Dec 16, 2021

Plaute & Térence

ngoặt trở lại các câu chuyện: các câu chuyện thì cứ ở đó, đợi những khi nào có thể sống trở lại - nếu như đó đúng là những câu chuyện


Plaute và Térence: luôn luôn nằm ở hai vị trí đầu tiên trong các anthology (nhân vật trong đường link có rất nhiều liên quan đến câu chuyện này) văn chương La Mã. Còn ngoạn mục hơn nữa: nếu tin vào các thông tin mà ta còn có được, Plaute vừa qua đời thì Térence sinh ra - cứ như thể, cả một cuộc chạy tiếp sức.

Như có thể thấy rõ ở đường link đầu tiên: đằng sau Molière có Plaute. Về phần mình, Térence có hậu thân là Diderot.


Các nhân vật La Mã (nhất là nhân vật văn chương - nhưng tất nhiên, không chỉ văn chương: Napoléon lặp lại César chẳng hạn; à nhưng trong các anthology văn chương La Mã thế nào cũng có Julius Caesar) cũng giống các câu chuyện: trở đi trở lại. Ta thấy, hình thành các cặp: Molière-Plaute, Diderot-Térence; và như vậy thì, họ (các nhân vật La Mã) giống như second nature. Câu chuyện ấy kéo rất dài: đằng sau Ezra Pound ta thấy nhiều nhà thơ Ý, nhưng cả một nhân vật La Mã nữa: Properce (Sextus Propertius). Điểm mốc lớn: Montaigne; ở Montaigne và kể cả Shakespeare đều có yếu tố Sénèque (Seneca) - đối với Shakespeare, không chỉ các nhân vật cùng thời (Kyd, Marlowe, etc.) quan trọng, mà còn có vai trò rất lớn của sự phát hiện Sénèque. Ba thế kỷ của châu Âu (17, 18, 19), câu chuyện ấy (ngầm nhưng cũng không ngầm lắm) lặp đi lặp lại. La Fontaine dựa trên Ésope? nhưng nếu vậy thì sẽ quên mất volet La Mã ở riêng trường hợp La Fontaine: không ít bài thơ của La Fontaine gần như chẳng hề thay đổi gì từ các bài của Phèdre, cũng như Molière lấy lại (nhận lại) câu chuyện Amphitryon của Plaute. Dường như càng về sau này, thế giới La Mã càng có nhiều phản chiếu hơn từ các nhân vật trước đây (thời nghiêm túc) không mấy được coi trọng, nhất là Martial và Juvénal.

Chuyện vẫn còn có thể hay hơn nữa: chính đằng sau Térence và Plaute lại có cũng chính điều đó, second nature, mà ai cũng có thể dễ dàng đoán ra, phát xuất từ thế giới Hy Lạp.


Marlowe:


một tập Plaute:



(tất nhiên, đây cũng là câu chuyện của réclamer)



Chuyện của nature, nhưng cũng là chuyện của ngôn ngữ (vả lại, trong số các nature của con người, còn có gì vượt mặt được ngôn ngữ về mức độ thiết thân nữa đây): ngôn ngữ muốn nhiều thứ (nếu không phải mọi thứ) cứ ở mức của second: có vô số second nature - ta có thể đoán được, lý do cho điều này nằm ở chỗ, không cái nào muốn bị xuống hạng, phải nằm ở vị trí third, nhưng đồng thời, first thì chẳng ai biết (và cũng sẽ không bao giờ biết) thật ra là gì, cho nên cứ second, second, second.






Jacques & Jacques

Péguy & Claudel


1 comment:

  1. discourse này là để cấp đối trọng cho các bạn hiện đại, hay là để chỉ đường cho them về nhà ? mà nếu các Thánh Thư đã kéo theo hàng xe "second nature" của mình, thì hà cớ gì những người sau học theo lại ko :)

    ReplyDelete