Mar 19, 2016

Walter Benjamin: Tuổi thơ Berlin (năm đoạn)

Văn chương có thể là thần chú không? có thể trở thành thần chú không? Có chứ, thần chú về bản chất cũng chỉ là một số cách sắp xếp nhất định của ngôn từ. Một số văn chương là thần chú nhiệm mầu nhất.

Benjamin viết bằng tiếng Pháp (giống Rilke, mà Benjamin có quen biết trực tiếp): đây là một điều không hề đương nhiên, vì Benjamin, trong thư gửi bạn (Adorno, nhưng nhất là Scholem), luôn luôn than phiền vốn tiếng Pháp của ông không đủ dùng để viết. Một người dịch Marcel Proust không hề đương nhiên là một người có thể viết được bằng tiếng Pháp.

Benjamin đến Paris lần đầu tiên (dịp lễ Pentecôte) năm 1913 (xem ở đây), ngay sau đó là những mối quan tâm cực lớn đối với Baudelaire, Proust, kể cả Jouhandeau. Benjamin là người Đức hiểu văn chương Pháp nhất thời ấy (và là nhà phê bình số một: điều này thì Walter Benjamin nhận luôn không ngượng ngùng, trong một bức thư gửi Scholem). Cũng khoảng thời gian ấy, có một người Pháp sang Đức sống một thời gian dài. Người ấy tên là Alexandre Vialatte, và năm 1928, Jean Paulhan nhận được bản dịch Die Verwandlung và in luôn, Kafka bắt đầu hiện diện trong tiếng Pháp, nhờ công Vialatte trẻ tuổi.

Hai mươi năm sau, 1933, bắt đầu "quãng thời gian Pháp" của Benjamin. Một quãng thời gian cực kỳ bí hiểm, mà rất gần đây người ta mới bắt đầu thực sự hình dung được một cách tương đối cụ thể. Cũng như mọi nhân vật văn chương kiệt xuất, quãng cuối đời của Benjamin dùng để xóa dấu vết cuộc đời. Những nhà văn lớn là những vết trầy lớn lên một chiều vi diệu nào đó của sự tồn tại thế giới; trách nhiệm của họ, sứ mệnh của họ là tạo ra vết trầy này, nhưng sau đó còn phải "xử lý hậu quả" nữa, nghĩa là sửa chữa vết hằn mình để lại, càng làm cho chiều của thế giới kia về gần với trạng thái ban đầu càng tốt.

Benjamin 1933-1940: những năm cuối đời này bất chợt được rọi một luồng ánh sáng mới, khi triết gia Ý Giorgio Agamben tình cờ tìm được "Paper", tức là những giấy tờ Benjamin để lại, lạc đâu đó trong Thư viện Rất Lớn, tức là Thư viện Quốc gia Pháp. Với riêng Agamben, điều này vô cùng có ý nghĩa, bản thân Agamben từng nói, Benjamin chính là "antidote" cho ảnh hưởng của Martin Heidegger lên ông. Đúng, Agamben thật may mắn, người ta sẽ ra cái gì đây nếu bị Heidegger ảnh hưởng quá mạnh?

Benjamin viết bằng tiếng Pháp, và thế là không còn gì từ hiểu biết cũ của chúng ta về nhân vật đặc biệt ấy còn có thể giữ vững được nữa. Tôi sẽ nói về câu chuyện này ở phạm vi rộng hơn. Ở đây chỉ liên quan đến Tuổi thơ Berlin.

Berliner Kindheit hay Berliner Kindheit um Neunzehnhundert là loạt bài (rất ngắn) mà Walter Benjamin viết rồi cho đăng trên các báo Đức từ trước. Đó là một tác phẩm hết sức nổi tiếng. Nhưng khi đã lậm vào cuộc lưu đày 1933-1940 (nó sẽ dẫn Benjamin tới một cái chết bi thảm, một cuộc tự sát, mà tôi sẽ nói đến sau), Benjamin dịch một số đoạn sang tiếng Pháp. Có sự giúp đỡ của Jean Selz người bạn Ibiza của Benjamin (giai đoạn lưu đày này, Benjamin có sự giúp đỡ của một số người, như vợ cũ cho ở nhờ một thời gian, Bertolt Brecht bên Đan Mạch thân thiết với ông, đó cũng là nơi Benjamin gửi tủ sách của mình, có Horkheimer tìm cách giúp ông về tiền bạc, có hai người bạn nữ Adrienne Monnier và Sylvia Beach, vân vân), nhưng các phân tích đã cho thấy đây là những tác phẩm khác của Benjamin. Benjamin lấy lại một số bài trong Berliner Kindheit, có lẽ chỉ có năm đoạn như bản dịch dưới đây của tôi. Chúng vô cùng kỳ lạ.

