Nhưng ở Das Glasperlenspiel đã có nhiều nét cười. Và sự cận kề Mann-Hesse ở cuối đời được phân tích trong bài giới thiệu bản dịch tiếng Anh Das Glasperlenspiel của Theodore Ziolkowski (1969).
Khi ở California Mann đọc Das Glasperlenspiel (1943), ông đã choáng váng vì giữa câu chuyện về Joseph Knecht này và câu chuyện ông đang viết, Doktor Faustus (sẽ in năm 1947), có rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai câu chuyện (về Joseph Knecht ở Hesse và về nhạc sĩ thiên tài Adrian Leverkühn ở Mann) đều dùng hình thức (rất cổ điển và hay gặp ở nhiều tác phẩm tham vọng của phương Tây) để một "người bạn" của nhân vật chính kể lại cuộc đời nhân vật trung tâm, qua nhiều giai đoạn khác nhau (dạng Bildungsroman).
Câu chuyện của Mann mô phỏng Faust và bản hợp đồng với quỷ: nhạc sĩ Adrian Leverkühn được thuật chuyện trong quá trình sa sút, kèm với đó là sự miêu tả sự suy sụp khủng khiếp của xã hội Đức trước bậc thềm chủ nghĩa Quốc xã. Đề tài này thật ra dễ tưởng tượng ra dưới ngòi bút của Hesse hơn là dưới ngòi bút của Mann. Còn trong Das Glasperlenspiel, nhân vật Thomas von der Trave chính là một "hóa thân" của Thomas Mann: Mann sinh ở thành phố Lübeck trên sông Trave. (đặc biệt, hai nhân vật đối nghịch của nhau trong tác phẩm của Hesse đều có nguyên mẫu: Fritz Tegularius là Nietzsche còn Jacobus là Jakob Burckhardt)
Cuối đời, Mann đi từ một chủ nghĩa hiện thực rất đậm nét ở Buddenbrooks vào một bút pháp nhiều nét tượng trưng hơn nhiều. Con đường của Hesse ở cùng giai đoạn dường như ngược lại: hai con người ấy cứ bổ sung cho nhau, hoàn chỉnh một thế hệ văn chương tuyệt vời của nước Đức, sau khi đều đã là những ông hoàng của độc giả tuổi thanh niên.
-----------
Bốn tác phẩm cuối đời của Hermann Hesse là Der Steppenwolf, Narziss und Goldmund, Die Morgenlandfahrt (tức Hành trình sang Đông phương) và Das Glasperlenspiel (Magister Ludi).
Bỏ qua Hành trình sang Đông phương, thuộc dòng mà tôi cho là đậm chất lãng mạn rơi rớt (Thomas Mann khi nói về Hermann Hesse đã ngay lập tức nói về chủ nghĩa lãng mạn của Hesse), màu sắc exotic, điều xếp Hesse vào một ngạch nhỏ văn nhân phương Tây mê đắm phương Đông từ xưa, với một đỉnh cao phải nhắc đến là Voltaire với câu chuyện Zadig đậm mùi Trang Chu, ba tác phẩm còn lại (lớn nhất trong sự nghiệp văn chương của Hesse) có liên quan mật thiết đến nhau.
Sói Thảo Nguyên, hiểu một cách sơ giản, chia đôi con người thành phần người và phần sói, khảo sát xem một sự sinh tồn kép như vậy có thể như thế nào trong một thế giới nhiều biến động ngầm, thì Narziss und Goldmund bày ra sự nhị nguyên ấy thành hai cá thể riêng biệt nhưng lại đồng nhất ở mức độ sâu thẳm: tu viện trưởng Narziss và chàng du đãng Goldmund, hai nhân vật cực kỳ độc lập đi con đường riêng nhưng nương tựa vào nhau trong sự tinh tấn tinh thần ấy.
Ở Sói Thảo Nguyên, Hesse đã tiên tri về sự diệt vong của người Do Thái; đến Narziss và Goldmund, khi hai người gặp lại nhau sau rất nhiều năm, lúc Goldmund đang gặp nguy hiểm có khả năng bị treo cổ còn Narziss đã trở thành một chức sắc lớn của Nhà thờ, Goldmund đã hỏi kháy Narziss là cha từng bao giờ giết người Do Thái chưa.
Cách phân chia như thế này là một điển hình trong suy tư của Hesse: ngay từ Demian, ông đã gây ấn tượng vô cùng mạnh về cách diễn giải câu chuyện Caïn trong Kinh Thánh: Caïn, trong mắt Demian trẻ tuổi, mới là con người hùng mạnh, đáng kính trọng và xứng đáng là con của Chúa; Hesse đặc biệt bị hút vào những mặt đối lập, các đối cực xa nhau nhất.
