Nov 21, 2009

Locomotive

Bao nhiêu năm nhớ mãi không ra ai là người nói đến từ "locomotive" và miêu tả nó giống hệt cái đầu máy tàu hỏa thật, thì đọc Võ Phiến thấy nguyên cả đoạn trích dẫn luôn, thật là khoái chí.

Đoạn trích rút ra từ Chúng ta qua cách viết, Giao Điểm, 1972. Khi bàn tới chuyện văn chương để xem hay để đọc, Võ Phiến viết nguyên văn:

"Paul Claudel tưởng tượng chữ Oeil giống hình con mắt, chữ Coeur giống trái tim. "Và chữ Locomotive là một bức vẽ đúng hình con tàu với ống khói, bánh xe, pít-tông, còi, đòn bẩy và mũi chỉ hướng, ấy là chưa nói tới đường rầy! Chữ Rêve là cả một biểu tượng. Có dấu mũ hình con bướm. Có kẻ đi săn cầm còi, xoạc chân chạy đuổi theo cái dấu nhỏ hay lẩn tránh ấy. Kẻ nọ dùng chữ E làm một chiếc thang để leo lên bắt! Hắn vươn tay ra, với không tới cái chữ tắt lộn ngược, và đó là chữ V. Nhưng hoài công! Chỉ còn lại chiếc thang"."

Những suy tưởng kiểu này thuộc vào dạng chống lại lý thuyết về ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure, theo đó nghĩa và hình thức từ chỉ có mối quan hệ võ đoán. Lý thuyết về tương liên thực sự có giữa từ và nghĩa đã có từ thời Platon, do Platon phát biểu trong một tác phẩm ngắn. Từ "rêve" ví dụ ở trên nghĩa là "dream".

Hình như Võ Phiến trích từ một nguồn không nói rõ từ "Locomotive" phải có một đường gạch chân ở dưới nữa, vì có cái ý nói tới "đường ray". (Võ Phiến chú thích là trích câu này từ Jérôme Peignot, De l'écriture à la typographie).

4 comments:

  1. Vụ Locomotive này hình như bác đã nói 1 lần rồi thì phải. Trí tưởng tượng của con người cũng hay nhỉ, y như chữ rêve ấy. :)

    ReplyDelete
  2. Em có gửi cho bác một cái email từ 2 hôm trước, không biết bác có nhận đc không?

    ReplyDelete
  3. Nhị Linh cho hỏi, có phải Paul Claudel này là em trai Camille Claudel ? NL đã ngắm tượng của Camille Claudel ở bảo tàng Rodin ?

    ReplyDelete
  4. đúng rồi đấy ạ, Claudel, Valéry, Proust và Gide cùng thời và được gọi là "bộ tứ" đại khái là huy hoàng của văn chương Pháp đầu TK XX

    ReplyDelete