Nov 11, 2023

spleen Spleen

như vậy là, tiếp tục Baudelaire; và B; lần này - có thể nói vậy - sẽ động vào kiến trúc

(đã kết thúc - hình như thế - "đọc dài", tiếp tục bcdkmt)


Mấy từ in nghiêng ở cuối bài thơ lẻ này cũng xuất hiện trong Le Spleen de Paris, bài số XLV, "Bãi bia bắn và nghĩa địa", ngay ở đầu, tên quán: "Nhìn ra nghĩa địa, Quán rượu".



Tức là, ta sẽ nhìn vào các "tương ứng" - một trong những từ baudelairien nhất.


Trên đây là một chi tiết nhỏ, có cả trong thơ lẫn thơ văn xuôi. Giờ đến các nhân vật.

Delacroix:


Delacroix chiếm khổ thứ 8 trong bài thơ số VI, "Les Phares", của Les Fleurs du Mal. Delacroix nằm ở vị trí thứ 8 và cũng là cuối cùng trong một liệt kê: trong ảnh ta thấy hai nhân vật ngay trước là Watteau và Goya; năm nhân vật đầu tiên: Rubens, Vinci, Rembrandt, Michel-Ange và Puget. Như vậy, Delacroix được nhắc đến trong một tập hợp có phần khác so với ở tiểu luận "Tác phẩm và cuộc đời Eugène Delacroix" (tại đó, chỉ có Rubens trùng, mấy nhân vật khác là Raphael, Véronèse, Lebrun và David: Baudelaire vừa nhất quán lại vừa thay đổi). Hết tám khổ liệt kê, bài số VI ấy còn có thêm ba khổ nữa.

Còn đây là bài thơ của Les Fleurs du Mal đề tặng cho Constantin Guys, nhân vật (đối tượng) của Họa sĩ của cuộc sống hiện đại (một bài thơ dài):




Trước khi tiếp tục, bài số IV, "Tương ứng":


Và, dịch một bài thơ của Les Fleurs du Mal ra tiếng Việt:


LXIV

Buồn của trăng

Tựa giai nhân, trăng nằm trên gối dựa
Lười biếng mơ, lơ đãng, tối hôm nay
Sắp thiếp đi, và ve vuốt, bàn tay
Lướt đi trên công tua hai bầu vú

Trên tấm lưng êm các tuôn đổ mềm
Mệt nhoài, nàng nộp mình cho sung sướng
Đưa cặp mắt lần theo viễn tượng trắng
Đang dâng lên trời như những hoa đêm

Những lúc nào, lún trong uể oải
Một giọt nước mắt nàng lén rơi
Thì nhà thơ, kẻ thù giấc ngủ

Sẽ thành kính mà hứng tận nơi
Rồi giấu lóng lánh ấy vào ngực
Tận trong tim, trốn mắt mặt trời


Nhìn thêm vào Les Fleurs du Mal (ở đây, nhìn sâu vào lại chính là nhìn rộng ra, nhìn vào limbes):

Lời đề tặng (cho Théophile Gautier):


Baudelaire đã viết một lời đề tặng khác, nhưng ngay sau đó cấp tốc gửi thư cho editor bắt thay, lý do là vừa được chính Gautier dạy cho lời đề tặng thì phải viết như thế nào.

(cũng cần nhớ tên editor của Les Fleurs du Mal, một yếu tố chẳng phải không quan trọng: cái tên ấy là Auguste Poulet-Malassis)

Baudelaire cũng định viết lời tựa cho tập thơ, nhưng cuối cùng không có lời tựa nào; tuy vậy, vẫn còn các bản nháp - vì có nhiều toan tính viết lời tựa:









Giờ thì, thực sự nhìn vào tương quan Le Spleen de Paris-Les Fleurs du Mal: hai cuốn sách ăn rất sâu vào nhau. Chúng dính chặt vào với nhau. Trong nhan đề tập thơ văn xuôi có hai yếu tố: "Spleen" và "Paris", thì hai yếu tố đó cũng làm nên cấu trúc chính của Les Fleurs du Mal: cụ thể hơn, Les Fleurs du Mal, nếu không kể chính "Les Fleurs du Mal" thì "Spleen" và "Paris" làm nên phần chính yếu của nó.