NB. Mấy bản dịch dưới đây của tôi không dành cho bất kỳ ai nghĩ dịch tức là chỉ có một cách. Nghĩa là, tôi nghĩ, gần như không dành cho ai hết.

Trước năm đoạn này, tôi đã không biết phải làm thế nào. Rồi một ý tưởng nảy ra, tôi bắt đầu bằng đoạn cuối, ngược lên đoạn bốn, quay trở lại đoạn một, tiếp đoạn hai. Đến đoạn nằm giữa là đoạn ba thì tôi kiệt sức, và thôi. Tôi không nghĩ có bao giờ làm được như thế nữa, cho nên dưới đây là những gì một mạch không ngừng, và sẽ không có gì thêm vào nữa.




Sáng mùa đông

Bà tiên, mà ta cần để có thể ước, tồn tại với mỗi người. Mais không nhiều những ai biết se souvenir du điều ước mà họ từng thốt ra; thật không nhiều pour cela những ai sau này, trong đời, còn nhận biết được sự thành tựu của điều ước ấy. Moi, thì lại còn nhớ rất kỹ điều ước đã accompli đối với riêng tôi, và tôi không muốn nói rằng nó sage hơn những điều ước của những đứa trẻ trong các câu chuyện cổ tích. Nó hình thành trong tôi cùng ngọn đèn, khi, thật sớm vào sáng mùa đông, à sept heures et demie, bà tiến lại gần giường tôi và chiếu lên trần nhà bóng dáng của bà hầu. Bà thắp lửa trong le poêle. Rất chóng vánh, ngọn lửa, như bị enserrée trong một ngăn kéo quá chật hẹp nơi có quá nhiều than thành thử nó không cựa quậy nổi, chĩa ánh mắt vào tôi. Và có quelque chose thực sự nghiêm trang, ở kia, ngay gần tôi, nhỏ hơn tôi, bắt đầu tựu thành và buộc bà hầu phải cúi xuống thấp hơn so với elle ne se fût baissée pour moi-même. Khi lửa đã bừng, bà cho une pomme à cuire vào trong lò. Nhanh chóng hiện ra la porte grillée của cái lò trong ánh sáng nhảy nhót sur le plancher. Và trước nỗi mệt mỏi của tôi vậy thôi dường như đã là quá đủ, cái hình ảnh đó, cho cả ngày. Ainsi, toujours vers cette heure, chỉ giọng nói của bà hầu vang lên khuấy động le recueillement mà sáng mùa đông vẫn có thói quen dùng để giúp tôi giao hảo với những thứ gì có ở trong căn phòng. Bức mành mành vẫn còn chưa kéo lên thì tôi đã, pour la première fois, hé mở cánh cửa lò để xem quả táo bên trong. Đôi khi nó vẫn còn chưa thay đổi hương vị nhiều lắm. Và rồi tôi kiên nhẫn đợi cho tới lúc đã có thể ngửi thấy le parfum écumeux phát xuất từ một cellule của ngày mùa đông còn sâu hơn và đặc hơn mùi cây tối Giáng sinh. Đây rồi, thứ quả sẫm màu và chaud, quả táo ấy, thật thân quen nhưng cũng đã đổi thay như một người bạn sau un long voyage, như thể nó đã đến với tôi. Đó là hành trình qua xứ sở u tối của cái nóng trong lò, nơi nó đã chiếm đoạt được những hương vị của mọi thứ gì mà la journée me réservait. Và chính bởi thế mà không hề lạ khi luôn luôn, sau khi miết hai tay vào cặp má mượt của nó, nỗi ngần ngại chợt gợn lên, không để tôi cắn nó. Tôi cảm nhận thấy rumeur thoáng qua mà nó mang theo trong mùi vị của mình có thể quá mức dễ dàng thoát đi trên chặng đường qua lưỡi tôi, rumeur ấy, cái thứ đôi khi cướp lấy thật dữ dội tấm lòng tôi, đến nỗi trên suốt chặng đường cuốc bộ đến trường tôi vẫn được nó an ủi. Tới nơi, au contact de mon banc, nỗi mệt, trước đó đã tan biến, giờ quay trở lại, lớn gấp đôi. Và cùng nó là điều ước này: dormir, ngủ… Tôi nghĩ phải cả nghìn lần mình ước ao như vậy và sau đó nó đã được hoàn thành. Mais bien du temps sẽ trôi qua thì tôi mới nhận ra được một điều vô cùng giản đơn, rằng lần nào mon espoir d’une situation và về một cái bánh mì assuré đều vô vọng.




