Oct 10, 2019

Fic và Dic

(đã tiếp tục Kyra Kyralina của Panaït Istrati: nhảy vọt luôn một phát qua chương thứ nhất, để sang chương hai, chương mang chính cái tên "Kyra Kyralina")

Tôi bỗng thấy muốn quay trở lại với Gérard Genette:


Fiction et diction: cuốn sách hiếm hoi của Genette mà trước đây tôi còn chưa thực sự đọc. Một số cuốn sách ta bỏ qua vì không biết (hoặc không mấy biết), nhưng cũng có những cuốn sách bỏ qua vì thấy chúng quá hiển nhiên. Fiction et diction của Genette thuộc vào loại thứ hai, đối với tôi.

"Fic và Dic" tất nhiên là sự rút gọn, từ Fiction et diction. Nhưng đúng ra, nếu muốn rút gọn triệt để hơn nữa (theo nguyên tắc quá dễ thấy), thì chỉ còn "F & D".

Genette, trong cuốn sách, cho biết mình thấy là không thể phân chia giống thông thường, fiction và "non-fiction": giải pháp của Genette là "récit fictionnel" và "récit factuel".

Không chỉ có cặp "fiction" và "diction", trong Fiction et diction còn có một cặp từ hoàn toàn có thể được rút gọn giống y hệt: thématiquerhématique. (tức là có F & D và cũng có T & R)

Genette là một bậc thầy không chỉ về rút gọn, mà còn về nhiều điều khác nữa. Fiction et diction là một cuốn sách nhỏ (mỏng), chỉ gồm bốn bài như dưới đây:


Genette là người có rất nhiều "gift" (nhiều "don") về phía các từ - điều đó cũng khiến cho Genette thường xuyên bị coi là một người "nói jargon", toàn dùng biệt ngữ, một dạng máy tạo từ (nhưng có phải vậy không? người ta đâu có thể tạo từ). Palimpsestes là khi Genette thực hiện một bước ngoặt trong hình dung về vấn đề textuality: cho đến lúc ấy, intertextuality đã bắt đầu rơi vào bế tắc sau rất nhiều hào hứng của thập niên 70: Palimptsestes làm đảo ngược cái nhìn bằng cách chỉ đặt intertextuality là một yếu tố trong bức tranh chung, chủ trì cho một số dạng quan hệ xét cho cùng rất chất hẹp. Sức sống của văn bản, với Genette, chuyển sang hướng của hypertextuality: điều rất đáng kinh ngạc là cùng cái từ đó, một cách độc lập (sau này Genette cũng nói là hoàn toàn độc lập với nhau), hypertext, trở nên có vị trí lớn vô biên trong sự phát triển của mạng Internet.

Tôi còn nhớ, cách đây gần hai mươi năm, trên một chuyến tàu điện ngầm đi từ quartier Latin tới một điểm rất xa, hình như là Porte Champerret, một người bạn không có liên quan gì tới văn chương bỗng hỏi tôi về lý thuyết văn bản. Vì quãng đường xa, thời gian nhiều, tôi kịp thời gian để làm người bạn ấy ngây cả người hoang mang khi nói rằng các văn bản văn chương có thể được hình dung như là một mạng lưới có nhiều nút thắt, nếu không phải là loại trừ hoàn toàn yếu tố thời gian (lịch đại) thì cũng gần như thế (tôi không làm gì khác ngoài diễn giải Genette). Tôi ngờ người bạn ấy đêm hôm đó mất ngủ. Nhưng một thời gian sau đó, khu ký túc tòa nhà mười một tầng của chúng tôi giữa đêm có báo động cháy (tất nhiên là false alarm, nhưng tất cả phải lếch thếch đi xuống đất), lại gặp người bạn kia, lại thêm một quãng thời gian phải chờ đợi cần tiêu diệt, đến lượt người bạn ấy nói cho tôi về một thứ rất mới mẻ hồi đó, triết học khoa học. Tôi bị mất ngủ đêm hôm ấy.

"Diction" gợi nhớ ngay đến một từ tiếng Đức có hàm nghĩa rất khó nắm bắt, "Dichtung".


(Gérard Genette nhìn trong tổng thể)


Thế kỷ 20 dường như là thế kỷ triết học đặc biệt bắn phá nhiều vào Aristote (ta đã có ví dụ Bergson); Genette cũng làm điều tương tự, nhắm vào rất nhiều Aristote trên địa hạt tu từ học và văn pháp (à, có ai còn nhớ không? tôi đề nghị dùng "văn pháp" thay cho "thi pháp" đã bị trở nên toe toét sau vài chục năm ngớ ngẩn của giới nghiên cứu văn học Việt Nam): Palimpsestes là khi Genette bổ sung vào bảng (ngoài các từ, Genette còn có một năng lực siêu hạng đối với các bảng, các grille, tableau etc.) Aristote, với "parodie nghiêm túc" - để nói một cách ngắn gọn - đó cũng chính là nội dung chủ yếu của "hypertextuality".

Nhưng Fiction et Diction còn nhằm vào một số đối tượng khác nữa, nhất là John Searle, tức là "speech act": chúng ta quay trở lại với các "thể động".




(còn nữa)



PS. ở đây có ai đã đọc quá ba tác phẩm của Peter Handke không?





Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Jean Starobinski và Jean-Pierre Richard
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Roger Caillois: "Xã hội học về đao phủ"
Gilles Deleuze: "Văn chương và cuộc đời"
Tại sao École de Genève (1)
Georges Bataille: Kinh nghiệm trong
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)
Claude Lévi-Strauss: Sống và Chín
Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi
Walter Benjamin: "Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia"
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Gérard Genette
Albert Thibaudet: Sinh lý học phê bình
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Jean Starobinski: "Quan hệ phê bình" (tài liệu cho buổi thuyết trình thứ hai)
École de Genève (buổi thuyết trình thứ nhất)
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết


4 comments:

  1. I read yours are very good, suitable for me as a new learning blogspot. I have a Prediksi Togel blogspot. I am very grateful if friends want to visit on my blogspot Prediksi jitu.
    Not only Blogspot, I also learned to make a page, Visit also my cool page Link villabetting. Berita Indonesia

    ReplyDelete
  2. Thế không mất ngủ vì một thứ gọi là Nho giáo à? Còn nữa, luôn dừng lại ở chỗ đang gay cấn :(

    ReplyDelete
  3. đây đây, tiếp tục rồi đây

    ReplyDelete
  4. ở đây ko có nhưng ở kia có kìa

    ReplyDelete