Dec 31, 2020

bẫy

Cuối cùng thì tôi cũng đã nhìn rõ được (tức là, gọi được tên) cái bẫy mà thời chúng ta rơi vào (đừng nghĩ là có ngoại lệ): bẫy trên trung bình. (về trung bình, xem ởkia)


(và là bẫy không số; vì có những bẫy có số, chẳng hạn xem ởkia)

(đã tiếp tục "Thư viện To", "Trong lúc đọc Lukács (6)""thời chúng ta (7) thái độ")


Người ta, hiện nay, sống ở các căn hộ gọi là cao cấp: đây là một trình hiện lớn của ham muốn trên trung bình. (về các tòa nhà hiện đại và ý nghĩa các tầng, xem ởkia)

Nhưng không ở đâu ham muốn (dục vọng) đó rõ và lớn như ở sự đầu tư cho tương lai của con người thời chúng ta. Đã có cả một làn sóng "tị nạn giáo dục": người ta ra nước ngoài định cư, với lời giải thích (hiển ngôn hoặc ngầm) là làm vậy vì con cái họ - vì giáo dục ở Việt Nam là không thể cứu chữa được. Đây không chỉ là cái đuôi nối dài của những hiện tượng trước kia (tị nạn - trắng phớ chứ không kèm "giáo dục", HO, xuất khẩu lao động etc.) mà còn nói lên rất nhiều điều khác.

Ước vọng văn minh (kèm với đó là yếu tố nhất thiết, sự hiểu biết, hay được gọi là tri thức) ta có thể dễ dàng hiểu. Phần lớn các nhân vật ấy ra đến nước ngoài (việc này giờ khá đơn giản, và họ thường cho con họ học ngoại ngữ từ rất lâu trước đó, để chuẩn bị sẵn) hay có các màn đối chiếu (so sánh ở Việt Nam thì thế này, chỗ họ đang ở thì thế kia - với chiều hướng như thế nào thì ai cũng đã quá biết). Chỉ có điều, wave mới nhất đã ngay lập tức đưa con cái họ vào vùng ảnh hưởng trực tiếp của con virus (phải nói là rất khôn), và thêm nữa, những màn biểu dương văn minh có nhiều hàm ý khác.

Không ít người chụp ảnh khoe nhà mới có, trường con họ được nhận vào học. Chỉ có điều, chỉ có điều, những bức ảnh ấy cho thấy họ không hề biết đến abc của privacy: chúng có thể để lộ địa chỉ chi tiết, cụ thể những gì rất không nên phơi ra. Và cái sự khoe rất nhiều mang hàm ý chính xác ngược lại của sung sướng: họ đang - rất có thể - vỡ mộng. Và sẽ không công nhận đâu - believe me.

Trong sự trên trung bình này, cần phải đề cập ngay yếu tố nước ngoài (hải ngoại), vì thật không ngờ (tức là cách đây mấy chục năm thôi không thể ngờ nổi) chính diaspora đã (và tiếp tục) tạo ra một tấm gương phản chiếu khổng lồ đề nhìn vào tâm lý (và tâm thần) của con người thời chúng ta.

Giáo dục rồi, thì phải y tế. Những người sống ở nước ngoài một thời gian hay khuyên nhủ họ hàng trong nước về lợi ích của một số thứ, trong đó có nhà dưỡng lão. Vì đây là một điểm đặc biệt quan trọng, tôi sẽ còn trở lại sau.

Sự phản chiếu nói trên còn đi đến tận mức độ cho thấy cả những thứ rất bất ngờ. Các nhà báo trong nước có cái bóng của họ ở khắp nơi. Đặc biệt là các tờ báo cộng đồng ở mấy nước Đông Âu. Nhìn mấy nhân vật báo chí ở đó, tôi thấy cần phải công nhận, cái sự cường hào ác bá té ra vẫn sống nguyên. Cũng tắt mắt cân đường hộp sữa, quả táo mớ rau, trứng thịt cá etc.


(một trong những nền tảng cho tất tật những cái đó là - thêm một lần nữa: sự dễ)

(nhưng làm thế nào mà các sản phẩm của một nền giáo dục lại có thể nhận ra rằng nền giáo dục từ đó họ chui ra là không thể chấp nhận được? đã có đột biến hàng loạt à? nhưng không phải là, kín đáo hoặc không kín đáo lắm, họ hay khoe mình rất hiểu biết - ít nhất là hơn người khác, à?)

(cũng giống rất nhiều khi, mỗi lúc nào vấn đề tương lai được đặt ra, thì chính quá khứ mới là cái nên nhìn vào, vì nó mới giải thích hữu hiệu hơn cả; và tương tự, hễ khi nào người ta nhấn mạnh vào con cái của họ, thì khả năng cao nhất, vấn đề chính là họ, chứ không phải ai khác. It's human. Tôi sẽ còn trở lại điều này, ở bên dưới)


Và, không chỉ tri thức, những con người văn minh thế nào cũng có thiên hướng nghệ thuật: believe me. Họ hay đến thư viện (ít nhất thì chụp ảnh mình ở thư viện sở tại) và họ yêu nghệ thuật. Thêm luôn yêu chó yêu mèo, yêu màu tím và yêu hòa bình nữa. Sự thể thế là mợ nó đi Tây ngày nay đại khái có thể miêu tả ngắn gọn như vậy. Giờ, ta sẽ thử xem một trường hợp cụ thể (tất nhiên, ở những điều như thế này, không thể trừu tượng được)


Thế là Thắng Cảnh đi Tây

Thắng Cảnh, một nhà văn Việt Nam, đã ra định cư ở nước ngoài.


(sẽ trở lại với mister Thắng Cảnh sau, cũng như các mợ nó - và cả các mệ nó)

(các mợ, các mệ chụp ảnh mình ở thư viện sở tại, nhưng liếc một cái là có thể thấy, mấy thư viện thành phố, thị trấn đó, chúng chỉ rặt sách dở như hạch: đi bao nhiêu nghìn cây số rốt cuộc là để được như vậy)


Believe me, chính là trong số những con người ngày ngày thể hiện mình yêu (và rành) nghệ thuật ta lại dễ tìm được các philistin hơn cả (hay - để dùng cụm từ yêu thích của Adorno - petty bourgeoisie). Chẳng hạn như Thắng Cảnh (à vậy là vừa nói sẽ quay trở lại với anh ấy sau nhưng chưa gì đã - thôi kệ), sang đến thế giới tự do rảnh quá nên Thắng Cảnh vẽ tranh và chụp ảnh khoe tranh mình vẽ trên facebook. Tranh của Thắng Cảnh còn thua tranh Bờ Hồ đầy ở phố Nguyễn Thái Học Hà Nội cũng như nhiều nơi khác. Chính điều đó giải thích tại sao văn chương mà anh sản xuất trong suốt nhiều năm, nó lại có thể như thế.

Trên trung bình đồng nghĩa với một số điều (một số đặc quyền - ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định); trong đó có sự khám bệnh, đặc biệt là các dạng khám bệnh phòng ngừa. Ở đây, ta sẽ đi thẳng vào vài phương diện nổi bật của cơ chế hoạt động y tế ngày nay.


Chiếm vị trí nếu không phải lớn nhất thì ít nhất cũng vô cùng lớn trong hoạt động y tế ngày nay không hoàn toàn là bác sĩ, y tá, mà là những cái máy (và cái chính yếu lại không phải y học, mà là thiết bị y tế). Những cái máy ấy có đặc điểm lớn nhất là gì? Là rất xuất sắc trong dò xét, phát hiện những gì mà nếu không có chúng thì sẽ không thể phát hiện? Tất nhiên là đúng thế, nhưng còn có một đặc điểm lớn hơn: chúng rất đắt tiền.

Vậy cho nên, vấn đề then chốt nằm ở chỗ: làm sao để khấu hao chúng. Dễ dàng thấy, những năm trở lại đây, người đi khám bệnh rất hay được chỉ định đi chụp chiếu. Đấy là vì cần phải có nhiều người sử dụng, để khấu hao nhanh, để thu hồi vốn. Cái đó là xung lực lớn hơn rất nhiều so với chuyện cần phải thế.

Nhưng, cái máy nhìn ra (và đọc thấy) những gì là một chuyện, diễn giải kết quả đó lại là một chuyện khác. Nhưng diễn giải luôn luôn là một trong những cái bẫy lớn nhất.


Diễn giải tạo thành cái bẫy là vì diễn giải (cho đúng) thì rất khó - và là như vậy ở mọi thứ? Tất nhiên, nhưng quan trọng hơn nhiều, diễn giải là khó - và gần như chẳng bao giờ đúng được - là vì người diễn giải luôn luôn đặt vào công việc ấy một thứ: dục vọng của chính họ. Nếu nhiều dục vọng, họ sẽ chỉ nhìn thấy những gì mà họ muốn thấy (trong cái muốn cụ thể liên quan đến những cái máy - MRI chẳng hạn - có rất nhiều yếu tố liên quan đến tiền, đến chuyện thu hồi vốn). Người ta thấy bất kỳ cái gì mà họ muốn thấy. Thực tại lúc nào cũng ở đó, sờ sờ, nhưng không mấy khi được nhìn thấy.

Nhưng, trong xã hội Việt Nam ngày nay, có thành phần nào nhiều dục vọng hơn so với các bác sĩ (và những người liên quan đến y tế, nhất là tất tật thương mại xung quanh đó) nữa đây? Các bác sĩ rất nhiều tiền, và rất thích post facebook khoe ảnh chụp mình biết hưởng thụ cuộc sống ra sao; nhất là uống rượu vang. Bác sĩ được mặc nhiên coi là nhân vật có ích, nhân vật thiết yếu, và hưởng vô số đặc quyền. Từ đó mà tuy thường tỏ ra giản dị nhưng họ vô cùng nhiều dục vọng.


Dục vọng của các bác sĩ - cũng giống dục vọng chung của xã hội, ngày nay - là dục vọng hướng đến sự trên trung bình: làm thế nào để có mức sống cao hơn mức sống trung bình, làm thế nào để được coi trọng, có vị thế, etc. Và cả được tốt đẹp. Từ đó mà đại biểu quốc hội, nhả ngọc phun châu những ý kiến vàng ngọc, và nhất là làm từ thiện. Nhưng, những người khác mà làm từ thiện thì có thể khác, nhưng bác sĩ mà từ thiện thì chỉ có thể là xuất phát từ một thứ: mặc cảm. Mặc cảm vì đã không làm đúng công việc của mình.

Nhưng, đợt dịch bệnh vừa qua cho thấy gì? cho thấy giới y học đã có những nỗ lực tuyệt vời etc.? có thể, nhưng nó cũng cho thấy: toàn bộ những cái đó đâu có để làm gì. Những cái máy, những phác đồ điều trị, y văn rồi thì kiến thức y khoa, etc.

Và vậy thì, cơ chế hoạt động của xã hội chúng ta đích xác đã lộn ngược: bác sĩ không chữa bệnh, còn giáo dục thì không dạy dỗ, mà từ hai chỗ đó chỉ bốc lên dục vọng. Gdyt: giáo dục và y tế, những ai khôn ngoan đều hiểu nếu kinh doanh ở đó thì luôn luôn có nhiều lợi lộc.


Đặc quyền gắn chặt với một số thiết chế. Một lần nữa, cần trở lại với trường Thực nghiệm Hà Nội: đúng là cả một cái lò ("lò cừ nung nấu sự đời" etc.).


Các bác sĩ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua ngoài liên tục chỉ định chụp chiếu (các phòng khám được ăn phần trăm từ các cơ sở có mấy cái máy) còn không ngần ngại chỉ định mổ, nhiều lúc sáng nhập viện là chiều mổ luôn. Nhưng có một câu hỏi nho nhỏ (tôi biết, nó rất khó chịu): cũng như những người đọc kết quả từ mấy cái máy, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật, họ có biết mổ thật hay không? Vào phòng mổ vẫn còn rối rít google để xem thế nào, ấy nhỉ.

Một điều chắc chắn, những ai từng bị mổ theo đường lối vừa được miêu tả ở trên, mà không chết, sau một thời gian, thế nào cũng hối hận vì đã chấp nhận để cho mình bị mổ.


(trở lại với sự diễn giải: Roland Barthes - lui encore - lại là người có cái nhìn sáng suốt hơn cả; Barthes đặc biệt ác cảm với hermeneutics - thì ta cứ gọi đó là "thông diễn học" đi vậy, nếu muốn - bởi vì hermeneutics luôn luôn ngầm giả định là có một bí mật, và cần phải đi tìm bí mật ấy; vấn đề nằm ở chỗ: làm gì có bí mật nào)


Đặc quyền ở giới bác sĩ Việt Nam nhập thẳng vào với đặc quyền nói chung ở điểm chính yếu: yếu tố truyền thừa. Tức là, cái nhìn của xã hội mặc định rằng, một gia đình nhiều đời làm bác sĩ, toàn bác sĩ nổi tiếng thì tất nhiên sẽ etc. Nhưng làm gì có chuyện đó: nhất là, nếu định kiến này thực sự được công nhận trong giới bác sĩ thì điều đó còn cho thấy thêm một điều rất quan trọng nữa: các bác sĩ không hề có hiểu biết về biology, về di truyền. Nhưng vậy thì

Nhưng, khi bố mẹ làm cái này, rồi con cái cũng làm đúng cái đó (một ví dụ nho nhỏ: ơ, lại IMO à? không có gì khác à?) thì khả năng cao nhất là đang có một sự thoái hóa (thậm chí thoái hóa không nhỏ). Và tất nhiên, chính những phụ huynh trong trường hợp này lại luôn luôn xiển dương cho sự tự do (ít nhất là tự do lựa chọn). So funny.




(còn nữa)



PS. cũng phải có một cái gì đó xong được (chứ không phải "còn nữa" bất tận chứ nhỉ - đến chính tôi cũng thấy ớn vì tình trạng ấy): đây, đã xong "Ailleurs"


12 comments:

  1. diaspora đó - cú đụng mà chẳng bao giờ tìm được cân bằng í nhỉ, :)

    ReplyDelete
  2. Đọc Nhị Linh trong đoạn ngắn "Bẫy", và "Tôn trọng sự trung bình", tôi cảm nghĩ lan man, thấy Nhị Linh thiệt độc đáo. Hai bài này khiến tôi nhớ đến danh đề "Xấp Ngửa", một tiểu thuyết đăng hàng ngày của Thanh Tâm Tuyền, với trích dẫn minh hoạ cho danh đề "Xấp Ngửa" --"Thôi cũng đành xấp ngửa theo đời, cho hết đi những đam mê điên dại" (Tư Mã Thiên). Tôi không đọc tiểu thuyết "Xấp Ngửa", tuy đã đọc và thích "Ung Thư ", "Cát Lầy", vì tôi bận tâm nhiều thứ, và bởi vì tôi là độc giả của báo Chính Luận. Freud , về cấu trúc của nhân cách xem là có ba yếu tố , the id (vô thức), the ego ( bản ngã), the superego (lương tâm). Bản ngã cố gắng sản sinh các thỏa thuận giữa các ham muốn tương phản của vô thức và lương tâm. Các khái niệm như thế khiến ta liên tưởng tới "Bẫy", "Tôn trọng sự trung bình", và "Xấp ngửa", và "Thôi cũng đành xấp ngửa theo đời, cho hết đi những đam mê điên dại"; và liên tưởng đến "duyên" (trong "duyên khởi") không có yếu tính tự hữu, không có tính độc lập / tự lập/ tự trị, và duyên bị nhuốm màu cảm xúc.

