(tiếp tục Dostoievski viết thư, "(một người) E. T. A. Hoffmann": một nhân vật như Hoffmann có thể đọc những gì, khi không đọc Kant; cũng kết thúc hoàn toàn "Sự anh hùng của cuộc sống hiện đại": vẫn cần thêm một ít ở phần introduction)
Claudel và Péguy, tức là một thế hệ: những người sinh ra vào quãng cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ 19. Đây là thế hệ của những người mà ta đã biết, Alain và Paul Valéry. Thế hệ của họ có những sự vụ lớn: Thế chiến thứ nhất, nhưng nhất là Affaire Dreyfus, và họ có một ông thầy lớn: Stéphane Mallarmé.
Nhưng đây cũng là những người đầu tiên sống trong Đệ tam Cộng hòa: Đệ nhị (và cũng là cuối cùng) Đế chế đã kết thúc. Sống vào thời ấy thì sẽ rất khó thoát khỏi một vấn đề: tôn giáo - chính vào lúc nền Cộng hòa đang hướng tới việc tách nhà trường khỏi nhà thờ, thì con người thời đó rơi vào khủng hoảng tôn giáo trầm trọng. Claudel sống trong một gia đình hờ hững với tôn giáo (khung cảnh chung), nhưng về sau sẽ trở thành oblat của một tu viện kín (gọi là nhà tu thì đúng hơn), cũng giống Huysmans. Charles Péguy thì tuy là một sản phẩm đặc thù của giáo dục cộng hòa (ENS, etc.) nhưng lại trở thành thủ lĩnh tinh thần của cả một mystique.
Tôi đã tìm thấy Claudel nhắc tới Péguy nhưng ngược lại, Péguy có nhắc đến Claudel không thì chưa thấy: chắc là không.
như thế này thì sẽ hơi tréo ngoe:
Claudel nổi tiếng với tư cách nhà thơ hơn nhưng đây lại là văn xuôi, còn Péguy thì ngược lại
(số thứ 60 và số thứ 79: tôi cũng có những quyển số trước đó, nhưng còn chưa nhảy được vào khoảng 50 quyển đầu tiên của Bibliothèque de La Pléiade)
Tức là, có một nỗi khó ở lớn - mỗi thời có một nỗi khó ở riêng, và thời nào cũng được đặc trưng hóa bằng cả những gì không thuộc vào khó ở, nhưng cũng cả bởi nỗi khó ở mà chỉ nó mới có, sâu đậm, nữa. Về thời mà chúng ta đang quan tâm đây, George Steiner từng dùng một từ để miêu tả: ennui; tôi nghĩ là cần thêm một từ nữa: malaise. Sự ennui mà Steiner miêu tả được biểu hiện một cách đầy nghịch lý: mọi lời chứng đều cho thấy mùa hè năm 1914 là một mùa hè đẹp chưa từng có, sự đẹp trời kéo dài và bất động. Hết mùa hè, là chiến tranh bắt đầu.
Péguy là một trong những liệt sĩ đầu tiên của nước Pháp, hồi Thế chiến thứ nhất: trung úy Charles Péguy chỉ huy một đại đội, đã tử trận ngay khi chiến tranh bùng nổ. Một nhân vật khác mà ta đã quá quen cũng vậy: họ lại còn là hai người bạn rất thân, một cặp bạn vong niên.
Trong nỗi khó ở có nhiều mùi vị của cảm giác bị phản bội. Péguy chính là người diễn đạt điều này rõ hơn cả, nhất là trong Notre Jeunesse, một trong những texte lớn nhất của Péguy (đây thì lại là prose chứ không phải poésie). Cảm giác về sự phản bội sẽ kéo dài; một cuốn sách viết nhiều năm về sau mang từ ấy trong nhan đề như cả một dấu hiệu: cf. Julien Benda, La Trahison des clercs.
Còn Claudel là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp: với Claudel ta quay trở lại với câu chuyện nổi tiếng về các nhà văn Pháp đồng thời là nhà ngoại giao, một thời. Tạo dựng điều đó là một nhân vật: Philippe Berthelot, ông lớn của ngoại giao, một người rất thích được vây xung quanh mình các nhà văn trẻ trung nhiều tài năng. Claudel, nhưng còn cả nhiều người nữa, như Jean Giraudoux, Paul Morand, vân vân và vân vân. Đó là một groupe, một bande, thậm chí một clique.
