Bắt đầu luôn vào câu chuyện các "sinologue" đã hơi đề cập ởkia: trên địa hạt các sinologue tức là các nhà Trung Quốc học phương Tây, ta còn thấy được thêm một phương diện nữa của trí thức Việt Nam. Không chỉ luôn luôn một nửa (như đã nhiều lần nói), trước một tập hợp, chẳng hạn tập hợp những sinologue, trí thức Việt Nam - nếu cần chọn (và đúng là đã chọn) - liền chọn ngay lấy nhân vật kém cỏi và tầm thường nhất. Tất nhiên, đó là François Jullien, và tất nhiên, trong câu chuyện ấy vai trò chính là Hoàng Ngọc Hiến.
"Chương" (bài thì đúng hơn) để ở cuối cuốn sách Réflexions chinoises của Jean Levi (người bình luận Tam quốc diễn nghĩa, Hàn Phi Tử, Tôn Tử nhưng nhất là Trang Tử) đã nhắc trong đường link đầu tiên có tiêu đề như sau: "Réponses à un questionnaire sur François Jullien pour un journal vietnamien", tức là trả lời các câu hỏi về Jullien cho một tờ báo Việt Nam.
cũng xem ởkia: một mảnh nhiều ý nghĩa trong truyền thống của các sinologue
Préambule - Jean Levi kể hoàn cảnh và sự tình tại sao dẫn đến việc mình trả lời các câu hỏi, trước khi vào phần chính là câu hỏi và câu trả lời - kể như sau: một lần nọ, được mời đến một cuộc hội thảo tổ chức tại Aix-en-Provence* (chủ đề cuộc hội thảo: "Roman, modernité, identité nationale" - a, không biết đây có phải cuộc hội thảo xung quanh tác phẩm của Cao Hành Kiện không nhỉ? tôi cũng không rõ lắm, nhưng chắc hẳn cũng chỉ quanh quanh đó), Jean Levi gặp "un curieux personnage", một nhân vật kỳ quặc: "một người Việt Nam sống ở Hà Nội. Anh ta tự nhận mình là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà điện ảnh, nhạc sĩ và ca sĩ**. Nói ngắn gọn, đó là một người thuộc vào số các nghệ sĩ mà thế giới hiện đại hay sản sinh, những người chơi đủ mọi loại nghệ thuật và xuất hiện tràn lan trên các media, và dường như thời gian gần đây đặc biệt nảy nở tại Viễn Đông" (chính vì sự miêu tả - "nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà điện ảnh, nhạc sĩ và ca sĩ" khiến tôi phải dùng "abyz" như trong tên post, vì quả thật là quá khó gọi chính xác đó là gì, hay đó là ai).
Nhân vật "curieux" ấy, Jean Levi kể tiếp: "Điều lạ lùng hơn cả là đã không ai có thể giải thích cho tôi biết tại sao lại xuất hiện một người như thế tại một cuộc hội thảo". Nhưng Jean Levi cũng nói chuyện với nhân vật "curieux" ấy, và nhân vật "curieux" ấy hỏi Jean Levi về François Jullien, "mà tất cả tác phẩm đều đã được dịch sang tiếng Việt". Rồi nhân vật "curieux" đề nghị sẽ tiếp tục một cách nghiêm túc hơn, dưới hình thức gửi email, sau đó, các câu hỏi để Jean Levi trả lời.
"Quả thật, một thời gian sau, tôi nhận được một danh sách câu hỏi cực kỳ đa dạng và hổ lốn, trong đó chỉ một số đả động đến đóng góp của François Jullien cho tư duy ngày nay". Cách xử lý của Jean Levi, trước một list câu hỏi khủng khiếp như vậy, là vứt đi gần hết, rồi viết lại vài câu, sau đó trả lời những câu ấy. Nhân vật "curieux" kia cũng nói mình sẽ cho đăng bài phỏng vấn lên một tờ báo ở Việt Nam.
Kết quả của câu chuyện ấy? "Khỏi phải nói, tôi chẳng bao giờ có tin tức gì nữa về nhân vật đó và bài trò chuyện đã không bao giờ được đăng lên tờ tạp chí nào, tạp chí của Việt Nam hay không Việt Nam". Rồi Jean Levi cho nó vào cuối cuốn sách Réflexions chinoises, như trên đã nói.
Thử xem hai câu hỏi đầu (tất nhiên đều đã được Jean Levi viết lại, như đã nói) và đoạn đầu câu trả lời - tôi nghĩ đó là những lời đáp vô cùng trúng trọng tâm: 1. "François Jullien có vị trí như thế nào tại Pháp?" Trả lời: "François Jullien từ nay đã gần như là một thiết chế ở Pháp. Có những trung tâm nghiên cứu tư tưởng François Jullien, giống trước đây từng có, bên Trung Quốc, các nhóm nghiên cứu tư tưởng Mao Trạch Đông". 2. "Ý kiến của ông về François Jullien?" Trả lời: "Tôi nghĩ rằng thành công của François Jullien bắt nguồn từ những lý do tệ hại". Tiếp sau đó, Jean Levi phân tích, Jullien phỉnh nịnh các định kiến của người Pháp trong mọi thứ gì liên quan tới Trung Quốc.
* các hội thảo như thế này (ở Aix-en-Provence), không mấy xa lạ với không ít nhà nghiên cứu Việt Nam; bản thân tôi, cách đây khoảng mười năm, cũng được mời đến một trong số đó; gần tới ngày hội thảo được tổ chức thì tôi quyết định không đi nữa; trên thực tế, tôi chưa bao giờ dự một hội thảo Aix-en-Provence nào
* có ai đoán ra nhân vật "curieux" đã gặp Jean Levi năm ấy không? tôi nghĩ tôi đoán được đó là Ngô Tự Lập tức "Lập500" - ai có ý kiến khác không?
(còn nữa)
tiếp tục
ReplyDeletevề abyz quả là mô tả thế khớp với nhận dạng thế. ông Jean Levi thật nghiêm túc quá. chứ bánh bao cũng là "gần như" một thiết chế í chứ, vì nó dễ ăn mau no dễ nặn (duy nhất nhược điểm là mau ngán.)
ReplyDeleteủ ôi, hiệp sĩ
ReplyDelete