Có những cuốn sách, ta biết là mình sẽ đọc, nhưng sự đọc ấy cứ lùi lại, vì còn phải đợi một cú huých chuẩn xác.
Cuối cùng thì tôi cũng đã đọc Der grüne Heinrich của Gottfried Keller (về Keller, xem ởkia). Trong tiếng Anh, Heinrich của Keller gọi là Henry, còn trong tiếng Pháp, Henri.
Heinrich Lục của Keller trong tiếng Pháp và nhân vật (cuối cùng) đã thúc đẩy tôi đọc cuốn sách rất dày này:
(bản tiếng Pháp Henri Le Vert: nhà xuất bản Aubier 1946)
Sebald cuối cùng lại là người thúc đẩy tôi đọc Heinrich (quyển sách trong ảnh có một tiểu luận lớn về văn chương Keller), mặc dù trong công cuộc Keller tôi đã được thúc đẩy không ít lần, từ Walter Benjamin, Elias Canetti hay George Steiner.
Một cuốn tiểu thuyết khác của Gottfried Keller, Martin Salander: đọc Martin Salander rất nhiều lúc tôi cảm thấy như là mình đang đọc Khái Hưng hay Nhất Linh:
Keller viết một Romeo & Juliet, vì đối với Keller các điển tích (một số) không bao giờ chết. Câu chuyện ấy trong một ấn bản gần đây và trong một ấn bản cổ xưa, Stock 1928 (hai bản dịch khác nhau; Les Gens de Seldwyla không chỉ có Romeo mà còn có thêm các truyện khác):
Ấn bản 1928 đánh số:
Heinrich Lục là một Bildungsroman (khi một cuốn tiểu thuyết lớn của Thomas Mann in tại Việt Nam gần đây, "Bildungsroman" được gọi là "tiểu thuyết triết lý": đó là một ví dụ lớn cho sự kết hợp giữa một nhà xuất bản không biết đọc và giới nouveau riche thuộc diaspora Việt Nam, cụ thể là nouveau riche phân khu Chicago; nouveau riche của diaspora có đặc điểm nổi bật là rất hay có bằng tiến sĩ: tiến sĩ xã hội học đã khó ngửi lắm rồi, lại còn có thể loại tiến sĩ công tác xã hội; nouveau riche phân khu Chicago là một thành tố trong vô số phân khu nouveau riche của diaspora Việt Nam, nouveau riche Berlin, nouveau riche Wien, nouveau riche Paris, nouveau riche Toulouse hay Nice gì đó, nouveau riche Melbourne, etc., đây là sự tiếp nối của diaspora trước kia; diaspora trí thức Việt Nam trước kia sau tuổi trẻ Việt kiều tranh đấu - mục đích nhiều khi là một chân trong nội các nào đó, nhất là giai đoạn 1973-1976 - bỗng nhớ ra mình là nhà nghiên cứu, thế là lăng xăng loạn xị lên (Hà Dương Tường) còn nouveau riche hiện nay sau một quãng tuổi trẻ mua nhà trả góp (hoặc thoát được kiếp đi ở nhờ) và đạt tới mức kịch kim của sự nghiệp học thuật, trở thành Việt kiều tận tụy với đất nước, và sản xuất rất nhiều sách cho Việt Nam quê hương yêu thương)
Nhà văn là người, bởi có cái nhìn rất đặc thù, nhận ra rằng tinh thần của thế giới có những lỗ thủng. Một nhà văn sẽ thực sự trở thành nhà văn khi anh ta, đã nhận ra tình trạng của thế giới, không cam tâm trước sự trạng ấy, bắt tay vào vá những lỗ thủng và các rách rưới.
Văn chương hàn gắn thế giới theo cách của nó (không que xì, mối hàn, không có bắn tung tóe các tia lửa trông như màn pháo hoa; nhất là, không được có mặt nạ: công việc hàn gắn không được bảo hiểm nữa, mà phải phơi mình cho mọi nguy cơ, nhất là những nguy cơ đối với đôi mắt; một phụ nữ may vá dựa nhiều vào vài giác quan ngoài thị giác, nhưng sự hàn gắn của văn chương chỉ chủ yếu nhờ vào cái nhìn).
Heinrich Lục của Gottfried Keller là một sự hàn gắn thế giới. Keller từng cố gắng trở thành họa sĩ (cũng phải tới tận cuối đời, Samuel Butler mới chịu công nhận rằng mình không có tài vẽ: sự bướng bỉnh của một số nhân vật nằm ở mức độ vô biên): quyển sách của Sebald trong bức ảnh thứ nhất trên đây sử dụng một bức tranh của Keller làm bìa.
(còn nữa)
tiếp tục
ReplyDeleteTheo Nhị Linh (Không Nouveau riche) ta thì chỉ có một định nghĩa duy nhất: "Nhà văn là người, bởi có cái nhìn rất đặc thù, nhận ra rằng tinh thần của thế giới có những lỗ thủng".
ReplyDeleteĐối với Cao Việt Dũng ta thì nói chung thế giới là các "lỗ thủng" vì vậy để không bị quy là Nouveau riche thì phải tìm "lỗ thủng" mà vá. Ấy đích thực là nhà văn vậy!
lấy đâu ra "chỉ" đấy, nigaud nouveau riche giả vờ biết đọc?
ReplyDeletexin kính cẩn chào phái viên của các trang web văn chương diaspora Việt Nam