Sách của bọn con trai

Tôi nhận được từ bibliothèque của trường những quyển mà tôi yêu quý nhất. Người ta phân chia chúng tại các lớp nhỏ. Thầy giáo gọi tên tôi và rồi le livre vạch ra một con đường xuyên qua đám ghế băng, l’un chuyền cho l’autre hoặc giả nó lưu chuyển phía trên đầu chúng tôi cho tới lúc đến được chỗ tôi, tôi, kẻ đã giơ tay. Các trang của nó in dấu ấn những ngón tay từng lật giở nó. Sợi dây mảnh de reliure qui dépassait les deux tranches đối diện của quyển sách était salie. Ces tranches tạo thành những bậc cầu thang và hàng hiên nhỏ. Bởi vì cái gáy, đã mệt lắm rồi, từ chối việc giữ cho vững trang bìa. Giữa các trang thỉnh thoảng bồng bềnh, comme des fils de la Vierge giữa đám cành cây, những sợi nhỏ của một cái vợt mà xưa kia lúc học đọc tôi đã để mình mắc vào. Quyển sách nằm trên la table beaucoup trop haute. Vừa đọc tôi vừa bịt chặt hai tai lại. Nói cho đúng, tôi từng nghe thấy những câu chuyện cũng im lặng như thế. Không phải những câu chuyện của mon père. Mà là những câu chuyện của tuyết mà tôi dõi theo la chute trước cửa sổ trong căn phòng ấm áp. Những gì nó kể je n’avais jamais có thể biết được cho chính xác bởi vì có quá nhiều flocons, chúng lại quá mức bướng bỉnh nên cứ không ngừng se renouvelaient trước mắt tôi. Tôi chỉ vừa mới kết thân chút ít với một số trong đó thì đã buộc lòng nhận ra chúng nhường tôi lại cho bọn khác vừa xâm chiếm chúng subitement. Và vậy là đã đến lúc dõi theo trong xoáy lốc những chữ của các câu chuyện qui s’étaient dérobées à moi trước cửa sổ. Những xứ sở xa xôi mà tôi gặp ở đó dịu dàng nối tiếp nhau như các bông tuyết. Và bởi vì nơi xa của tuyết không được tạo thành theo độ rộng mà ở chiều sâu, thành ra Babylone cùng Bagdad, Akko và Alaska, Tromsö rồi Transvaal nằm cả bên trong tôi. Tắm đẫm cùng máu của chúng, cùng những thảm họa của chúng trong bầu không khí renfermé của những quyển sách, chúng luồn thật sâu vào trong tim tôi, đến mức trái tim, không thể đảo ngược, fidèle với chúng. Nhưng đó, đúng hơn, chẳng phải một sự trung thành đối với những quyển sách antérieurs và introuvables và có thể với những quyển sách tuyệt diệu mà từng có lần trong mơ tôi từng nhận ra. Nhưng chúng là những quyển sách nào? Tôi chỉ biết rằng chẳng bao giờ, chẳng bao giờ tôi còn có thể gặp lại chúng nữa. Mais voilà chúng ở trong một cái tủ mà tôi phải nhận rằng trước đây mình chưa từng bao giờ nhìn thấy. Trong mơ tôi thấy nó thật cũ kỹ và rất quen. Đám sách không đứng mà couchés; chỗ của chúng chính là chỗ nơi một văn bản changeant et trouble gầm gào. Đó là những màu sắc bouillonnantes và thoáng qua, nhưng lúc nào chúng cũng dồn tụ về một màu tím như thể xuất phát từ một con thú đầm đìa máu. Không thể diễn đạt và nặng trĩu ý nghĩa, comme ce violet condamné, là các nhan đề; tôi thấy như thể mỗi nhan đề lại cuốn hút hơn thế nhưng lại quen hơn nhan đề khác. Nhưng avant que có thể nắm bắt được một nhan đề duy nhất thì tôi đã ngủ dậy, sans avoir même en rêve chạm vào thêm một lần nữa những quyển sách cũ kỹ của bọn con trai.




