Cả một tập đoàn nhà văn từng viết về Marcel Proust và Đi tìm thời gian đã mất. Các triết gia cũng không bỏ qua đối tượng quá sức thú vị này (tiếp nối truyền thống Nietzsche bình luận Sainte-Beuve). Sự vắng mặt đáng nói nhất của tập đoàn ấy hẳn là Borges (tuy nhiên khi còn trẻ Borges từng viết về Ulysses của Joyce, và Borges cũng là nhân vật chính yếu khiến cho William Faulkner xuất hiện rất sớm tại Mỹ Latinh).
André Maurois chắc có thể coi thuộc về cặp đôi nhà văn Pháp thích viết sách tiểu sử nhất (cùng Henri Troyat). Giờ tôi vẫn còn nhớ, hồi tôi còn đi học cấp ba, đã có cơ man bạn gái mê mệt truyện "Hoa violét ngày thứ Tư" của Maurois :p
Maurois giờ đây như đã thuộc về một thế kỷ xa xôi nào đó. Tác phẩm quan trọng nhất của Maurois từng được dịch sang tiếng Việt có lẽ là Tâm cảnh (Climats), Mặc Đỗ, Sài Gòn. Thuộc về một thế kỷ xa xôi không phải theo nghĩa niên đại, mà là "kiểu" của Maurois có màu sắc cũ kỹ thế nào đó, màu sắc của "Cuộc đời và sự nghiệp của XYZ". André Maurois từng là học trò của Alain.
André Maurois viết À la recherche de Marcel Proust (Đi tìm Marcel Proust) năm 1949 (NXB Hachette).
Rất quy nạp, ngay lập tức, sau khi trích một câu của ông thầy Alain, Maurois tóm lược luôn như sau:
“Câu chuyện về Marcel Proust, như cuốn sách của
ông miêu tả, là câu chuyện về một con người đã thiết tha yêu cái thế giới kỳ ảo
của tuổi thơ mình; người ấy đã rất sớm cảm thấy nhu cầu cố định lại thế giới đó
và vẻ đẹp của một số khoảnh khắc; người ấy, cảm thấy ốm yếu, đã nuôi niềm hy vọng
dài lâu là không rời khỏi thiên đường gia đình, không phải chiến đấu chống lại
những người khác, dùng tình thân mến làm mềm lòng họ; người ấy, từng cảm nhận sự
khó nhọc của cuộc đời, cùng sức mạnh chát chúa của các dục vọng, bản thân người
ấy cũng trở nên nghiêm khắc, đôi khi tàn nhẫn; người ấy đã, vào lúc người mẹ
qua đời, mất đi chốn trú ngụ, nhưng nhờ bệnh tật lại tự ban cho mình một cuộc sống
được bao bọc; người ấy, lẩn vào trong một dạng tự nhốt kín gần như hoàn toàn,
đã dành những năm còn lại của đời mình để tái tạo tuổi thơ đã mất, cùng những
cuộc vỡ mộng tiếp sau nó; người ấy rốt cuộc đã biến thời gian tìm thấy lại theo
cách đó trở thành chất liệu cho một trong những tác phẩm tiểu thuyết vĩ đại nhất
mọi thời đại.”
Tiếp theo là những miêu tả gia thế của Marcel Proust, Illiers vùng Beauce của người cha (Adrien) - trở thành Combray - và thế giới tư sản Do Thái gốc Lorraine của người mẹ (Jeanne Weil).
Mấy đoạn ở phần miêu tả các khung cảnh hồi nhỏ của Marcel Proust có lẽ cần thiết cho những ai mới bắt đầu bước vào Bên phía nhà Swann:
“Tuổi thơ của Proust diễn ra trong bốn khung cảnh,
chúng được dịch chuyển và biến hóa thông qua nghệ thuật của ông để trở nên quen
thuộc với chúng ta. Khung cảnh thứ nhất là Paris, ở đó ông sống ở nhà bố mẹ, một
ngôi nhà tư sản khang trang, số 9 đại lộ Malesherbes. Chiều chiều, cậu bé được
dẫn ra Champs-Élysées, tại đó, cạnh những con ngựa gỗ […] cậu chơi với một nhóm
bạn gái, họ sẽ cùng nhau trở thành nhân vật Gilberte. Đó là Marie và Nelly de
Benardaky, Gabrielle Schwartz và Jeanne Pouquet (sau này, rất lâu sau này, họ sẽ
trở thành Quận chúa Radziwill, Nữ Bá tước de Contades, Bà L.-L. Klotz và Bà
Gaston de Caillavet).
Khung cảnh thứ hai là Illiers, vào các kỳ nghỉ
gia đình đến đó, ở nhà bà cô Amiot [Léonie trong truyện, nhân vật gắn liền với chiếc bánh madeleine], số 4 phố Saint-Esprit [… ở đây đáng nhớ là
sông Loir…] Ở đây Proust đã đọc George Sand, Victor Hugo, Charles Dickens, George
Eliot và Balzac. […]
Hai khung cảnh cuối cùng chỉ là phụ. Có ngôi nhà
của ông trẻ Weil tại Auteuil [đây là nơi Marcel Proust sinh ra, khi bà Weil mẹ
ông đến ở nhờ nhà ông chú trong khoảng thời gian nổ ra Công xã Paris; nhân vật Alphonse trong truyện có nguyên mẫu từ đây], nơi “những
người Paris” đến trú vào những ngày nóng nực, và cả nơi đây cũng đóng góp nhiều
chi tiết cho khu vườn Combray. Louis Weil là một ông già độc thân, có lối sống
đậm chất phong tình gây sửng sốt cho gia đình chỉn chu của Marcel, ở nhà ông
đôi khi Marcel gặp những người đàn bà xinh đẹp, họ nựng nịu cậu bé, như Laure
Hayman, một phụ nữ duyên dáng rất ăn chơi, hậu duệ của một họa sĩ người Anh,
[…] và chứa đựng một số đường nét sơ khởi của Odette de Crécy [tức là vợ của Swann]. Cuối cùng, từng
có một quãng hè, Marcel Proust đi cùng bà đến một trong các bãi biển Manche,
Trouville hoặc Dieppe, rồi sau đó là Cabourg. Balbec sinh ra từ đó.”
Sau một đoạn giải thích (rất đáng ngờ) về chuyện người ta bị hen chủ yếu là do hồi nhỏ được yêu chiều quá đáng hoặc quá thiếu thốn tình yêu, tiếp tục bộc lộ năng khiếu khái quát hóa, Maurois viết:
“Rốt cuộc với ông tình yêu, tình bạn sẽ mãi là
những chủ đề quan trọng nhất, bởi vì, trong đoạn đầu đời, ông đã chỉ có thể sống
nếu cảm thấy mình được yêu.”
Marcel Proust và Alain-Fournier
Robert Brasillach về Đi tìm thời gian đã mất
Very rapidly this web site will be famous amid all blog visitors, due to it's nice articles or reviews
ReplyDeleteHi there mates, how is the whole thing, and what you wish for to
ReplyDeletesay regarding this piece of writing, in my view
its actually remarkable for me.
This excellent website certainly has all of the info I
ReplyDeleteneeded about this subject and didn't know who to ask.