Tức là, ba phần quan trọng hơn cả của tập thơ là "Spleen et Idéal", "Tableaux Parisiens" và "Fleurs du Mal" (các phần khác: "Mort", "Vin", "Révolte" - cũng cần xem xét các édition khác nhau, khi Baudelaire còn sống). Le Spleen de Paris, như vậy, lấy một nửa từ hai cụm.

Đây là bài thơ mang tên "Idéal":



(ngay sau nó - số XIX - lại chính là một bài mà ta đã biết)


Còn Paris, trong "Tableaux Parisiens"? cần phải hiểu đây là cụm từ thoát thai từ "Tableau de Paris", tức là những ai đọc Balzac sẽ biết ngay: một cụm từ liên quan chặt chẽ đến Mercier, mà Balzac lấy làm một nguồn quan trọng. Tôi từng chụp ảnh quyển sách ấy của Mercier, nhưng không nhớ là ở đâu.


Cả Les Fleurs du Mal lẫn Le Spleen de Paris đều có một bài mang tên "L'Invitation au voyage" (bài LIII trong Fleurs và bài XVIII trong Spleen). Nhưng không chỉ có vậy: nhiều điều khác tìm được trong cả hai tập: ban công, cái lọ, hoàng hôn, etc., nhưng tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh vào mái tóc. Đây là bài "Mái tóc" trong Les Fleurs du Mal:





Và vậy là ta đi đến trung tâm: Spleen. Hoàn toàn có thể nói rằng, nếu không có Fleurs và Mal thì không có Les Fleurs du Mal và cũng không có Baudelaire. Nhưng đồng thời, cũng có thể nói điều tương tự với Spleen. Ngay sau bài thơ vang dội (và không đánh số) "Au Lecteur" là xuất hiện ngay lập tức (ở tư cách tên của phần mở đầu) "Spleen", trước cả Fleurs và Mal. Trong Les Fleurs du Mal, ngay trước Spleen là bài thơ mang nhan đề vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam:


(nếu muốn biết tại sao lại có thể nói thế)

Đây, loạt - vì đấy không chỉ là một bài - Spleen:





LXXV, LXXVI, LXXVII và LXXVIII của Les Fleurs du Mal đều là "Spleen". Như vậy, spleen còn nhiều hơn mèo, trong tập thơ, và không rải rác như chúng (tức là mèo) mà tập trung lại với nhau, thành một loạt (dài). Theo như cấu tạo tập thơ chúng ta biết rộng rãi hiện nay, phần "Spleen et Idéal" gồm tổng cộng 85 bài.


LXXV

Tháng Mưa kia, căm ghét cả thành phố
Ào ạt tuôn tối, lạnh đựng trong bình
Vào đám cư dân nghĩa trang gần đó
Cùng sự chết, rải khắp chốn ngoại thành

Con mèo của tôi bới chút rơm rác
Náo động thân hình lở loét và gầy
Linh hồn nhà thơ già trong ống nước
Nói giọng buồn một bóng ma ủ dột

Chuông réo thở than, củi phun khói
Rít toáng lên, cảm cúm đồng hồ
Bộ bài thì bốc mùi hôi thối

Hậu quả từ trận ốm lử ra
Cây J cơ và cây Đầm bích
U ám bàn tình ái đã xa


LXXVI

Kỷ niệm thì, tôi có nhiều hơn so với nếu tôi có sống đến cả nghìn năm.

Một cái tủ nhiều ngăn đầy chật đống ghi chép kiểm kê,
Rồi thì các câu thơ, tình thư, biên bản, truyện diễm tình,
Cùng những sợi tóc nặng trĩu cuộn lại lẫn trong các tờ hóa đơn,
Giấu ít bí mật hơn bộ óc đáng buồn của tôi.
Đấy là một kim tự tháp, một hầm rộng mênh mông
Chứa nhiều kẻ chết hơn hố chôn người tập thể.
- Tôi là một nghĩa địa, bị trăng kinh khiếp,
Ở đó lê lết các câu thơ dài, giống những sám hối
Chúng lúc nào cũng lao bổ lên đám người chết yêu quý nhất của tôi.
Tôi là một phòng boudoir cũ đầy hoa hồng héo,
Nơi có cả một đống hỗn độn các mốt đã xa xưa
Nơi chỉ những bức pastel nhiều thở than cùng các bức Boucher nhợt nhạt
Hít thở mùi từ một cái lọ mở nắp.