Loggia[s]

Giống như một bà mẹ nhét vú vào miệng đứa trẻ sơ sinh mà không làm nó thức dậy, cuộc sống từ lâu chăm chút cho kỷ niệm vẫn còn bé tí hin của tuổi nhỏ. Chẳng gì nuôi dưỡng kỷ niệm của tôi cho bằng le regard dans des cours dont une des obscures loggia[s], mùa hè nằm trong bóng râm của các stores, đối với tôi là cái nôi mà thành phố đặt công dân mới của mình vào.




Hai dàn kèn đồng

Chưa từng bao giờ âm nhạc chứa đựng một điều gì barbare đến thế, đáng tủi hổ đến thế, như dàn kèn đồng ấy, nó chặn đựng, giữa các hiên quán cà phê, du zoo, dòng chảy những người dạo chơi dont le flot traînant animait l’allée des Calomniateurs. Hôm nay tôi đã thấy điều gì làm nên sức mạnh cho dòng người đó. Đối với người Berlin, không có trường ái tình nào cao cấp hơn nơi ấy nữa, qui se trouvait environnée par les enclos sablonneux des gnous et des zèbres, đám cây trụi và những récif vốn dĩ là chốn trụ ngụ của kền kền và chim ưng trọc đầu, khu hôi thối nhốt chó sói cùng des lieux de couvée đám bồ nông và hồng hạc. Les appels et les cris của đám thú đó hòa lẫn vào với tiếng ồn ào của các grosses-caisses et des cuivres. Ấy chính là bầu không khí trong đó ánh mắt chàng thanh niên lần đầu tiên cherchait ve vuốt một cô gái đi ngang qua, mà vẫn sốt sắng nhặng xị bên cạnh bạn gái của mình [sic]. Et anh ta say sưa trong nỗ lực của mình, sao cho đừng để bị lộ, cả trong âm điệu giọng nói lẫn trong ánh mắt, qu’il ne thấy gì ở cô gái đi ngang qua kia. Trước đó rất lâu anh ta từng biết đến một dàn kèn đồng khác. Et combien différentes étaient hai dàn kèn: dàn này thì se berçait, bối rối và duyên dáng, dans les toitures de feuillage và de toile, còn dàn kia, cũ kỹ hơn, nhấp nháy và assourdissante, lơ lửng trong bầu không khí lạnh giá như thể bên dưới vòm mảnh của một quả cầu thủy tinh. Nó vẳng tới từ đảo Rousseau, d’où son envolée gợi hứng cho những người trượt pa tanh du Nouveau Lac dans leurs lacets et leurs boucles. Cả tôi, tôi cũng ở giữa họ rất lâu trước khi hình dung ra provenance của cái tên hòn đảo pour ne pas parles về độ khó trong hình thức chính tả của nó. Địa điểm của nó và hơn thế nữa, cuộc sống của nó tứ thời biến nó trở thành một sân trượt pa tanh qui ne pouvait se comparer với bất kỳ một sân trượt pa tanh nào khác. Bởi vì, mùa hè khiến những người khác chơi trò gì? Tennis. Còn ở nơi đây, trải rộng sous les branches retombantes cùng cái hồ ấy, nó đợi tôi, encadré, trong phòng ăn u tối ở nhà bà tôi. Bởi, xưa kia, chúng tôi thích vẽ nó avec ses sinuosités của mê cung. Và giờ đây on glissait au son d’une valse viennoise bên dưới cùng những cây cầu có hàng lang can ấy, nơi, vào mùa hè, ông s’accoudait và dõi mắt nhìn theo chặng hành trình lả lơi của những cái xuồng theo dòng nước u tối. Sát kề se trouvaient des chemins quấn quện vào nhau và, cách một chút, ces asiles: đám ghế băng “Cho người lớn”. Lũ nhóc farfouillaient trong đống cát của rond-point hoặc, vẻ tư lự, s’y tenaient debout cho đến chừng nào l’un les bousculât hoặc giả từ ghế băng vang tới tiếng ới gọi de la bonne, bà ấy, phía sau voiture, chăm chú đọc son bouquin và gần như chẳng hề ngẩng đầu lên se faire obéir. De graciles vieillards en trouvaient con đường và, giữa cả cái thế giới nhởn nhơ của những phụ nữ ấy, giữa đám trẻ con la hét ấy, vinh danh cho cuộc đời nghiêm trang bằng cách mở một tờ báo ra. Voilà pour ces rivages. Nhưng cái hồ còn sống trong tôi dans le rythme những bàn chân gourds, sau một course cuối cùng trên băng, chúng retrouvaient les planches và pénétraient clopin-clopant trong một baraque nơi một bếp lò de fonte đang cháy đỏ rực. Sát gần, là cái ghế băng où l’on soupesait thêm một lần le fardeau à ses pieds trước khi on se résolût à s’en déchausser. Và giờ đây khi mà cẳng chân đã đặt chéo lên đầu gối và le patin se desserrait, cứ như thể ở hai đế giày chúng ta mọc ra cặp cánh và chúng ta đi ra ngoài bằng những bước chân qui prodiguaient tình bạn của chúng với mặt đất giá lạnh. Từ hòn đảo, âm nhạc còn đi cùng tôi thêm một chặng trên con đường về nhà.




