Apr 26, 2021

Hương Thương Lý Ẩn Cảng

[nhân dịp tròn thêm triệu view nữa]

(đây là để tiếp tục - ít nhất là một phần không nhỏ - câu chuyện của humidity ởkia; kể từ đó, như ai cũng đã thấy, tôi đã có lần tưởng là đã tiếp tục được nhưng té ra đó lại là một bước hụt, dẫn thẳng vào ngõ cụt - chuyện ai oán ấy, xem ởkia)


Đông phong vô lực biệt diệc nan


Những người siêu thực (André Breton and Co.) có một lý thuyết (những người surréaliste có rất nhiều lý thuyết, trong đó không phải lý thuyết nào cũng thành công rực rỡ như lý thuyết nói rằng yêu nghĩa là convulsif; có thể nói ngắn gọn, thơ của siêu thực là thơ lý thuyết): khi ta đang đi ngoài đường bỗng tình cờ (bất thình lình, out of the blue, etc.) nghĩ đến một ai đó thì đùng một cái bắt gặp (đụng mặt, chạm trán) người đó luôn - một người nào đó vô cùng khó tưởng tượng; không cách nào nghĩ được là có thể gặp, một bạn học mẫu giáo chẳng hạn, hoặc một người tình cũ thuộc dạng thoáng qua và chuyện xảy ra ở xa lắc chỗ gặp lại, thì như vậy không có gì là lạ lắm: không phải quá mức sửng sốt, không phải ta nghĩ đến người đó rồi người đó đột ngột hiện ra (như một hiện hình, một thần hiện), mà bởi sự tiến lại gần của người đó đã gây ra một cái gì đó (ở đây ta có cám dỗ lớn rơi vào từ trường, một lý thuyết nữa của siêu thực) mà một cái gì đó ở ta nắm bắt được (correspondance, correspondance), làm cho ta nghĩ đến người đó. Khoảng thời gian vô cùng ngắn giữa nghĩ đến và sự gặp không chỉ gây hoảng hốt (thậm chí hoảng sợ) mà còn làm đảo lộn chiều của cái gì trước cái gì sau.

Không chỉ như vậy, tức là không chỉ trong địa hạt của người này gặp người kia: gần đây, khi cuối cùng cũng quyết định đọc một nhân vật suốt nhiều năm tôi tránh (tảng lờ như không hề có), Charles Nodier, trong Smarra, lúc thấy có từ "basilic", không hiểu sao tôi chợt nghĩ, thế từ "obélisque" đâu mất rồi? Thật rùng rợn, đúng là từ "obélisque" xuất hiện chỉ sau đó chừng mười dòng. Áp dụng luôn lý thuyết vừa nói ở trên (vào thực tiễn): đến cả các từ cũng có từ.

(Smarra là một truyện ma, nói đúng hơn là về thế giới của ma, rất đậm màu sắc gothic)

Năm ấy, tôi hai mươi tuổi, ở Hương Cảng, sau đêm đầu tiên, đi ra khỏi pavillon trong đó tôi có một chỗ ngủ là phần bên dưới một giường tầng (như đã nói ở phần trước, cái nơi tôi hay bị (những) cái váy thả từ trên cao phủ trùm lên mặt - hay nói đúng hơn, mơn man ve vuốt một cách nguy hiểm (nói thế nghe cho oai) lúc ngủ ban đêm), thì tôi bỗng nhận ra, pavillon của tôi có tên, được viết (to tướng, nhưng trước đó tôi không hề nhìn thấy) trên tường - có nhiều pavillon, ấy là một khu cần phải đi xe bus xa khỏi downtown, rất xa; tất nhiên không còn phà hay đò như xưa kia; gần đó có một parking rất rộng, cũng có bến xe bus luôn - một cái tên gồm ba chữ, viết dọc, cần phải đọc từ trên xuống. Ba chữ ấy là: Lý Thương Ẩn. Tôi ở ngay trong cái pavillon tên là Lý Thương Ẩn.

(những cái pavillon, những chòi:




(còn nữa)


(đang tiếp tục:

+ "Chroniques HN: một phố"

+ "exil"

+ "George Steiner"

+ "Nhượng Tống: thêm một")


1 comment:

  1. Hoá ra trong văn chương cũng có “thuật toán”. Thuật toán InterchangeSort Nhilinh ^^

    ReplyDelete