Nov 10, 2018

Câu chuyện của sưu tầm (2)

Tiếp tục chuỗi "Câu chuyện về sưu tầm": tôi mở đầu chuỗi ấy bằng Walter Benjamin (Benjamin sẽ còn quay trở lại ở nhiều nơi, cả trong những bài về sưu tầm), một nhân vật thân quen với tôi, và tôi tiếp tục bằng một nhân vật thân quen với tôi khác (bắt đầu cái gì đó bằng sự quen thuộc có lẽ là tốt), Sebald (người tạo ra không ít cú huých cho tôi trong sự đọc, một trong số ấy đã kể ởkia).

Bài này có biệt hiệu Seb. st.

Như vậy, câu chuyện của sưu tầm có nhiều phần trùng vào với câu chuyện của đọc, ở phương diện đặc biệt nhất của nó: Benjamin thuộc vào số rất hiếm hoi người đọc giỏi của một thời, Sebald lại là một người tương tự của một thời khác (đọc giỏi gần như không bao giờ đồng nghĩa với đọc nhiều: nhưng tại sao lại phải đọc nhiều?) Không gì đảm bảo cho tinh thần của một thời đại có được sự sáng sủa riêng cho bằng tồn tại của những (một vài - rất ít) người đọc giỏi. Đó là cấu trúc của thế giới.

Phương diện nhà sưu tầm ở Benjamin hiện lên rất rõ, như đã thấy; ở Sebald chuyện không hoàn toàn giống thế.

Cuốn sách về "sao Thổ" của Sebald, đây là một trong những cuốn sách lớn nhất thuộc "thời đại mới" mà tôi đọc trong những năm vừa qua:


Trong chương X (cũng là chương cuối) của Saturn, Sebald - trong lúc kể câu chuyện trồng cây dâu (cây dâu tằm ấy) ở châu Âu trong mấy thế kỷ - nhắc đến một bộ sách. Đó là hồi ký của "Béthune", công tước de Sully, nhân vật lớn của lịch sử nước Pháp (và là người quyết liệt chống lại việc trồng cây dâu).

Sebald mua được bộ sách (chỉ phải bỏ ra vài shilling) tại một phiên đấu giá ở thành phố nhỏ Aylsham, Bắc Norwich, nước Anh (Sebald là người Đức nhưng sống ở Anh). Không nhiều khi (thật ra rất hiếm) trong tác phẩm của Sebald ta thấy khía cạnh nhà sưu tầm sách; đây là một chi tiết gần như duy nhất trong địa hạt ấy mà tôi tìm được.

Ấn bản bộ hồi ký Sully mà Sebald mua được năm ấy (vài shilling) là ấn bản 1788.

Dưới đây là cùng bộ sách, ấn bản của tôi:


Ấn bản của tôi là ấn bản 1767, như vậy là vượt Sebald được 21 năm:


Trong sách ghi "À Londres" muốn nói sách in ở London. Rất nhiều sách tiếng Pháp, trong một quãng thời gian không ngắn, hay ghi như vậy; trong số đó một số đúng là in ở London, nhưng nhiều thứ khác thì không phải (như vậy gọi là "mention fictive" - cùng cụm từ này hay được sử dụng để chỉ sách cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thậm chí cho đến tận giữa thế kỷ 20, hay ghi ấn bản thứ bao nhiêu đó, thậm chí thứ hàng trăm: đại đa số trong ấy là bịa - giới xuất bản khắp nơi, mọi thời, có nhiều điểm giống nhau nhỉ).


Sully là bạn đồng ngũ của Henri Đại đế, tức là Henri Đệ tứ, làm tới "ministre" tức là có thể coi tương đương nhân vật số hai của vương quốc, sau vua (về một ministre lừng danh khác, thời sau, Richelieu, xem ởkia).



Cuối tập 8, tức là tập cuối:


Ấn bản đầu tiên của bộ hồi ký được in ngay khi Sully còn sống, ngay tại lâu đài của Sully: dường như người ta mang máy in đến đó để in tại chỗ. Huyền thoại kể rằng đợt in ấy chỉ có rất ít bản; ngày nay không còn lại bản nào. Ngay bản fake ấn bản đầu đó giờ cũng được coi là món hàng rất đặc biệt.



PS. cuốn sách trên đây rất có thể sẽ là tác phẩm đầu tiên của Sebald có tiếng Việt



Câu chuyện của sưu tầm (1)


Sebald:

Heinrich Lục
Ít sách mới
Giữa A & B
Sebald: Thành


3 comments:

  1. Oh mon dieu sách đẹp chết thôi. Tính khen toáng lên anh giầu có quá nhưng sợ phạm huý :p vieux riche ;-)

    ReplyDelete
  2. Sao lại có thể mua được sách giá rẻ như vậy nhỉ? không cần quý đến độ ý, chỉ cần rẻ cỡ vậy (hoặc rẻ hơn) :v

    VVD

    ReplyDelete
  3. nguyên tắc chung là như sau:

    những thứ tưởng là đắt thì rẻ
    những thứ lẽ ra rẻ thì lại đắt
    không có đắt và rẻ

    ReplyDelete