng ế thôi
ReplyDeletethế thì sao?
ReplyDeletecố viết đủ space rồi hãy í kiến nhá
Cuốn của ông Thomas Mann thì ok chứ cuốn Sosha gì đó dịch quá dở, lẽ ra bác phải thấy điều đó chứ
ReplyDeletenghe giọng quen nhỉ, vẫn cùng là nhân vật viết cái comment "đọc xong" ở kia chứ gì
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2018/01/thuc-tai-bat-tat-gap-dao.html
tội nghiệp, cứ ngồi đoán mãi
Deleteây, kiên nhẫn tí đi
ReplyDeleteđã thích thì sẽ sớm được tặng quà, ăn Tết cho vui vẻ
đồng thời để xem trò nặc danh có thể dẫn đến đâu