Trong ảnh là hai ấn bản (cùng một bản dịch) tiếng Pháp Ferdydurke của Witold Gombrowicz. Trong số các bản dịch Ferdydurke thật ra tôi muốn xem nhất bản tiếng Tây Ban Nha: Gombrowicz đã kể về sự ra đời đặc biệt của nó, tại Buenos Aires, trong Nhật ký (ở Argentina: xem thêm về bối cảnh câu chuyện ởkia, Gombrowicz hay gặp Ernesto Sabato), nhưng thôi việc đó (xem bản tiếng Tây Ban Nha) để sau.
Dòng chữ viết thêm vào trong ảnh trên đây có thể xem là điểm khởi đầu cho cuộc hành hạ Gombrowicz ở tôi: tôi nghĩ rằng Gombrowicz cũng hành hạ không ít người khác, chứ không chỉ một mình tôi. Chắc sự hành hạ ấy vẫn chưa kết thúc, thậm chí còn tăng thêm, theo thời gian.
Nhưng việc đó chẳng mấy quan trọng. Gombrowicz cũng là một con người của hình thức.
Bắt đầu đi vào văn chương Witold Gombrowicz, tốt hơn hết trước tiên nên nhớ đến Bruno Schulz (xem ởkia và ởkia): chắc Gombrowicz chính là người miêu tả Schulz chuẩn xác (mặc dù ngắn) hơn cả. Cũng không nên quên một nhân vật có mối quan hệ rất đặc biệt với Gombrowicz: Czesław Miłosz.
(xem thêm bản tiếng Anh của Borchardt)
Ferdydurke
Witold Gombrowicz
Chương 1
Bắt
Bắt
Hôm thứ Ba, tôi thức dậy vào cái thời điểm vô hồn và thảm thê, lúc đêm đang hết nhưng bình minh hẵng còn chưa thể sinh ra. Choàng tỉnh giấc, tôi những muốn lao lên taxi ra ga, tựa hồ cần phải đi, nhưng tới phút cuối thì tôi đau đớn hiểu, ngoài ga chẳng có đoàn tàu nào cho tôi, đã không hề có tiếng chuông điểm giờ nào. Tôi nằm nán lại trong một làn sáng lởn nhởn, cơ thể lên cơn sợ không sao chịu nổi và bóp nghẹt lấy tinh thần tôi, còn tinh thần tôi thì bóp nghẹt cơ thể tôi, mọi thớ nhỏ trong tôi co thắt lại trước ý nghĩ sẽ chẳng có gì xảy ra, sẽ chẳng có gì thay đổi, không bao giờ xảy ra điều gì hết và, dẫu dự đồ có là thế nào đi nữa, cũng sẽ chẳng nảy sinh được cái gì từ đó. Ấy là nỗi sợ cái hư vô, hoảng loạn trước trống rỗng, mối lo trước sự không tồn tại, bước lùi trước phi thực tại, một tiếng hét ở phương diện sinh học của tất tật tế bào nơi tôi trước sự xé toang, tản mát, tan tành bên trong. Sợ một sự tầm thường, một nỗi ti tiện nhục nhã, kinh khiếp sự rã đám và phân mảnh, hãi cái bạo lực mà tôi cảm thấy trong mình và đe dọa bên ngoài, và điều trầm trọng hơn cả là tôi cảm thấy dán chặt lên tôi, không ngừng, một thứ giống như ý thức về một nực cười, một nhạo báng, nối liền vào mọi phân tử của tôi, sự chế báng thiết thân tung đi bởi mọi mảnh cơ thể và tinh thần tôi.
Giấc mơ trước đó đã hành hạ tôi trong đêm rồi khiến tôi thức dậy giải thích cho nỗi kinh hoảng ấy. Do một đảo ngược thời gian, thứ hẳn nên bị cấm ngặt nơi tự nhiên, tôi thấy mình đúng như hồi mươi lăm, mười sáu tuổi: bị dịch đi vào tuổi niên thiếu, tôi ở đó giữa trời trên một tảng đá, ngay gần một cối xay gió bên dòng sông. Tôi nói điều gì đó
Ở trạng thái thức, tôi cũng bất xác quyết, cũng tan nát y như trong lúc mơ. Tôi vừa vượt con sông Rubicon của tuổi ba mươi, tôi đã qua một cái ngưỡng nào đó, những giấy tờ căn cước và các vẻ bên ngoài biến tôi thành một người đàn ông trưởng thành - cái sự mà tôi không hề - nhưng vậy thì tôi là gì? Một người đàn ông ba mươi tuổi chơi bài bridge chăng? Một người đàn ông làm việc thảng hoặc đôi khi, dự phần vào các sự vụ nhỏ nhoi cuộc đời và phải đối mặt với nhiều kỳ hạn chăng?
