Feb 24, 2021

sáng



nhìn sợ nhỉ - một quyển sách cũng có thể trông khá là sợ


Như ởkia mới nói, sau rất nhiều năm (không tính cụ thể nổi là bao nhiêu) tôi mới đọc lại Julie (ou la nouvelle Héloïse) của Rousseau, cuốn tiểu thuyết (rất dày) của Rousseau. Cuốn tiểu thuyết nói xấu tiểu thuyết, và cũng là cuốn tiểu thuyết nói xấu người Pháp.

Trông cũng sợ thật, cho nên trang hoàng một tí:


thêm cái bọc

rồi lại thêm cái hộp:


Vậy là nhìn khác hẳn - vẫn là một quyển sách, nhưng cứ như là ba vòng đời liên tiếp.

Nhân vật biểu tượng của Sáng (Lumières, thậm chí không ít liên quan Aufklaerung) như Rousseau lại cũng có Confessions như nhân vật ởkia, rất trọng yếu của một thời hay gọi là Tối (đêm trường, etc.). Về Confessions của Rousseau xem ởkia, nếu muốn thêm nữa về Rousseau thì ởkia.

Nhưng Rousseau đầu tiên thực sự để lại ấn tượng (rất lớn) cho tôi là Émile. Cũng như một Rousseau le promeneur. Không cuốn sách nào về sự đi bộ (để chỉ kể hai ví dụ: Rebecca Solnitz và Antoine de Baecque) không như thể phảng phất mùi vị Rousseau.


Những người đi bộ: Dickens, Thoreau, và cả Sebald: Die Ringe des Saturn: Eine englische Wallfahrt (Vành Thổ tinh), cuốn sách lớn nhất của Sebald - đó là cuốn sách về một (nhưng lại là nhiều) cuộc đi; cũng giống Naipaul, trong cuốn sách đã nói đến ởkia, Sebald, một người nước ngoài khác được nước Anh (hòn đảo ấy) nhận làm quê hương thứ hai, vinh danh cho đất mà mình đi (lang thang) ở trên (với một hòn đảo thì làm gì còn sự vinh danh nào lớn hơn: đất quá ít so với nước, và do vậy rất quý - cứ nghĩ đến hệ thống polder ở Hà Lan thì biết *nháy mắt*). Đoạn đầu Joseph Balsamo tôi nhớ có cảnh một nhân vật hay đi thơ thẩn hái cỏ vùng đồi núi (bộ tiểu thuyết ấy tôi chưa bao giờ đọc lại kể từ khi đọc nó hồi còn rất nhỏ, nhưng có nhiều cơ may là tôi không nhớ nhầm) và được so sánh ngay với Rousseau: trong ngôi nhà ở Montmorency của Rousseau (xem một trong mấy đường link ở trên), giờ là bảo tàng viện, vẫn còn một bộ sưu tập cây cỏ.

Herboriser: đây là động từ dùng để chỉ hoạt động của con người trong cuộc deal với các loại cỏ (vô số cỏ). Thời của Sáng, ngoài khế ước, pháp luật, sự đả phá ý niệm thế giới tuyệt vời nhất, lý trí (lý trí như là ánh sáng), còn là cuộc tìm hiểu cây cỏ rộng lớn (và muốn thế thì phải đi, nhất là lang thang và thơ thẩn). Nhưng trong herboriser còn có một yếu tố: gọi tên. Đấy là một quãng của gọi tên, đặt tên, gọi đúng tên, cứ như một Sáng thế ký mới. Một người tương đối đồng thời với Rousseau, Linné, đã làm cho taxinomie, sự gọi tên (cộng với sắp xếp) trở thành một bản tính thứ hai nữa, của con người. Cuốn sách Linné kể về chuyến đi Laponie của mình (Laponie: toàn tuyết, rồi lại tuyết, và vẫn cứ tuyết, có thêm tuần lộc) là cả một cuộc gọi tên lớn.

Cũng đó là lúc tiểu thuyết (tiểu thuyết như chúng ta biết, như chúng ta vẫn biết) chào đời, với Julie, WertherPamela: cả ba đều mang tên nhân vật chính, và cả ba đều viết bằng thư. Correspondance: như thể cần phải, trước hết, tạo lập các correspondance (tất nhiên ta nhớ đến Baudelaire) thì mới có nền cho một thứ như tiểu thuyết. Nhưng correspondance cũng - không thể khác - khiến ta nghĩ đến một thứ sẽ mau chóng có sau cái thời Sáng đầy gay cấn kia: tàu hỏa (và nhà ga) - tàu hỏa làm cho tiểu thuyết mang hẳn một định danh đi liền với số phận của nó: romans de gare, văn chương nhà ga. Chuyển động chuẩn đã lấp ló.

Và cả Julie, Werther lẫn Pamela đều là tiểu thuyết về tình yêu, về tình sầu.


Tình yêu, dẫu có là tình sầu, dường như là cái duy nhất làm được một điều: mở ra (gặp là sự xé toạc tồn tại và yêu làm cho vết toạc ấy có ý nghĩa) - và cũng nâng lên.

Thần thoại Hy Lạp nói cho chúng ta biết tình yêu sinh ra từ đâu: tình yêu sinh ra (một cách vô ý) từ thời gian. Còn Lãng mạn, ngoài thiết lập một sự đi riêng, "sự đi lãng mạn" (Roland Barthes; tức là sự đi đòi hỏi mọi giác quan phải tham gia), còn làm nảy sinh một dạng tình yêu (mà chúng ta vẫn đang ở trong - rất có thể đã đến thời điểm của giới hạn): tình yêu-dục vọng, amour-passion, love-passion. Cũng không đâu như trong tình yêu, đòi hỏi về correspondance là đòi hỏi nhất thiết.