Phải là một thi sĩ thuần khiết lắm thì mới có cách nhìn cực đoan như vậy; Narziss und Goldmund đặt bên cạnh Das Glasperlenspiel mới là cả một sự đẩy về hai cực rõ rệt.
Ở đây là về phương diện thời gian: Narziss und Goldmund đột nhiên đẩy câu chuyện về thời Trung cổ; sang đến Das Glasperlenspiel, câu chuyện lại phóng vào tương lai; đại khái, hai câu chuyện này cách nhau chừng một nghìn năm khoảng cách; đến cuối đời, Hesse vẫn thể hiện biên độ cảm nhận của mình rộng đến thế nào.
Nhân vật chính của Das Glasperlenspiel là "Magister Ludi" Joseph Knecht, ở một địa điểm đậm đặc trí tuệ tên là Castalia, nơi ngự trị là một "Game": Magister là master, thầy/bậc thầy, còn "ludi" là cách genitiv của "ludus" trong tiếng Latinh, nghĩa là "trò chơi", "Magister Ludi" là chức danh tối hậu của một cõi trí tuệ tuyệt đối.
Bỏ qua Hành trình sang Đông phương, thuộc dòng mà tôi cho là đậm chất lãng mạn rơi rớt (Thomas Mann khi nói về Hermann Hesse đã ngay lập tức nói về chủ nghĩa lãng mạn của Hesse), màu sắc exotic, điều xếp Hesse vào một ngạch nhỏ văn nhân phương Tây mê đắm phương Đông từ xưa, với một đỉnh cao phải nhắc đến là Voltaire với câu chuyện Zadig đậm mùi Trang Chu, ba tác phẩm còn lại (lớn nhất trong sự nghiệp văn chương của Hesse) có liên quan mật thiết đến nhau.
Sói Thảo Nguyên, hiểu một cách sơ giản, chia đôi con người thành phần người và phần sói, khảo sát xem một sự sinh tồn kép như vậy có thể như thế nào trong một thế giới nhiều biến động ngầm, thì Narziss und Goldmund bày ra sự nhị nguyên ấy thành hai cá thể riêng biệt nhưng lại đồng nhất ở mức độ sâu thẳm: tu viện trưởng Narziss và chàng du đãng Goldmund, hai nhân vật cực kỳ độc lập đi con đường riêng nhưng nương tựa vào nhau trong sự tinh tấn tinh thần ấy.
Ở Sói Thảo Nguyên, Hesse đã tiên tri về sự diệt vong của người Do Thái; đến Narziss và Goldmund, khi hai người gặp lại nhau sau rất nhiều năm, lúc Goldmund đang gặp nguy hiểm có khả năng bị treo cổ còn Narziss đã trở thành một chức sắc lớn của Nhà thờ, Goldmund đã hỏi kháy Narziss là cha từng bao giờ giết người Do Thái chưa.
Cách phân chia như thế này là một điển hình trong suy tư của Hesse: ngay từ Demian, ông đã gây ấn tượng vô cùng mạnh về cách diễn giải câu chuyện Caïn trong Kinh Thánh: Caïn, trong mắt Demian trẻ tuổi, mới là con người hùng mạnh, đáng kính trọng và xứng đáng là con của Chúa; Hesse đặc biệt bị hút vào những mặt đối lập, các đối cực xa nhau nhất.
Phải là một thi sĩ thuần khiết lắm thì mới có cách nhìn cực đoan như vậy; Narziss und Goldmund đặt bên cạnh Das Glasperlenspiel mới là cả một sự đẩy về hai cực rõ rệt.
Ở đây là về phương diện thời gian: Narziss und Goldmund đột nhiên đẩy câu chuyện về thời Trung cổ; sang đến Das Glasperlenspiel, câu chuyện lại phóng vào tương lai; đại khái, hai câu chuyện này cách nhau chừng một nghìn năm khoảng cách; đến cuối đời, Hesse vẫn thể hiện biên độ cảm nhận của mình rộng đến thế nào.
Nhân vật chính của Das Glasperlenspiel là "Magister Ludi" Joseph Knecht, ở một địa điểm đậm đặc trí tuệ tên là Castalia, nơi ngự trị là một "Game": Magister là master, thầy/bậc thầy, còn "ludi" là cách genitiv của "ludus" trong tiếng Latinh, nghĩa là "trò chơi", "Magister Ludi" là chức danh tối hậu của một cõi trí tuệ tuyệt đối.