Vị thế của tôi là gì đây? Tôi hay lui tới các quán cà phê và quán bar, tôi gặp những con người và trao đổi lời lẽ với họ, thậm chí thỉnh thoảng cả những suy nghĩ nữa, nhưng tình trạng của tôi vẫn cứ ít sáng sủa và bản thân tôi không biết đứa người lớn ở đâu còn thằng chíp hôi ở chỗ nào. Bằng cách ấy, vào thời điểm bước ngoặt, tôi vừa không phải cái này vừa chẳng phải cái kia, tôi chẳng là gì và những người cùng độ tuổi với tôi, đã lấy vợ và chiếm một vị thế được xác định rõ (nếu không phải trước cuộc đời thì ít nhất cũng trong ngạch hành chính), dành cho tôi một mối nghi ngại đầy hữu lý. Các bà dì bà bác tôi, những á mẫu đông đảo bám chặt và dính hẳn vào tôi, nhưng yêu chiều tôi lắm, từ lâu nay đã tìm cách dụng tới ảnh hưởng của họ nhằm bắt tôi ổn định và trở nên ai đó, chẳng hạn luật sư hoặc nhân viên. Tính cách thiếu xác định của tôi làm họ khổ sở vô cùng, họ không biết phải nói chuyện với tôi thế nào bởi họ không biết tôi là ai, thế nên họ chỉ lẩm bẩm.
- Joseph yêu quý ơi, họ nói giữa hai tràng lẩm bẩm, đã đến lúc
rồi đấy, cháu yêu! Người ta sẽ nói gì đây? Nếu không muốn trở thành một đàn ông
sự nghiệp, thì ít nhất cháu cũng phải trở thành đàn ông đàng điếm hay đàn ông
cưỡi ngựa chứ, nhưng ít nhất thì người ta cũng phải biết thế nào và cái gì… Phải
biết thế nào và cái gì…
Và tôi nghe thấy họ thì thào với nhau rằng tôi thiếu trưởng
thành ngoài xã hội và trong cuộc đời, đến đó thì họ lại bắt đầu lẩm bẩm, vì hết
chịu nổi sự trống rỗng mà tôi đã đào vào trong đầu họ. Quả thật, hoàn cảnh này
không thể kéo dài vĩnh viễn. Trên cái đồng hồ của tự nhiên, mấy cây kim tiến
lên, không chút xót thương. Chừng mấy cái răng cuối cùng, răng khôn, đã chồi
lên rồi, thì phải suy nghĩ thôi. Tiến hóa đã hoàn tất, đã tới thời điểm của sự
giết chóc không thể tránh, người đàn ông đủ lớn phải giết đi cái thằng bé chẳng
thể dỗ dành, rồi bay vọt lên như một con bướm, rời bỏ cái nhộng. Rời bỏ sương
mù, sự hỗn độn, những loạn xạ nhốn nháo, các xoáy lốc, luồng gió cùng luồng thốc,
những sậy và ộp oạp ếch, tôi phải khoác lên mình những hình thức sáng sủa, bảnh
chọe, chải đầu, sắp xếp ngăn nắp, bước vào cuộc sống xã hội của những người lớn
và thảo luận với họ.
Nhưng tại sao cây bút lại phản bội tôi? Tại sao nỗi thẹn thùng to lớn lại đi ngăn cản tôi viết một cuốn tiểu thuyết thật là tầm thường? Thay vì rút lấy từ trái tim tôi, từ tâm hồn tôi, những chủ đề cao quý, tại sao tôi lại đi rút chúng từ các khoảng thấp kém nhất, nhồi vào câu chuyện đầy những ếch, những cẳng chân, các chất liệu chưa chín, mới chỉ đang lên men, chỉ tự tạo lập gián cách với chúng bởi phong cách, tông giọng, bởi một ngôn ngữ lạnh lùng và đầy ý thức, nhằm cho thấy là tôi muốn đoạn tuyệt với các chất men ấy? Tại sao, như thể chăm chăm cố tình đi ngược lại chủ ý của chính tôi, tôi lại đặt cho cuốn sách đó cái tên Hồi ký về thời kỳ thiếu trưởng thành [đây đúng là nhan đề tập truyện ngắn đầu tay của Gombrowicz]? Chỉ vô vọng, việc các bạn tôi khuyên tôi đừng chọn nhan đề ấy và, nhìn chung, tránh từng ám chỉ, dẫu chỉ tí xíu, đến sự chưa trưởng thành.
