Oct 25, 2019

mê-lan-cholia

"giao hạnh phúc cho sầu muộn canh giữ"
(Giacomo Leopardi)


(đã tiếp tục "Vĩnh biệt mùa thu": không thể ngờ câu chuyện đã ngoặt hẳn sang "Sodome et Gomorrhe", tức là thế giới của gay và lesbian: "Bientôt, se retirant dans un hideux royaume/La Femme aura Gomorrhe et l'Homme aura Sodome" - Alfred de Vigny; cũng định tiếp tục luôn Diapsalmata, vì còn gì hơn so với Leopardi  Kierkegaard, nhưng hình như lại có cá mập cắn dây cáp)


Longtemps, [thực hành pastiche với Proust tí], tôi đọc Zibaldone của Leopardi trong một ấn bản tiếng Anh tệ hại: phải có những pha như vậy thì mới có thể thực sự hiểu tại sao Beckett, khi viết cuốn sách Proust, ngay trong lời tựa bảo rằng mình đã đọc À la recherche du temps perdu trong một ấn bản "abominable" của NRF (tức là Gallimard - tức là Gallimard rất có thể trở thành Galimatias).

Nhưng cũng chỉ cần như vậy (tức là tệ hại như vậy): Borges nói, có làm gì đi nữa, thì bất kỳ ai biết đọc khi sờ phải Don Quichotte cũng hiểu ngay đó là một kiệt tác. Proust dịch Ruskin mà gần như hoàn toàn không biết tiếng Anh, hết sức như Baudelaire dịch Poe.


(về Leopardi xem thêm ởkia)


Leopardi là một nhà thơ, và là một triết gia malgré lui: ở Leopardi chúng ta thấy sự báo hiệu cho kết hợp của thơ và triết học - rất có thể, siêu hình học đã phải nhường lại cho văn chương, còn siêu vượt, thì cho thơ; tức là, điều đó cũng đồng nghĩa, éthique và esthétique (hai từ này cứ như là lapsus của nhau í nhờ) - bởi một đảo lộn nào đó (rất có thể, rất có thể lại là vai trò của Schopenhauer) - đâu có xa nhau: chúng thông với nhau.

Nhưng Leopardi cũng là một trong mấy pha của "hypergraphie" (sự hyper tức là cực đại ấy sẽ đi về cực tiểu một trăm năm sau đó, ở Mallarmé) mà châu Âu chứng kiến trong số thế hệ có tương quan lớn với 1789: Chateaubriand, Kierkegaard và Balzac (Leopardi hơn Balzac một tuổi, và còn sống không lâu bằng Balzac, thậm chí không lâu bằng Kierkegaard - Chateaubriand thì ngược lại, một mình Chateaubriand có rất nhiều cuộc đời). Như vậy, Chateaubriand-Leopardi-Kierkegaard: những người của "hypergraphie", và là sự hypergraphie - theo những mức độ khác nhau - của tôn giáo. Leopardi, cũng như Byron, từng gặp Stendhal.

Balzac từng phát biểu một điều rất đúng - trong một cuốn tiểu thuyết nào đó - rằng chính từ trong thế giới bourgeois lại hay xuất hiện những nhà văn vĩ đại; Balzac chính là một ví dụ lớn (một ví dụ lớn nữa: Proust; nhất là khi đặt Proust vào tương quan với bá tước Robert de Montesquiou thì lại càng thấy rõ hơn: Proust con người luôn luôn yếu thế hơn trong quan hệ với Montesquiou mới là nhà văn lớn, chứ không phải Montesquiou; dường như Montesquiou rốt cuộc cũng chấp nhận điều này: trong hồi ký Pas effacés Montesquiou chỉ còn than thở, đúng là Proust thiên tài, nhưng lẽ ra người ta không nên lờ đi rằng Montesquiou cũng là thiên tài chứ; có vô số nguyên mẫu cho nhân vật Charlus trong À la recherche, nhưng chắc chắn Proust có Montesquiou trong đầu ở những đoạn bình luận về tài năng của Charlus: người ta tưởng đâu Charlus phải là một thiên tài văn chương, nhưng chuyện chính xác ngược lại, chính những người như Charlus mới gần như không thể trở thành như vậy) - Leopardi bổ sung thêm cho điều đó: Leopardi nói, trong Zibaldone, rằng những người sống ở tỉnh lẻ, giữa đám người có tinh thần chật chội, mới thực sự học được cách quan sát người khác (Leopardi là một người như thế: đó là một người của địa danh tương đối heo hút Recanati). Trong thế kỷ 20 cũng có một nhà văn Ý cả đời chỉ viết về đúng một địa danh rất nhỏ và hẻo lánh: Giorgio Bassani và thị trấn Ferrara.

Rất nhiều năm sau khi được viết, Zibaldone của Leopardi mới bắt đầu cuộc sống "công cộng" của nó: cách nào đó, bộ nhật ký của Amiel sẽ lặp lại điều này.

(khó đọc Zibaldone - nó quá dày, không dễ kiếm được bản dịch đầy đủ sang các thứ tiếng khác - đến nỗi từng có lúc tôi nghĩ hay học lại tiếng Ý mà đọc [quách] cho nhanh, nhưng --- sắp bước vào một câu chuyện hết sức đau lòng: )

(à mà quên, chủ đề là Melancholia cơ mà nhỉ: "môi nhớ làn môi vai nhớ vai/[...]/nhớ như thần phách lạc hình hài" - Đinh Hùng)

À la recherche du temps perdu trong ấn bản mà Beckett gọi là "abominable": từng có thời điểm André Breton trẻ tuổi được thuê để đọc bông, một số phần của bản thảo - và tất nhiên đã làm rất kém cỏi và chểnh mảng (travail bâclé etc.). Jacques Rivière cùng vài người nữa từng có lúc bỏ hết mọi việc đang làm để chuẩn bị cho sự in ấn, chăm lo cho bản vỗ etc., nhưng vẫn không ăn thua. Năm 1954 ấn bản La Pléiade được ấn hành, một trong mấy người phụ trách văn bản là Pierre Clarac. Ấn bản La Pléiade phổ biến hiện nay được thực hiện sau đó vài chục năm nữa, người phụ trách (chính) là Jean-Yves Tadié, với Antoine Compagnon lo tập Sodome et Gomorrhe.

Zibaldone của Leopardi cũng mênh mông không kém. Lại còn không phải là in khi tác giả đang còn sống. Lại còn có melancholia là chủ âm.


"la mélancolie" cùng một chuyên gia lớn về nó, Jean Starobinski:


(Starobinski đọc Baudelaire, mélancolie ở trước gương: Baudelaire từng đứng trước gương và nhìn một lúc thì nhấc mũ để chào người trong gương, vì không nhận ra đó là mình)




(còn nữa)

2 comments:

  1. để ngày mai thành một kẻ cô đơn, anh biết mình không thể! để ngày mai tự sát vì thiếu em, anh hiểu rằng không thể! để ngày mai là một symbol thì anh muộn mất rồi!
    và từ ấy anh chỉ còn xa lạ em chỉ còn nghe nhạc dưới mưa rơi- NCH

    (cũng như mọi khi chứ đâu à mà quên)

    ReplyDelete
  2. đấy, cuối cùng người ta cũng phải hiểu chứ, Nguyễn Chí Hoan là nhà thơ lớn

    ReplyDelete