-----------
Hermann Hesse và Thomas Mann thuộc cùng một thế hệ, cái thế hệ nhà văn Đức chiếm tới hai giải Nobel Văn chương; cả hai đều chịu tác động rất tiêu cực từ tình hình xã hội chính trị nước Đức với Hitler ở trung tâm; Hesse chính là người giúp đỡ cả Mann lẫn Bertolt Brecht (thuộc thế hệ sau đó hẳn, cách chừng 20 năm tuổi tác) khi họ trốn chạy khỏi chủ nghĩa phát xít; cả ba người, Mann, Hesse và Brecht, đều sống sót qua đại nạn, không như Walter Benjamin và Stefan Zweig.
Năm 1947, Thomas Mann viết lời giới thiệu đầy nồng nhiệt cho bản Demian (phụ đề "The Story of a Youth"); khi ấy Hesse mới nhận giải Nobel (còn Mann đã nhận Nobel trước đó gần 20 năm).
Năm 1919, khi xuất hiện lần đầu, Demian (ở Việt Nam quen thuộc dưới nhan đề Tuổi trẻ băn khoăn do Hoài Khanh dịch trước đây ở Sài Gòn rồi tái bản sau đó) không ký tên Hermann Hesse mà ghi tác giả là Emil Sinclair; trong "lời giới thiệu" 1947, Mann kể mình đã rất nhiều lần hỏi nhà xuất bản xem tác giả thực chất là ai, nhưng S. Fischer đã "lied loyally".
Tôi không rành Hermann Hesse đến độ biết hết mọi chi tiết quan trọng nên rất bất ngờ khi đọc thấy Mann cho biết Hesse là người ngưỡng mộ Kafka ("the Jewish genius of Prague") ngay từ khi Kafka chưa hề nổi tiếng, thậm chí gọi Kafka là một "uncrowned king of German prose".
Thảo nào: trong lịch sử văn chương không chỉ có một Joseph K.: trong "Thư gửi một nghệ sĩ trẻ" (bản tiếng Pháp là "Lettre à un jeune artiste") viết năm 1949, người được Hesse gửi thư tên là J. K.
Và nhân vật chính trong tác phẩm lớn cuối cùng của Hermann Hesse, Das Glasperlenspiel tức The Glass Bead Game (Chủ Trò) cũng là một J. K.: Joseph Knecht.
Cả Demian lẫn Das Glasperlenspiel đều thuộc dạng Bildungsroman, tức là dạng tiểu thuyết kể về quá trình trưởng thành của một con người; trong kỳ Núi Thần của Mann vừa được xuất bản tại Việt Nam vừa rồi, tôi thấy người ta cứ gọi Bildungsroman là "tiểu thuyết triết lý", buồn cười thế mấy quả nghiệp dư.
Năm 1947, Thomas Mann viết lời giới thiệu đầy nồng nhiệt cho bản Demian (phụ đề "The Story of a Youth"); khi ấy Hesse mới nhận giải Nobel (còn Mann đã nhận Nobel trước đó gần 20 năm).
Năm 1919, khi xuất hiện lần đầu, Demian (ở Việt Nam quen thuộc dưới nhan đề Tuổi trẻ băn khoăn do Hoài Khanh dịch trước đây ở Sài Gòn rồi tái bản sau đó) không ký tên Hermann Hesse mà ghi tác giả là Emil Sinclair; trong "lời giới thiệu" 1947, Mann kể mình đã rất nhiều lần hỏi nhà xuất bản xem tác giả thực chất là ai, nhưng S. Fischer đã "lied loyally".
Tôi không rành Hermann Hesse đến độ biết hết mọi chi tiết quan trọng nên rất bất ngờ khi đọc thấy Mann cho biết Hesse là người ngưỡng mộ Kafka ("the Jewish genius of Prague") ngay từ khi Kafka chưa hề nổi tiếng, thậm chí gọi Kafka là một "uncrowned king of German prose".
Thảo nào: trong lịch sử văn chương không chỉ có một Joseph K.: trong "Thư gửi một nghệ sĩ trẻ" (bản tiếng Pháp là "Lettre à un jeune artiste") viết năm 1949, người được Hesse gửi thư tên là J. K.
Và nhân vật chính trong tác phẩm lớn cuối cùng của Hermann Hesse, Das Glasperlenspiel tức The Glass Bead Game (Chủ Trò) cũng là một J. K.: Joseph Knecht.
Cả Demian lẫn Das Glasperlenspiel đều thuộc dạng Bildungsroman, tức là dạng tiểu thuyết kể về quá trình trưởng thành của một con người; trong kỳ Núi Thần của Mann vừa được xuất bản tại Việt Nam vừa rồi, tôi thấy người ta cứ gọi Bildungsroman là "tiểu thuyết triết lý", buồn cười thế mấy quả nghiệp dư.
No comments:
Post a Comment