- Đừng làm thế! họ nói. Thiếu trưởng thành là một ý nguy hiểm: nếu chính cậu công nhận là cậu chưa trưởng thành, thì ai sẽ nghĩ cậu trưởng thành đây? Cậu không hiểu rằng điều kiện thứ nhất của sự trưởng thành, điều kiện sine qua non, là tự mình nghĩ rằng mình sở hữu nó à?
Nhưng tôi, tôi có cảm giác không được rũ bỏ khỏi cái thằng
chíp hôi bên trong tôi quá chóng vánh và theo lối quá nhẹ dạ, rồi thì đám người
lớn quá thiện xảo và sâu sắc đâu có để cho mình bị lừa và nếu ai đó cứ không ngừng
bị đứa chíp hôi của hắn truy đuổi, thì kẻ ấy chẳng thể nào xuất hiện chỗ đông
người nếu thiếu nó. Tôi đã coi là quá nghiêm túc sự nghiêm túc, tôi đặt quá cao
tính cách người lớn của đám người lớn.
Kỷ niệm, kỷ niệm! Đầu vục vào gối còn hai cẳng chân dưới
chăn, chao đảo giữa cười và sợ, tôi thực hiện bản kết toán về sự bước vào thế
giới người lớn của tôi. Người ta còn chưa nói đủ về những khốn khổ và tai nạn
mà cuộc đi vào đó gây ra, cái thứ vốn dĩ luôn luôn chất nặng hệ quả. Những con
người văn chương, đám sở hữu một tài năng đáng ngưỡng mộ đối với các câu chuyện
xa xôi nhất và ít đáng quan tâm nhất, chẳng hạn tấn kịch nội tâm của hoàng đế
Charles II trước hôn nhân của Brunhilde, kinh tởm cái việc nêu lên vấn đề quan
trọng hơn cả, tức là sự chuyển hóa thành con người công cộng, xã hội của bọn họ.
Hiển nhiên, hẳn họ thích ai ai cũng nghĩ rằng bọn họ trở thành nhà văn là do ý
chí thần linh, chứ không phải con người, rằng bọn họ từ trên trời rơi xuống đất
cùng tài năng của mình; chắc hẳn bọn họ sẽ rất bực dọc nếu phải hé lộ thông qua
những nhượng bộ nào, thông qua thất bại cá nhân nào, mà bọn họ đã giành được
quyền viết về Brunhilde hay chỉ đơn giản là về cuộc đời những người nuôi ong.
Không, chẳng có lấy một lời về cuộc đời của chính bọn họ, chỉ về đời những người
nuôi ong mà thôi. Chắc chắn, sau chừng hai chục cuốn sách về đời những người
nuôi ong, người ta có thể trở thành một nhân vật, nhưng mối liên hệ nào, liên
quan nào đây giữa ông vua trong nghề nuôi ong và con người riêng, giữa người
đàn ông đó và đứa thiếu niên, giữa đứa thiếu niên và thằng bé, giữa thằng bé và
thằng nhóc mà người ta từng là mới ngay hôm kia thôi, cái thằng chíp hôi của các
vị có được niềm an ủi nào đây từ ông vua của các vị? Một cuộc đời không lý gì tới
những quan hệ đó và không hiện thực hóa tiến hóa của chính nó, không giải pháp
về sự liên tục, thì cũng giống một ngôi nhà được xây từ nóc và kiểu gì rốt cuộc
cũng dẫn đến một phân chia dạng tâm thần phân lập của cái tôi.
Ta hãy đi xa hơn: xem thử các phán xét của đám chủ đất và vợ bọn họ, các phán xét của lũ học trò, các phán xét đê hạ của tụi tiểu công chức và các phán xét sặc mùi hành chính của đại công chức, các phán xét của tụi luật sư tỉnh lẻ, các phán xét thậm xưng của sinh viên, các phán xét trịch thượng của đám già và các phán xét của lũ nhà báo, các phán xét của cánh tranh đấu xã hội và các phán xét của tụi vợ bác sĩ, rồi rốt cuộc các phán xét của lũ trẻ con lắng nghe các phán xét từ bố mẹ chúng, các phán xét của đám nữ hầu phòng, nữ gia nhân và nữ đầu bếp, các phán xét của những cô chị em họ, cả một cơn thủy triều những phán xét nhờ đó bất kỳ kẻ nào cũng định nghĩa ta thành một người khác và tạo hình ta theo tâm hồn người khác. Cứ như thể ta đã sinh ra trong cả nghìn tinh thần chật chội!
