Aug 22, 2020

khai dân trí

(đã kết thúc "Cao Hải Hà" - cũng vừa thêm một PS; và tiếp tục "Chroniques HN: một phố")


"tự nhiên thì to, lý trí thì bé"



Ở Hà Nội, trong sự bố trí các phố, có một sự quái lạ.

Mấy phố lớn (trục ngang) giữa Hàng Cỏ và đê Trần Quang Khải - nếu không tính Phan Bội Châu, là Quang Trung, Bà Triệu, Hàng Bài, Ngô Quyền, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tông. Lẽ ra không thể có phố Phan Chu Trinh ở đó - dường như đặt một ông vua nhà Mạc vào đây là thích hợp hơn cả. Phan Chu Trinh có thể là một đoạn nối vào Phan Bội Châu (như vậy là Nhị Phan, giống đã có Nhị Hổ châu đầu, tôi muốn nói Tăng Bạt Hổ và Phạm Đình Hổ, tất nhiên - xưa kia thật khó ngờ đoạn Phạm Đình Hổ chỗ có cái gì đó phụ nữ mà cũng có ngày đông vui được; à nhưng gần Hàng Chuối thì chuyện gì cũng có thể xảy ra).

Tất nhiên, đây là tách ra từ ởkia: đôi khi cũng không nên để quá nhiều thứ lẫn vào với nhau.

Điều đầu tiên tôi muốn nói, tại sao chính những người luôn luôn tỏ ra khinh bỉ các thứ khẩu hiệu lại nhất định coi "khai dân trí" thì khác? nó cũng là một khẩu hiệu cơ mà. Thêm nữa, việc trong vòng trên dưới chục năm vừa rồi, vô số điều thuộc vào những gì tầm thường hơn cả của thời chung ta bu lấy cái tên Phan Chu Trinh, bản thân điều đó thôi đã là một bình luận - dẫu thế nào, tôi khẽ khàng nhắc lại một điều đã nói trước đây: di sản lớn nhất của Phan Chu Trinh là Phan Khôi và Đào Trinh Nhất.

Giờ, đến chuyện khai dân trí gắn liền với một số cơ sở xuất bản ở Việt Nam. Tôi sẽ nhắc đến chính một nhân vật của Omega: Nguyễn Quang Diệu (một cựu của dtbooks).


(nhưng trước đó, cần phải nhìn vào sự đổi mới giáo dục: tôi nghĩ, và tôi cho là tôi nghĩ không sai, chỉ một người thực tâm muốn đổi mới giáo dục, là Hoàng Tụy, ngoài ra không có ai khác - kêu gọi đổi mới chỉ nhằm mục đích sau đó mở trường riêng, cái đó thậm chí còn phải gọi là lợi dụng mấy trò mị dân; phần lớn những người tham gia rốt cuộc cũng chỉ để mở trường nhằm mục đích kinh doanh - tuy hay nói đến chuyện vô vụ lợi)





(còn nữa)


rất liên quan: tiếp tục luôn "Ý luận và lý luận" cũng như "đặc quyền"

cũng đã tiếp tục "Trong lúc đọc Huysmans (3)""Những quãng đầu"

19 comments:

  1. Omega book là một điển hình cho tầng lớp nouveau riche tập đọc sách

    ReplyDelete
  2. nhìn từ các ngã năm "ngôi sao" thì các tên phố hữu quan chẳng có trật tự nào có vẻ biểu nghĩa, vậy có vẻ chúng từ lúc được đặt các tên ấy đã báo hiệu thời đại rực rộn - model hình thức của nó còn bằng vạn các "khẩu hiệu": Phan Chu Trinh từ Lò Đúc băng qua Trần Hưng Đạo băng qua Lý Thường Kiệt cắt ngang Hai Bà Trưng để tới Nhà Hát Lớn & vice versa.Lê Thánh Tông thì chạy ngược vào Trần Thánh Tông đến gặp Louis Pasteur luôn bị giấu dưới bóng xà cừ với cảnh mất điện giữa một bên là nhà xác quân đội bên kia là chỗ để xác cho mổ thực tập. hà-nội trăm hai sứ quân. để "khai dân trí" thì trước tiên phải xem nó nằm những đâu đã.

    ReplyDelete
  3. Dã tâm thú tính, hehe

    ReplyDelete
  4. Xét về tư cách người biên tập thì Nhị Linh còn phải học hỏi bác Diệu Omega nhiều đấy.

    ReplyDelete
  5. sao hồi trước tôi thấy Nguyễn Vĩnh Nguyên than phiền Diệu toàn đi (chỗ khác) dè bỉu sách nơi NVN làm?

    với cả, tôi có nói chuyện đó đâu, đoán sớm quá trật mất rồi, very phong cách O

    ReplyDelete
  6. Đoán gì cơ, nói thế đấy, tự bác nghĩ. Còn Nguyễn Vĩnh Nguyên ấy à, thôi sợ lắm, ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu là bác, thôi chào và chúc vui nhé.

    ReplyDelete
  7. sao, té ngay à?

    cũng là khôn đấy, nói thêm tí dễ lộ hình tích lắm; vậy là sau nhà báo văn hoá và trí thức hải ngoại, giờ đã có thể nói editor cũng là nhóm rất ưa hoạt động anonymous

    ReplyDelete
  8. Ông Nguyễn Quang Diệu này được tay Bình bán sách khen ghê lắm đấy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bình Bán Book gì đó làm hại thị trường sách chưa đủ sao mà giờ còn mở mồm khen người này người kia? Ai được bọn này khen thì cũng đâu vinh dự gì mà nhắc tới.

      Delete
  9. Ông thì biết gì về sách Omega mà nói.

    ReplyDelete
  10. tôi biết sách của Omega thường to, nặng, giá bìa cao, tôi cũng biết một số điều khác nữa

    ReplyDelete
  11. Nhà omega với nhà phanbook tôi thấy bán giấy chứ không phải bán sách. Cả hai ông được nhắc ở trên, NQD và NVN đều góp tay vào cái hành động nâng giá sách thị trường lên chứ chả ông nào vô tội.

    ReplyDelete
  12. tôi luôn luôn thấy ít vô tội nhất là chuyện nghĩ có thể anonymous đi ban phát í kiến

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhị Linh nói hay nhỉ, tôi thấy không sai nhưng đừng bao giờ quên Hà Thúc Lang có anonymous thì vẫn nói quá đúng đấy thôi.

      Delete
  13. Nguyễn Quang Diệu xưa làm sách sử dt book tôi thấy chất lượng lắm nhưng sau về Omega hình như bị ảo tưởng sức mạnh giống ông Bình.

    ReplyDelete
  14. ơ Diệu, đang định nói tốt về Diệu, sao lại làm cái gì đấy?

    thêm một lần nữa có thể thấy trò nặc danh cám dỗ đến mức nào, và nó có thể dẫn đến đâu

    ReplyDelete
  15. Ông giám đốc này trình độ chả đâu vào đâu vậy mà có lần lớn miệng nói về thị trường, chê ai mua sách Đông A là ngu trong khi đó Omega in cuốn nghệ thuật gì đó rất cơ bản với dân trong nghề thì đội giá cả triệu bạc.

    ReplyDelete
  16. Loại như NQD chửi làm gì cho phí thời gian.

    ReplyDelete
  17. đóng comment nhé, không còn gì để nói nữa

    sẽ quay lại chuyện này (và liên quan) sau

    ReplyDelete