Bắt bướm

Sans porter préjudice aux voyages de l’été nous allions chaque année, avant mon entrée à l’école, en villégiature dans les environs. Những kỳ lưu trú ấy, mãi về sau này tôi vẫn còn được nhắc nhớ tới, nhờ cái hộp lớn treo trên tường căn phòng hồi nhỏ của tôi, trong đó chứa khởi đầu của một bộ sưu tập bướm, mà các mẫu cũ nhất được bắt ở khu vườn Brauhausberg. Les piérides du chou avec des bords ébréchés, les citrons avec des ailes trop lustrées, gợi về những đuổi bắt nồng nhiệt, chúng thường xuyên kéo tôi đi xa khỏi những lối đi xén tỉa kỹ càng của vườn để tới một bụi cây broussaille nơi tôi, đầy bất lực, dự phần vào conjuration des vents et des senteurs, của tán lá và của mặt trời, những thứ hẳn điều hành đường bay của lũ bướm. Chúng bay về phía một bông hoa, chúng lơ lửng ở trên đó. Vợt giương sẵn, tôi chỉ đợi đến lúc con bướm hoàn toàn thúc thủ trước quyền năng mà bông hoa trì giữ trên đôi cánh của nó; thế nhưng cái cơ thể mảnh mai, en de douces secousses vers le côté, đã vụt bay mất, phủ bóng với cùng sự bất động lúc trước lên một bông hoa khác và cũng với cùng sự đột ngột bỏ nó đó chẳng thèm chạm vào. Quand ainsi une vanesse ou un sphinx du troène, que j’aurais pu tout tranquillement devancer, se jouait de moi par ses hésitations, son va-et-vient, son alentissement, tôi muốn làm sao được hòa tan vào ánh sáng, vào không khí, chỉ cốt có thể tiến lại gần con mồi và chế ngự nó, mà không bị trông thấy. Và nỗi ham muốn được thành tựu khi mà mỗi cú đập hoặc bercement cánh khiến tôi mê say ấy chạm tới tôi bằng một hơi thổi hoặc một rung động. Il commençait à s’établir giữa chúng tôi cái quy luật xưa cũ của vénerie: mỗi lúc tôi càng thêm tự nhập mình bằng tất tật fibres vào con vật, mỗi lúc tôi càng thêm trở thành bướm bên trong chính tôi, và mỗi lúc con bướm ấy càng thêm revêtait màu của quyết định nơi con người và rồi rốt cuộc cứ như thể bắt được nó chính là cái giá mà tôi phải trả hòng có thể thu về bản thể người của tôi. Nhưng chừng nào xong xuôi rồi, cela devenait một con đường laborieux cho tới khi, en venant du lieu de ma fortune, tôi tới được khu trại nơi chất ê-te, ouate, kim ghim nhiều màu và đám pince, hiện ra trong cái hộp đựng bướm. Et comment demeurait la région que j’avais parcourue! Đám cỏ giập nát, lũ hoa bị giẫm đạp tơi bời; bản thân kẻ bắt bướm cũng avait fait bon marché de son propre corps en le jetant après cây vợt của mình; và phía bên trên cuộc phá hoại, de balourdise và bạo lực lớn chừng ấy, nằm đó, run lên nhưng dẫu vậy vẫn thật là duyên dáng, dans un repli du filet, con bướm đang khiếp hãi. Sur ce chemin laborieux tâm trí của kẻ qui était voué cho cái chết xâm nhập người bắt bướm. Thứ tiếng xa lạ thông qua đó con bướm và lũ hoa thông hiểu lẫn nhau, giờ đây kẻ kia đã thu nhận được vài quy luật. Ham muốn giết chóc của hắn ta giảm đi theo tỉ lệ lòng tin tưởng tăng lên. Bầu không khí nơi con bướm trước kia từng tắm mình ở trong giờ đây thấm đẫm một từ qui depuis des dizaines d’années chưa từng bao giờ loạt xoạt đến tai tôi, môi tôi. Nó lưu giữ cái khôn dò avec lequel les nom de l’enfance hiện ra với người đã trưởng thành. Vì bị im bặt từ rất lâu, chúng đã biến hóa rất nhiều. Thế là, rung lên qua làn không khí đầy bướm là bướm cái từ “Brauhausberg”. Sur le Brauhausberg gần Postdam chúng tôi allions en villégiature. Nhưng cái tên đã đánh mất mọi phẩm chất nặng, chẳng còn chứa đựng gì nữa của một Brauhaus và cùng lắm chỉ còn là một montagne embuée de bleu, ngọn núi ấy, vào mùa hè, vươn lên cao để tiếp đón chúng tôi, tôi cùng bố mẹ tôi. Et c’est pourquoi Postdam của tuổi thơ tôi nằm trong một bầu không khí xanh lơ đến độ, như thể ces morios, ces vulcains, ces paons de jour và những bình minh đó được semés trên một trong những émaux luisants de Limoges trên đó các créneaux và bức tường Jerusalem nổi bật hẳn lên từ một cái nền xanh sẫm.