Nhưng vị thế của tôi lại càng nặng nề và tế nhị hơn nữa, bởi vì cuốn sách của tôi nặng nề và tế nhị đối với một độc giả có tinh thần trưởng thành. Chắc chắn nó đã khiến tôi có được vài tình bạn chẳng phải không đáng trọng [chắc hẳn Gombrowicz, khi viết câu này, đặc biệt nghĩ đến Bruno Schulz: Schulz là người hiếm hoi nhận ngay ra Gombrowicz] và, nếu các bà dì văn hóa tốt tính cùng những đại diện khác của cộng chúng từng nghe được bằng cách nào, trong cái nhóm rất nhỏ và bất khả xâm nhập đối với bọn họ ấy, kể cả là trong mơ, tôi đã được trân trọng và tuyên dương bởi Những Người Được Trân Trọng và Những Người Được Tuyên Dương, bằng cách nào mà chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện trí tuệ cao vời, thì có lẽ bọn họ sẽ phủ phục xuống trước tôi mà hôn chân tôi. Từ một khía cạnh khác, chắc hẳn cuốn sách của tôi có chứa đựng sự thiếu trưởng thành, một cái gì đó thu hút thói suồng sã cùng đám người trung bình, nửa nạc nửa mỡ, cái hạng mục đáng ghê tởm hơn cả của lũ trí thức nửa mùa: cứ như là thời kỳ thiếu trưởng thành thì quyến rũ hạng lưng chừng của văn hóa. Có lẽ nó quá mức tinh tế đối với các tinh thần ngẫn, nhưng cùng lúc cũng quá thấp và thùng rỗng kêu to đối với những cá nhân chỉ đớp được vào các vẻ bề ngoài của cái nghiêm túc. Đã hơn một lần, đi ra từ mấy chốn thiêng liêng nơi người ta vinh danh tôi và ăn mừng cho tôi, ngoài phố tôi gặp phải một mụ vợ kỹ sư mơ hồ hoặc một đứa học sinh nội trú, bọn họ cư xử với tôi nhôm nhựa vô cùng, cứ như tôi cũng bằng ngang bọn họ vậy, vỗ vào vai tôi mà hét lên: “Chào Jojo! Anh là một thằng đần, anh… anh không phải một người lớn!”
Vậy, tôi thông thái với một số người, đần độn với những kẻ
khác, đối với một số thì quan trọng, đối với đám khác thì gần như chẳng đáng
gì, thông thường với một số, quý tộc với những kẻ còn lại. Bị giằng xé giữa cao
và thấp, thân thuộc với những người kia kẻ nọ, được tôn trọng và bị khinh thường,
đầy vinh quang và bị miệt thị, có khả năng và không có khả năng, tùy theo hoàn
cảnh! Kể từ bấy đời tôi còn tan hoang hơn so với cái thời tôi êm đềm sống ở
nhà. Và tôi chẳng biết mình thuộc về bên nào: phía những người trân trọng tôi
hay phía những kẻ không trân trọng tôi?
Điều tồi tệ hơn cả là, vốn dĩ ghét lũ hạ đẳng trí thức nửa
mùa hơn so với bất kỳ ai từng ghét, ghét cái đó một cách say mê, với nó tôi tự
phản bội chính mình. Tôi chống đối lại giới tinh hoa cùng quý tộc, tôi bỏ trốn
những cánh tay dang rộng của bọn họ để dạt sang những cái cẳng to tướng của những
kẻ coi tôi như một chíp hôi. Sự thật là, điều cốt yếu đối với một con người và
có tính cách quyết định với tiến hóa tương lai của anh ta nằm ở những gì trong
tương quan với đó anh ta hành động và tự tổ chức bản thân: trong các thể động của
anh ta, lời lẽ của anh ta, những ý thích riêng của anh ta, các viết lách của
anh ta, anh ta chỉ chăm chăm nhìn nhận những người lớn, đã hoàn thiện, thế giới
của các ý sáng sủa và xác định rõ, hay, ngược lại, anh ta bị ám ảnh bởi cái
nhìn vào sự hạ đẳng, sự thiếu trưởng thành, lũ học trò, học sinh nội trú, chủ đất
và nông dân, các bà dì văn hóa tốt tính, đám nhà báo và bỉnh bút, bởi cái nhìn
vào một thế giới nửa vời hỗn loạn và đáng ngờ rình rập sẵn ta và, dần dà, cầm
tù ta trong hệ thực vật của nó giống lũ cây leo và thường xuân châu Phi? Chẳng
phút nào tôi quên nổi cái vũ trụ chưa hoàn thành gồm những con người chưa hoàn
tất và, đầy hãi hùng, chán ngán vô hạn, run bần bật trước chỉ độc cái ý tưởng về
màu xanh đầm lầy kia, tuy nhiên tôi không sao tách được mình ra khỏi đó, tôi vẫn
cứ bị nó làm cho ngây ngất như một con chim trước con rắn. Cứ như thể có một
con quỷ đẩy tôi về phía sự thiếu trưởng thành! Cứ như thể tôi cảm nhận một sự
buộc phản tự nhiên vào với tầng cầu bên dưới bởi vì nó giữ tôi lại ở bên nó dưới
vẻ ngoài của một chíp hôi. Tôi không thể, dẫu chỉ trong một giây, nói năng
thông tuệ trong chừng mực các phương tiện của tôi, vì tôi biết rằng, đâu đó ở tỉnh,
một viên bác sĩ nào đó coi tôi là một thằng đần và thế nên chỉ trông đợi từ tôi
những điều đần độn; và tôi tuyệt đối không thể cư xử trong xã hội theo cách thức
thỏa đáng và nghiêm túc bởi tôi biết rằng một số nữ sinh trung học chờ đợi từ
tôi những thiếu thỏa đáng tồi tệ nhất.
