Sep 30, 2020

Trong hiệu sách (9) lật lại

"... sách thì không đọc được, sổ thì không viết được...
tức là về mo"

(E. K.)


ở kia đã "lộn lại" thì giờ "lật lại" - cũng đang tiếp tục "Đám ma tôi""Truffaut-Hitchcock"

lần trước đã hứa kể một câu chuyện, giờ là lúc thực hiện lời hứa


Một lần, hồi lâu rồi, tôi lỡ chân rơi vào facebook, một thời gian (không dài lắm). Một hôm, tình cờ thế nào tôi đọc thấy một bài điểm sách trên một tờ tạp chí (một e-magazine, nếu muốn chính xác - có lẽ rồi một ngày cũng sẽ phải có một kỳ thời chúng ta về các e-m Việt Nam), và bài ấy copy nguyên vài đoạn (không ngắn) từ một bài viết của tôi (tờ tạp chí có liên quan đến cái đã nói - sướt qua - ởkia). Đừng lo, tôi không thuộc vào số những người mở miệng là kết án đạo văn (cũng tương tự, những người mở miệng là buộc tội ngụy biện). Nhiều lần tôi đã bắt gặp những cái người ta sẽ gọi là đạo văn, mà đối tượng là tôi, có lúc tôi thấy hơi bối rối, nhưng chủ yếu tôi thấy buồn cười, cũng hơi ngượng (mình viết, mình thấy như dở hơi, thế mà lại). Nhưng vì tôi biết người của tờ tạp chí đó, lại đúng là tác giả bài viết kia, có thể đọc những gì tôi viết trên facebook, nên tôi nhắc đến (chuyện này chắc hẳn nhiều người còn nhớ).

Câu chuyện tiếp theo diễn ra ở pm, tức là message, tức là không công khai. Tác giả kia nói chuyện với tôi thật. Nhưng điều đáng kinh ngạc là người ấy không hề nhắc gì đến vụ việc. Chẳng hề có lấy một lời. Tất nhiên tôi cũng không động tới: insist thì để làm gì, khi mà ngay từ đầu tôi đã không định làm gì?

Điều còn đáng kinh ngạc hơn, nhân vật đề nghị tặng tôi sách, nói vợ của mình đọc được tiếng Pháp và có nhiều sách tiếng Pháp, nếu tôi thích quyển nào thì sẽ tặng tôi. Tôi cũng bảo cho xem thử, rồi nhân vật gửi ảnh chụp một số sách. You know, toàn những thư gửi từ cối xay gió, mối tình Cosette, người đi xuyên tường etc.

Như Balzac, trước một phénomène như thế, chỉ có thể bật ra một câu: ah ce drôle. Lại còn định cướp của vợ mang đi cống nạp (mới sợ chứ).

Thế rồi, gần đây, nhân vật trở thành giám đốc truyền thông cho một cơ sở xuất bản (không nhỏ). Có nhiều người tương tự, nhờ facebook mà tỏ ra mình đọc sách, hiểu biết về sách vở etc. (nhưng có phải đâu).

Thêm nữa, các cơ sở xuất bản Việt Nam hiện nay luôn luôn có ba vị trí vô tích sự: giám đốc truyền thông (tất nhiên), nhưng cả giám đốc kinh doanh và giám đốc bản quyền nữa. Chẳng để làm gì. Ví dụ như giám đốc bản quyền, gọi như vậy thôi nhưng thật ra chỉ biết làm một việc là ngồi canh mấy bảng xếp hạng sách bán chạy. Những nơi còn có giám đốc kế hoạch nữa thì cũng tương tự nốt. Nhưng, câu hỏi quan trọng nằm ở chỗ: tại sao không cần mà vẫn có?

Ấy là vì các cơ sở xuất bản muốn trông như là mình biết tổ chức, và biết kinh doanh (đồng thời, vì không đọc và không biết đọc, cho nên phải làm ra vẻ quy củ). Nhưng có gì như vậy đâu. Tất yếu, bất kỳ ai cũng có thể ngồi vào mấy chỗ trên đây - như ce drôle mà tôi vừa kể chuyện.


Nhưng tôi đang muốn nói đến lật lại: tôi muốn nói rất cụ thể, lật một quyển sách lại, xem bìa sau của nó. Tôi muốn làm như vậy với một quyển sách cụ thể, nhưng lỡ nhét nó vào đâu mất mãi vẫn chưa lục thấy. Trên bìa sau quyển sách mà tôi muốn nhắc đến ấy, ta sẽ xem ông Tạ Duy Anh ca ngợi sách hay như thế nào.




(còn nữa)





đọc & rọc (Gutenberg & Co.)
Trong hiệu sách (8) cũ
Trong hiệu sách (7) giống
Trong hiệu sách (6) trông như là
Trong hiệu sách (5) best-seller và PR
Một thực tại-hiệu sách
Trong hiệu sách (4)
Trong hiệu sách (3) "Cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù"


No comments:

Post a Comment