Chẳng gì sánh ngang được độ dài với các ngày khập khiễng,
Chừng dưới những lọ nặng đựng các năm phủ tuyết
Nỗi buồn chán, thành quả của nỗi thiếu hiếu kỳ ủ dột,
Mang những tỉ lệ của sự bất tử.
- Kể từ nay, từ mi, ôi vật chất sống! chỉ còn
Độc một thứ đá granit vây quanh bởi một cơn sợ mơ hồ
Nằm gục tại đáy sâu một Sahara mù sương;
Một con nhân sư mà thế giới vô lo không hề hay biết,
Bị lãng quên trên bản đồ, mà tâm trạng hung dữ
Chỉ còn cất tiếng hát trong những tia cuối cùng của mặt trời đang lặn.


LXXVII

Ta như vua một đất nước nhiều mưa
Giàu, nhưng bất lực, già, tuy rất trẻ
Ngao ngán thay lũ thầy lưng cúi rạp
Chán cả chó cùng lũ thú đủ loài
Không thấy vui, săn bắn, ó cùng ưng
Mặc dân chúng chết bên ngoài cánh cửa
Thằng hề yêu có ra công ca hát
Cũng chẳng bớt nhăn vầng trán ốm o
Giường của hắn, đầy hoa, hệt nấm mồ
Lũ cung phi trước ông hoàng uốn éo
Tha hồ mà nghĩ mưu xua lạnh lẽo
Bằng lả lơi, chẳng mua nổi nụ cười
Nhà bác học, kẻ biết biến ra vàng
Sao chữa nổi vật chất kia tan nát
Kể cả bằng phép tắm máu tàn ác
Bọn quyền cao hay nhớ đến lúc già
Cũng không hâm nóng được cái thây ma
Đầy chất lỏng của quên, thay vì máu


LXXVIII

Khi trời thấp, nặng như nắp vung đậy
Lên tinh thần trĩu đầy buồn chán ấy
Và toàn chân trời trùm khắp mọi nơi
Trút xuống ta ngày đen buồn hơn tối

Khi mặt đất biến thành xà lim ẩm
Nơi Hy vọng, giống hệt một con dơi
Loạng choạng bay và cánh đập vào tường
Va đầu lên trên trần nhà ủng, hẩm

Khi mưa ồ ạt mênh mông giăng mắc
Chẳng khác nhà tù bắt chước chấn song
Và bộ tộc ghê sợ của lũ nhện
Chăng lưới ở đáy óc ta, lặng câm

Đột nhiên chuông cuồng nộ những vang rền
Hú về phía bầu trời lời thảm thiết
Giống các linh hồn khắp chốn lang thang
Không tổ quốc, thở than, buồn mải miết

- Và những đoàn xe tang, trong im bặt
Diễu đi trong hồn tôi, niềm Hy vọng
Đã chịu thua, khóc, và Hoảng sợ kia
Cắm trên đầu tôi cờ đen rủ xuống



Ngày 31 tháng Tám năm 1867, Baudelaire qua đời. Chính trong hôm ấy, tờ tạp chí Revue nationale đăng loạt cuối những "thơ nhỏ bằng văn xuôi", trong đó có bài "Hảo khuyển". Những bài thơ này bắt đầu được đăng báo từ cuối 1863 (cũng là năm của tiểu luận về Constantin Guys), sang đầu năm 1864 thì xuất hiện cái tên chung Le Spleen de Paris. Ở tư cách quyển sách, Le Spleen de Paris là tác phẩm posthume của Baudelaire.


một ấn bản "sobre" của Les Fleurs du Mal:





4 comments:

  1. le spleen de paris, trang 154, «cùng» trong đoạn «Hết sức khó nhọc tôi cố công làm cho nàng hiểu; rốt cuộc tôi cùng làm được» đúng ạ, em đọc bản đầu và bản tái bản đều cùng

    ReplyDelete
  2. "cũng" mới đúng: lỗi typo duy nhất bị sót

    ReplyDelete
    Replies
    1. This comment has been removed by the author.

      Delete