Ngay khi bước chân vào cuộc sống xã hội, chắc chắn tôi nhận được lời chúc phúc của lũ thượng lưu nửa mùa, thứ dầu xức ngu muội của các tầng cầu bên dưới. Và nhằm càng làm rối mọi sự thêm một chút nữa, thái độ của tôi nơi xã hội cũng, cả nó nữa, chẳng ra sao, vẫn cứ mù mờ, nghèo nàn, rối beng, thúc thủ trước những ánh sáng của giới thượng lưu nửa mùa. Tôi cũng chẳng biết sự vụng về nào, bắt nguồn từ lòng kiêu ngạo hay có lẽ là nỗi sợ, tước đi khỏi tôi mọi tiếp xúc bình thường với sự trưởng thành và tôi từng có lúc, trong cơn hoảng hốt, cấu vào một người có tinh thần đang xáp lại gần tinh thần tôi theo lối phỉnh nịnh. Tôi ghen tị với những văn sĩ phong nhã ngay từ trong nôi và hiển nhiên được tiền định cho một số phận vượt trội, được phú cho một Tâm Hồn lúc nào cũng đi về phía những đỉnh cao như thể bị thúc dùi vào lưng, các nhà văn nghiêm trang mà Tâm Hồn tự coi nó là nghiêm túc và bọn họ, với một sự dễ dàng bẩm sinh, trong một nỗ lực nhà sáng tạo lớn lao, hoạt tác ở mức của những quan niệm thật cao, thật mây mù và được phong thần một lần là xong, tới mức đối với bọn họ bản thân Chúa cũng như thể có điểm gì đó cộng chúng và chẳng mấy cao quý! Tại sao mỗi người trong bọn họ lại không có khả năng viết thêm một cuốn tiểu thuyết nữa về tình yêu hoặc gãi sao cho thật đau đớn vào một vết thương xã hội nào đó, rồi trở thành một nhà tranh đấu vì lý tưởng những người bị áp bức? Hoặc giả, viết những câu thơ và trở thành một Thi Sĩ tin tưởng vào “tương lai rạng ngời của thơ ca”? Có rất nhiều tài năng và nuôi dưỡng, dùng tinh thần mình chống đỡ cho tinh thần của những đám đông không có tài năng? Chẳng phải ư, khoái thú biết làm sao khi được chịu đựng cả nghìn nỗi đau, được tự hy sinh, được tự trao mình cho hiến tế, nhưng luôn luôn ở một mức cao hơn, ở trong những hạng mục thật trác tuyệt và thật… người lớn! Tự thấy thỏa mãn và thỏa mãn người khác bằng cách kiếm sống nhờ các thiết chế văn hóa nghìn năm, với sự an toàn ngang mức với nếu như từng gửi những món nhỏ làm tiền tiết kiệm… Nhưng tôi, hỡi ôi, tôi là một thằng chíp hôi và hạng mục lũ chíp hôi đó là thiết chế văn hóa duy nhất của tôi. Bị giới hạn và bị cầm tù gấp đôi: trước hết bởi quá khứ của chính tôi, bởi tuổi thơ tôi, mà tôi không thể quên đi, tiếp đến, bởi các tưởng tượng trẻ con về tôi, bởi bức biếm họa kia, mà tôi đã trở thành, trong cái nhìn kẻ khác, tù nhân u hoài của một hệ thực vật quá xanh um, phải, con côn trùng lạc lối trong sâu thẳm các hốc bụi cây.
Hoàn cảnh không chỉ khó chịu, mà còn nguy hiểm. Quả thật, đám người lớn chẳng ghét gì hơn so với sự thiếu trưởng thành và không gì khiến họ thấy kinh tởm hơn được nữa. Bọn họ chịu đựng rất dễ dàng những nổi loạn nhiều tính cách gây hấn nhất, miễn sao chúng được bày ra trong khuôn khổ của sự trưởng thành, bọn họ không khiếp hãi trước một nhà cách mạng chiến đấu chống lại một lý tưởng của người lớn bằng một lý tưởng của người lớn khác, giống như khi, chẳng hạn, hắn lật đổ Quân Chủ để thay vào đó Cộng Hòa hay, ngược lại, hắn xâm phạm rồi nuốt chửng Cộng Hòa nhờ Quân Chủ. Bọn họ khoái chí ngắm nhìn sự chộn rộn vây bủa quanh các sự vụ người lớn, đầy tinh xảo. Nhưng nếu đánh hơi thấy sự thiếu trưởng thành ở một ai đó, nếu ngửi ra mùi một đứa chíp hôi hoặc một thằng nhóc, bọn họ liền nhảy bổ ngay vào nó, bọn họ dùng mỏ mổ nó, giống lũ thiên nga xử lý một con vịt, bọn họ hạ sát nó bằng các biếm nhẽ, bằng châm chọc, bằng nhạo báng, bọn họ sẽ không để cho tổ của mình bị tấn công bởi cái thằng mồ côi của một thế giới mà bọn họ đã vứt bỏ từ lâu.
Vậy thì cách nào đây để cái đó kết thúc? Con đường ấy sẽ đưa
tôi về đâu? Bằng cách nào (tôi tự hỏi) đã diễn ra bên trong tôi chế độ nô lệ của
sự chưa hoàn tất ấy, sự buông mình vào sự xanh um trẻ con ấy? Có phải vì tôi xuất
thân từ một đất nước đặc biệt phong phú về khoản các tạo vật chưa hoàn tất, thấp
kém, phù du, nơi không có lấy một cái cổ áo sơ mi nào vững chãi, nơi người ta
thường trông thấy đi lang thang và rên rỉ trên đồng bằng không chỉ Bất Hạnh và
U Sầu, mà cả Cục Mịch và Vô Tích Sự? Hay là bởi tôi sống vào cái thời cứ năm
phút một lần lại chọn lấy các khẩu hiệu mới cùng những nhăn nhó mới, cùng những
cười nhạo co giật, nói cách khác, một thời của quá độ?
Một bình minh nhợt nhạt sùi lên qua các khe cửa sổ, và tôi,
lập bảng kết toán về tồn tại của tôi như thế, tôi đỏ mặt ngượng ngùng và để bật
ra, dưới chăn, những tiếng cười thô lỗ, nhưng, đột nhiên tôi phá lên một điệu
cười thú vật, máy móc, một tiếng cười của hai bàn chân, như thể vừa bị cù vào
gót và như thể không phải mặt tôi mà cẳng chân tôi mới đang cười. Cần phải chấm
dứt càng chóng vánh càng tốt, phải đoạn tuyệt với tuổi thơ, có một quyết định
và khởi đầu lại từ con số không, cần phải làm điều gì đó! Quên, rốt cuộc cũng
quên đi lũ nữ sinh trung học! Rũ bỏ tình yêu của những bà dì văn hóa tốt tính
cùng đám phụ nữ nông thôn, quên đi lũ tiểu công chức xấu xa, quên đi bàn chân
tôi và quá khứ đáng ghét của tôi, khinh bỉ đứa chíp hôi và thằng nhóc con… tự
thiết lập thật vững vàng trên địa hạt của người lớn, phải, rốt cuộc chọn lấy
cái dáng vẻ quý tộc tột cùng đó, khinh bỉ, khinh bỉ! Không dùng sự thiếu trưởng
thành của tôi để đánh thức, kích thích và cám dỗ sự thiếu trưởng thành nơi những
người khác nữa, mà, ngược hẳn lại, tỉa ra từ chính tôi sự trưởng thành, giúp những
người khác lớn lên, dùng tâm hồn để nói chuyện với các tâm hồn! - Với tâm hồn?
Nhưng phải quên chân đi? Với tâm hồn? Thế còn chân cẳng thì sao? Người ta có thể
nào quên chân của đám bà dì văn hóa tốt tính hay chăng? Và sau đó, chuyện gì sẽ
xảy ra nếu, dẫu thế nào, tôi không thể vượt qua được cái màu xanh trẻ con cứ mọc
lên, rung lên, nảy nở khắp chốn (và chắc chắn là tôi sẽ không thể nào), chuyện
gì sẽ xảy ra nếu tôi, tôi đi đến với họ trong tư cách con người trưởng thành, còn
bọn họ thì cứ tiếp tục coi nhẹ tôi, nếu tôi trưng bày sự khôn ngoan còn bọn họ,
sự đần độn? Không, không, trong trường hợp ấy, tôi thà là kẻ đầu tiên tự bày ra
không có chút trưởng thành nào, tôi không muốn trưng sự thông thái của tôi cho
nỗi đần độn của bọn họ, tôi chẳng thà sử dụng sự đần độn chống lại bọn họ còn
hơn! Thêm nữa, tôi không muốn, tôi không muốn, tôi chẳng thà nán
lại, tôi yêu, ôi! sao mà tôi yêu những nụ kia, những mầm kia, những bụi xanh um
kia! Cảm thấy chúng tóm tôi trở lại, ôm chầm lấy tôi trong các siết chặt của ân
ái, tôi rơi lại vào trong một sự cười máy móc, một sự cười của mấy cái chân, và
tôi ư ử một bài hát bậy bạ:
Nhưng ánh sáng từ cửa sổ đã tăng mức độ và các
hình thức mỗi lúc một hiện ra rõ hơn, ở đầu hai bàn tay đã trông tỏ những ngón
tay, cùng những cái móng - và tôi thấy chúng… Thế là bóng ma, thấy là tôi thấy,
thu lu mình lại và, chẳng hề nhìn, ra hiệu bảo tôi đừng nhìn. Vậy ra là tôi thế
đó. Cũng lạ thường, trên thực tế, như một Madame de Pompadour. Và ngẫu nhĩ. Tại
sao lại được làm ra như vậy mà không thế khác? Phù du thôi. Các khiếm khuyết
cùng vết nhơ của nó nổi bật lên trong ánh sáng ban ngày, trong lúc nó thu lu
đó, giống các tạo vật đêm bị ban ngày chộp lấy. Trông nó giống một con chuột bị
dính bẫy chính giữa căn phòng. Và các chi tiết của nó lộ ra, mỗi lúc một rõ
thêm, mỗi lúc một tởm thêm, từ khắp nơi bày ra những bộ phận trên người nó, lần
lượt từng cái, cái nào cũng xác định, cũng thật cụ thể… cho tới tận giới hạn của
chỉnh tề… cho tới sự thiếu chỉnh tề. Tôi nhìn thấy một ngón tay, những móng
tay, một cái mũi, một con mắt, một cái đùi và một chân, tất tật trong ánh sáng
ngày. Như thể bị thôi miên trước các chi tiết đó, tôi đứng dậy và tiến một bước
về phía nó. Nó run rẩy và huơ huơ bàn tay như muốn xin lỗi tôi và muốn nói rằng
chuyện không phải vậy đâu và kệ thôi chứ, xin lỗi, hãy tha thứ, để mặc đi,
nhưng cử chỉ của nó, được khởi đầu như một cảnh báo, lại kết thúc bằng cách thức
lỏng toẹt: tôi đi về phía nó và, không sao kìm giữ được bàn tay tôi, tát thật mạnh
vào mặt nó. Ra ngoài, ra ngoài ngay! Không, đó hoàn toàn đâu phải là tôi! Đó là
một cái gì ngẫu nhĩ, một cái gì xa lạ, bất kỳ, một dạng thỏa hiệp, đó hoàn toàn
không phải cơ thể của tôi! Nó rên rỉ
và chỉ với một cú nhảy, biến đi mất. Thế là tôi còn lại một mình - hay đúng hơn
thì không phải vậy, tôi không còn một mình nữa, tôi không tự tìm lại được tôi,
tôi không cảm thấy tồn tại, mỗi ý nghĩ, mỗi chuyển động, mỗi cử chỉ, mỗi lời
nói, thảy hồ như không phát xuất từ tôi, mà được quyết định ở bên ngoài tôi, được
tạo ra cho tôi - còn tôi, nhìn chung tôi là một kẻ khác! Chính khi ấy một niềm
phẫn nộ khủng khiếp xâm chiếm lấy tôi: A, tự tạo cho mình một hình thức đúng! Tự
phóng chiếu ra bên ngoài! Biểu đạt! Sao cho hình thức của tôi nảy sinh từ tôi,
sao cho không phải là nó được trao cho tôi từ bên ngoài! Phẫn nộ thúc đẩy tôi cầm
lấy bút. Tôi lấy giấy từ ngăn kéo và trời đã sáng, ánh nắng ngập tràn phòng
tôi, người hầu mang cho tôi cà phê cùng những cái bánh mì nhỏ, còn tôi, vây quanh
là những hình thức sáng rực và sắc sảo, tôi bắt đầu viết những trang đầu tiên
tác phẩm của tôi, tác phẩm đúng là của tôi, giống với tôi, tương đồng với tôi,
trực tiếp sinh ra từ tôi, theo đường lối tối cao đưa lẽ sống của chính tôi vào
thế chống lại tất cả mọi thứ và tất cả mọi người, thì bỗng nhiên có tiếng
chuông cửa, người hầu ra mở, hiện ra trên ngưỡng cửa T. Pimko, tiến sĩ văn
chương đồng thời là giáo sư, chính xác hơn thì là giảng viên, chuyên gia văn phạm
đầy hiểu biết người Cracovie, con người nhỏ bé, thanh mảnh, gầy nhom, hói đầu,
mang kính, mặc một cái quần dài kẻ sọc, một cái jacket, những móng tay nhọn hoắt
vàng ươm, đi đôi giày da hoẵng màu vàng:
Ba người thợ kim hoàn
trong thành phố
Đến ăn tối ở nhà một
nghệ nhân chế tác,
Ba người thợ kim hoàn
trong thành phố
thì bỗng nhiên, miệng tôi đắng ngắt, cổ họng se lại: tôi
đang không ở một mình. Có ai đó trong khóc phòng kia, gần lò sưởi, tại một chỗ
hẵng còn đang tối - có một người khác nữa trong căn phòng.