Đây cũng là cách để thông báo: từ của năm nay là tình yêu.

(về tình yêu, xem thêm ởkia)


Julie của Rousseau yêu người thầy học (một gia sư - précepteur: ta hiểu mối quan hệ thầy-trò có thể nguy hiểm như thế nào): nếu Ý nổi tiếng với các nhạc sĩ đi gieo rắc âm nhạc khắp châu Âu, sang đến tận cả nước Nga, thì Thụy Sĩ lừng danh bằng tập đoàn các nữ nhân quản gia, cũng hiện diện ở mọi ngóc ngách (kể cả Nga), các gouvernante.


(sắp sang đến một phần vô cùng gay cấn)


Một người có vị trí đặc biệt trong tương quan với Rousseau: còn hơn là Voltaire, đó phải là Diderot, giữa Diderot và Rousseau là một cái gì đó có thể gọi là mối quan hệ bạn-kẻ thù.


Đi-đơ-rô:


(ơ, hình như chưa có bài "Diderot ở Việt Nam")

Tôi muốn nói đến Nữ tu sĩ tức là bản dịch tiếng Việt La Religieuse, nhưng cũng như mọi khi, đúng lúc cần thì lại không làm sao mà lục được (điên thế).

Nữ tu sĩ, vì đó chính xác là dâm thư đúng nghĩa đầu tiên tôi đọc trong đời - nếu không tính mấy trường đoạn như những khi có Milady trong Les Trois Mousquetaires hay cảnh Tây Môn Khánh chui xuống gầm bàn sờ chân Phan Kim Liên, hay nữa, "Lã Bố hí Điêu Thuyền", etc.

Diderot cũng khó nắm bắt ngang với Rousseau. (a, đến đây tôi bỗng nhớ ra là vẫn chưa có De l'Esprit của Helvétius, điên thế)


(dâm thư thì rất quan trọng, bởi vì - à mà đằng nào thì cũng sắp có cả một chuyên đề về dâm thư, nên thôi chưa nói gì vội)

(đừng hỏi tôi điều gì về cuốn sách của Vũ Đức Phúc: tôi còn chưa bao giờ giở nó ra đâu)


Ở trên đã nói đến sự quay trở lại (ở đây) của Julie. Quả thật bản dịch tiếng Việt Julie (của Hướng Minh) - Juy-li - đã quay trở lại (tức là có ấn bản mới). Như vậy là do tôi; ý tôi muốn nói, đó là ý tưởng của tôi, ý tưởng (mà tôi đã có từ lâu) về việc làm cho một số thứ quay trở lại, trong đó có Rousseau và Julie.

Nhìn thấy (hoàn toàn do tình cờ) hình ảnh ấn bản mới ấy, tôi muốn phì cười: các nhà xuất bản có năng lực vô hạn trong sự gây cười. Tiểu thuyết của Rousseau mà lại lấy tranh Auguste Renoir làm bìa: một Rousseau impressionniste chăng? hay Rousseau kia - le Douanier Rousseau (nhân vật vừa nhắc, nếu tôi nhớ không nhầm, thì tranh lại lấy làm bìa cho Le Grand Meaulnes: tiếp tục một cú trật tông đáng kể). Về Jean Renoir xem ởkia.

Nhưng nếu vậy (tức là Renoir-Rousseau), thì có nghĩa, đã thực sự không còn gì. Bởi vì, những cái bìa chính là cứ điểm cuối cùng (cf. Maurice Barrès, Les Bastions de l'Est) của các cơ sở xuất bản, nơi (có thể coi là duy nhất) các cơ sở lúc nào cũng tỏ ra tự tin (tự tin mình làm đúng; không những đúng lại còn đẹp).

Câu chuyện bìa sách thì xem ởkia (tôi vẫn cố tình không tháo dải băng đi, vì chỉ cần tháo ra là thấy hơi bị nhiều thứ).


Chuyển (một phát modulation):


Herder dùng một hình ảnh rất đáng nhớ (và giống như lật ngược lại sự sáng): "những người mắt chuột chũi vào thời kỳ của Sáng".


Một La Pléiade hơi xấu, Confessions của Rousseau:


(sorry, nhìn lại thì thấy không phải hơi xấu, mà rất xấu)

Bù lại:





cuối cùng cũng đã tìm được (ngày 8/5/2021);










(còn nứa)


(tiếp tục:




+ chắc cũng đã đến lúc kết thúc "opus 1" rồi đây)

8 comments:

  1. trông đẹp lạ. người đi bộ ngày xưa có bao giờ nghĩ đi "bộ" là tất yếu hay cần thiết đâu.

    ReplyDelete
  2. Nắng đẹp thế chứ, về ba tấm ảnh, em mà sắp thì sẽ xếp ngược hẳn lại ^^. Cái nứa kia phải nứa ở đây https://vi.wikipedia.org/wiki/Nứa thì còn dùng gia công, gia cố các sản phẩm nội thất, bàn ghế, kệ giường v.v... cả làm sáo nứa ^^

    ReplyDelete
  3. nắng nhiều như anh hôn em í hả

    ReplyDelete
  4. Ngược hẳn lại thì đúng rồi ^^. Nắng thật. Sách thật. Tin thật. Cậy thật. Mến thật. Vính viến. Mái mái.

    ReplyDelete
  5. địa ngục thì có quỷ, nhà trừng giới ắt có dâm.

    ReplyDelete
  6. Van khẽ gió đừng vi vút nữa,

    thế rồi chim gió đã nghe ra (bịa ra :p)

    cái ảnh Diderot, eyes like a ruler, vuông chằn chặn^^

    ReplyDelete
  7. Gió bay đôi dải yếm đào/Anh thò tay vào bắt lấy nhạn xanh

    ReplyDelete