Nov 2, 2019

Nối

Đã đến chỗ - chỗ khó nhất, tất nhiên; ít nhất là đặc biệt tinh tế - của những mối nối.

Làm thế nào để nối? Hãy hỏi những cơn mưa.

Như vậy là đã có thể nối cả mấy câu chuyện vào với nhau: câu chuyện lsbcvn, câu chuyện 47-54 và câu chuyện van-hoc-mien-nam.

Một ví dụ không ít ý nghĩa: Nguyễn Đăng Thục.

Đây là Văn nghệ tập san, tờ tạp chí của giai đoạn đầu miền Nam - một tờ tạp chí có sự tồn tại không dài:


Tờ nào của thời Hà Nội 1947-1954 mà Nguyễn Đăng Thục cũng là yếu nhân? Một số người sẽ trả lời được ngay: đó là Văn hóa tùng biên.

(ơ, đống Văn hóa tùng biên của tôi nhét vào đâu mất, sẽ lục sau)

Nhưng có một nhân vật văn chương rất quan trọng của sự nối: Thanh Nam. (ởkia có một bài báo, ngày ấy tôi tự hỏi có phải tác giả là Mai Thảo không, nhưng rất có thể nó do Thanh Nam viết)


Thanh Nam: tôi từng đọc một lời kể về vụ bắt giữ vợ chồng Khái Hưng và Phan Khôi tại 80 Quán Thánh (một vụ bắt giữ rất nổi tiếng). Tại tòa soạn của tờ Việt Nam lúc ấy không chỉ có các nhà báo và nhân viên nhà in (nhà in và báo quán chung một nơi), mà còn có hai nhân vật thiếu niên; đó là hai thành viên của Đoàn thanh niên Quốc dân đảng (như tôi từng vài lần miêu tả, địa dư khu vực với phố Quán Thánh là viền ngoài quãng giữa thập niên 40 của thế kỷ 20 chính là thánh địa của Việt Nam Quốc dân đảng). Hai cậu bé ấy trở thành chứng nhân cho cuộc bắt giữ - tác giả của lời chứng nói, cậu bé còn lại là Thanh Nam.




(còn nữa)

1 comment: