(Claudio Magris) [thêm nữa: rất liên quan]
(tiếp tục "Khi Gide" và "S. về")
(như vậy cũng tức là làm cái đã nói)
Đến lượt cả Claudio Magris cũng đã (bắt đầu) phải nhìn vào một điều: sự già.
Truyện được lấy tên làm tên chung cho tập truyện ngắn (trong nhan đề có "Krems"; còn "temps courbe" tất nhiên là "tempo curvo", "curving time"): một người (một ông già) bỗng được nghe kể về một người bạn học cũ, từng là cô nữ sinh xinh đẹp nhất trường (chuyện đã kể). Khi còn trẻ, người ta để cho thời gian phục vụ mình, khi già thì người ta phục vụ cho thời gian; ít nhất, người ta thấy nó đúng là nó hơn nhiều: thời gian thì không phải là sự chia ra quá khứ, hiện tại và tương lai. Muốn nhìn thấy bất kỳ cái gì thì tất nhiên phải ở bên ngoài nó.
Cuốn sách đã có từ một post trước đây: Instantanee, lúc này thời gian không được nhìn như là đủ dài (để có thể cong lại) nữa, mà là các điểm. Một trong những ẩn dụ của thời gian như vậy chính là các bức ảnh: cuốn sách của Magris có các phần viết về những bức ảnh thật; nhưng cũng nhiều khi đấy lại là về ẩn dụ của bức ảnh. Tóm lại, cuốn sách gồm nhiều đoạn ngắn, nhiều điểm. Có câu chuyện về một nhà toán học, với đối tượng nghiên cứu là một thứ mà chỉ vài người trên đời hiểu được; toán học gia được mời đến một nơi: Collège de France và kinh ngạc nhận thấy có hàng trăm người đến nghe buổi giảng bài của mình, và cứ như vậy suốt chứ không giảm đi theo thời gian; rốt cuộc, không kìm được sự tò mò, toán học gia hỏi một phụ nữ ngồi ở hàng đầu, câu trả lời nhận được rất angélique (trong bản tiếng Pháp: vậy thì bản gốc tiếng Ý từ được dùng hẳn cũng không xa), rằng đấy là vì ngay sau sẽ đến giờ conference của Roland Barthes, nếu không đến sớm (hẳn) thì sẽ không có chỗ. Đọc các Instantanee cũng có thể biết, Magris là độc giả của Leonid Andreiev.
Quyển bên phải trong bức ảnh trên đây: đấy là Claudio Magris và Nam Mỹ. Có một phụ đề: "Ba cuộc đời improbable và vrai": "improbable", không thể có, nhưng lại "thật" và "đúng". Như vậy là Magris cũng đã "trois vies", sau Flaubert (Trois contes), Gertrude Stein (Three Lives) hay Salinger (Three Stories).
NB. Milan Kundera
Sự già “nghe- hiểu” đó là một trường rộng, tập hợp nhiều vấn đề, mà Tuổi già (như Beauvoir) là một trong số. Claudio M. chắc cũng nhìn vào điểm đó nhưng có lẽ sẽ rất khác
ReplyDeletesự già là chuyện rất bình thường
ReplyDelete