    ReplyDelete
  3. "sùng" chứ không phải "trọng" - rất khác nhau, "trọng" thì vần với "ngọng", ví dụ Hà Vũ Trọng

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do trí nhớ kém, và sơ ý, nên ghi sai tên bài Nhị Linh viết "Tôn sùng sự trung bình" thành "Tôn trọng sự trung bình".

      Delete
    2. Nhưng khi đọc lại nội dung comment của tôi, tôi thấy khi viết comment, tôi không nhầm lẫn "Tôn sùng sự trung bình" thành "Tôn trọng sự trung bình". Nhị Linh lúc nào cũng sâu sắc và tinh tế. Khi nói như thế, tôi muốn kể một chuyện, khoảng năm 1982 tôi còn ở VN , chưa vượt biên, một hôm tôi dư một đám cưới trong một xóm nhỏ. Tôi được gia chủ xếp cho ngồi bên cạnh một ông già người miền Nam, dáng ốm nhom, bạn của LS Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch MTGPNVN. Tôi dân Bắc di cư, không ở trong quân ngũ, tôi nói nhỏ nhẹ với ông già danh giá đó,"Bạn cháu kể hồi anh ta tham gia chống nước cứu Mỹ, ...". Ông già liền nhỏ nhẹ bảo tôi, thôi em à, mình không nên nói như thế..." Tôi phục thiệt, ông già vẫn còn tinh ý, và chú ý, dù trong tiệc tùng...

      Delete
  4. tôi không "sâu sắc" và cũng không "tinh tế" - nói chung thật ra mấy từ đó chẳng nói lên điều gì - nhưng tôi biết cần phải phân biệt, người Việt Nam ở hải ngoại do vượt biên và những người sẵn có đặc quyền, lợi dụng một chuyến công tác nước ngoài nào đó rồi trốn, để gia đình họ ở nhà khốn đốn, nhưng về sau lại cứ như làm ra vẻ nạn nhân

    ReplyDelete
  5. Tôi đã đọc trên 100 bài Nhị Linh Blog, tôi viết, Nhị Linh lúc nào cũng sâu sắc và tinh tế, bởi vì tôi thấy cách trình bày các vấn đề trên Nhị Linh Blog có các tính chất như thế.
    Tôi tán thành phát biểu "Quantum theory suggests everything that can happen, does".

    ReplyDelete
  6. đến tận trăm cơ à? nhiều thế, vậy thì có lẽ còn hơn cả tôi

    comment ngay trên đây tôi xóa đi, vì dùng mấy thứ ngôn ngữ cám lợn như "chủ thớt" etc.

    ReplyDelete
  7. Painting everyone with the same brush ? Có phải ai đi học cũng nhờ gia đình định hướng/ép/gò đâu? Tôi thấy, chẳng hạn, nhiều người 8x thời đầu sang bển học với học bổng do họ mất rất nhiều công sức mới kiếm được - and let's be honest, that's quite an achievement. Học xong nhiều người ở lại chỉ vì họ thấy quen cuộc sống ở bển.

    Việc chọn nơi để sống có gì đáng chê, đáng khinh, hay đáng phỉ nhổ đâu ? Why the fuss ?

    ReplyDelete
  8. why misleading things? so much haingoainic

    ReplyDelete
  9. cho NL noi gi do ve nha duong lao nhe, a nham, ve may Viet kieu khuyen nhu loi hay y dep gi ve nha duong lao

    ReplyDelete