Claudel ở Trung Quốc rất lâu năm, làm đến consul. Công vụ còn đưa Claudel đi nhiều nơi khác nữa, ở châu Âu nhưng cũng cả Nhật Bản hay Braxin. Từng có thời nhạc sĩ Darius Milhaud là secrétaire của Claudel.
Như vậy, một người như Claudel thì lại rất thơ ca, trong khi một người như Péguy thì lại đặc biệt quan tâm đến chính trị: mệnh đề lớn nhất của Péguy là, Mọi thứ đều khởi đầu bằng mystique và kết thúc trong politique.
Trên địa hạt của politique nhưng là pratique, Péguy có position không thể nét hơn, trong Affaire Dreyfus: đó là một dreyfusiste toàn tòng (những người cho rằng viên sĩ quan Do Thái Dreyfus vô tội là dreyfusiste, còn những người có thái độ ngược lại là anti-dreyfusiste; tất nhiên giữa hai cực ấy có vô số sắc thái: rất nhiều người trong số "anti-dreyfusiste" tin rằng Dreyfus vô tội nhưng nên và thậm chí cần có tội - đây là cả một nét lớn của chủ nghĩa quốc gia Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20).
(chắc chắn là Claudel có một bài, viết về chuyến đi Indochine của mình, nhưng tập prose của tôi lại bỏ mất nó ra, tuy có rất nhiều về Trung Quốc; ai có manh mối gì về bài ấy không?)
Ngoài Notre Jeunesse, nơi thể hiện niềm cay đắng của Péguy, không chỉ thấy mình ở trong sự phản bội chung mà còn hình dung được mình thuộc vào số những người cuối cùng của một hình thức chung sắp đến hồi tàn cuộc, và cũng không chỉ là trong những gì liên quan đến Affaire Dreyfus, một texte lớn nữa của Charles Péguy (prose) là L'Argent, một dạng hồi ký; nhan đề của nó là "tiền" nhưng một trong các yếu tố quan trọng nhất trong đó lại là: học tiếng Latin. Khối lượng prose của Péguy rất khổng lồ (Péguy không thực sự là một nhà thơ, nếu muốn thì có thể tìm hiểu xem Péguy nhìn nhận sonnet và alexandrin như thế nào: rất kỳ khôi; trong khi Claudel không thực sự là một prosateur), vì còn liên quan tới một tờ tạp chí: Cahiers de la quinzaine, tờ tạp chí lừng danh tiếng nói của cả một thế hệ, tại đó Péguy là trung tâm, là linh hồn, một thế hệ ở trong nỗi grand malaise. Vậy là, ta quay trở lại với những fascicule, những cahier, những volume, nhất là với sự périodique. Đàn ông rất khó biết về cái đó, tức là không biết được một cách tự nhiên, cho nên họ hay làm những gì có thể định ra nó, nhiều người làm báo, các thứ gì có thể định kỳ được. Nếu không thì rất khó mà không bị văng ra. Một trong những cộng tác viên quan trọng của Cahiers: Daniel Halévy, nhân vật nổi tiếng, bạn học hồi nhỏ (không nhỏ lắm) của Marcel Proust, tác giả cuốn tiểu sử Nietzsche đầu tiên ở Pháp - chính nhóm bạn học ở trường Condorcet, trong đó có Proust, đóng vai trò quan trọng trong việc introduce Nietzsche vào Pháp; tất nhiên hồi ấy hiểu biết về Nietzsche rất khác so với về sau này.
(vẫn trong địa hạt của Affaire Dreyfus, cụ thể hơn là của dreyfusiste và anti-dreyfusiste: có những trường hợp rất không ngờ, chẳng hạn như Marcel Proust: một người thuộc giới tư sản cao, Hữu Ngạn - chứ không Tả Ngạn - thậm chí không ngớt chạm vào snobisme, ta sẽ dễ tưởng đó là một người - nói theo ngôn ngữ về sau một chút - hữu khuynh và do đó anti-dreyfusiste; nhưng Proust lại là một dreyfusiste; ngược lại, cũng có khi rất dễ đoán, đến mức quá dễ: như một trong những anti-dreyfusard lớn nhất hiển nhiên là một nhân vật mà ta đã biết: Charles Maurras)
tiếp tục
ReplyDelete