Rilke, Benjamin và Gide
Walter Benjamin về Marcel Proust

3 comments:

  1. Your way of telling all in this article is genuinely fastidious,
    all be able to effortlessly be aware of it, Thanks a lot.

    ReplyDelete
  2. tươi nguyên, thơm lừng ❤️

    ReplyDelete
  3. "Tắm đẫm cùng máu của chúng, cùng những thảm họa của chúng trong bầu không khí renfermé của những quyển sách, chúng luồn thật sâu vào trong tim tôi, đến mức trái tim, không thể đảo ngược, fidèle với chúng. Nhưng đó, đúng hơn, chẳng phải một sự trung thành đối với những quyển sách antérieurs và introuvables và có thể với những quyển sách tuyệt diệu mà từng có lần trong mơ tôi từng nhận ra. Nhưng chúng là những quyển sách nào? Tôi chỉ biết rằng chẳng bao giờ, chẳng bao giờ tôi còn có thể gặp lại chúng nữa. Mais voilà chúng ở trong một cái tủ mà tôi phải nhận rằng trước đây mình chưa từng bao giờ nhìn thấy. Trong mơ tôi thấy nó thật cũ kỹ và rất quen. Đám sách không đứng mà couchés; chỗ của chúng chính là chỗ nơi một văn bản changeant et trouble gầm gào. Đó là những màu sắc bouillonnantes và thoáng qua, nhưng lúc nào chúng cũng dồn tụ về một màu tím như thể xuất phát từ một con thú đầm đìa máu. Không thể diễn đạt và nặng trĩu ý nghĩa, comme ce violet condamné, là các nhan đề; tôi thấy như thể mỗi nhan đề lại cuốn hút hơn thế nhưng lại quen hơn nhan đề khác. Nhưng avant que có thể nắm bắt được một nhan đề duy nhất thì tôi đã ngủ dậy, sans avoir même en rêve chạm vào thêm một lần nữa những quyển sách cũ kỹ của bọn con trai."

    "[V]ì tình yêu với ngôn từ thuần khiết, cần phải thực thi tự do của mình đối với ngôn ngữ của chính mình. Mang trở lại trong ngôn ngữ của mình cái ngôn từ thuần khiết lưu vong trong ngôn ngữ nước ngoài, giải phóng bằng cách chuyển vị ngôn từ thuần khiết bị giam hãm vào trong tác phẩm"

    ReplyDelete