Tuy nhiên cửa khóa. Vậy thì, đó không phải một người, mà một
hiện hình. Một hiện hình? Một con quỷ? Một con ma? Một âm hồn? Ngay tức khắc
tôi cảm thấy đó không phải một âm hồn, mà đúng là một người sống, và toàn bộ cơ
thể tôi dựng đứng lên: tôi đã đánh hơi thấy một con người giống con chó đánh
hơi thấy một con chó khác. Miệng lại trở nên khô khốc, tim đập thình thịch, hơi
thở hào hển. Chính là tôi đang ở gần lò sưởi! Lần này, đó không phải một giấc
mơ: kia đúng là thế thân của tôi. Tuy vậy tôi nhận thấy nó còn sợ hơn tôi. Đầu
nó cúi gằm, mắt cụp xuống, hai tay thõng thượt, và nỗi sợ của nó mang lại cho
tôi lòng can đảm. Từ dưới chăn, tôi lén lút nhìn nó thể đó chẳng phải tôi và
tôi thấy cái khuôn mặt vừa là vừa không phải là mặt tôi ấy. Nó trỗi lên từ một
hệ thực vật ken dày và có màu lục sẫm, nó có một màu lục nhạt hơn. Kìa là mũi
tôi… Kìa là cặp môi tôi… hai tai tôi, nhà tôi. Xin chào, những ngóc ngách đã biết
quá rõ! Sao mà rõ! Sao mà tôi biết nó, cú nhăn nhúm mồm miệng kia, nhằm che giấu
đi nỗi sợ! Kìa là hai khóe miệng, kìa cái cằm, cái tai mà Ted từng xé gần rách
trước kia. Những dấu hiệu và triệu chứng của một ảnh hưởng nhân đôi, khuôn mặt
đang bị hai lực tranh cướp, một bên ngoài còn một bên trong. Cái đó là tôi, hay
chính tôi là cái đó, hoặc giả đó không phải tôi, và dẫu thế tôi vẫn là cái đó.
Đột nhiên, tôi thấy thật không thể nào có chuyện cái đó lại
có thể là tôi. Cũng giống, những lúc ta tình cờ tự nhìn thấy mình trong gương,
thoáng chốc ta tự hỏi đó có thật là ta không, giống hệt, tôi sửng sốt và bực tức
trước cái thực tại luận đầy choáng váng của những hình thức kia. Mái tóc cắt thật
ngộ và chải kỹ, cặp mí mắt, cái quần dài, mấy dụng cụ dùng để nghe, nhìn và thở,
là của tôi hay là tôi? Trông thật nét, công tua rất rõ và được xác định theo lối
rất tỉ mỉ… quá mức nét! Chắc nó nhận ra là tôi thấy tất tật các chi tiết của nó
bởi vì nỗi ngượng ngùng của nó càng tăng thêm nữa, nó chớm mỉm cười và phác một
cử chỉ thiếu chắc chắn tan biến đi mất trong bóng tối.
(còn nữa)
Milosz và Milosz
Hai người Ba Lan
Đông Âu
Tô-mếch
1969 (1): B. Traven
"bên dòng sông" :P con người ta luôn muốn hoặc sợ, mà chắc muốn nhiều hơn. tệ nhất là ko ra khỏi được dòng. nếu biết thật là "vô sở đắc" thì đỡ sợ :P
ReplyDeletenhiều chuyện xảy ra bên bờ sông lắm
ReplyDeletetiếp tục
tiếp tục
ReplyDeletetrúng phóc! nhưng cứ ngày ngày lên nằm bàn mổ mà ko được gây mê thế này, nhìn chằm chằm vào mặt kíp mổ, thì đúng là phải "dắt theo thằng chíp hôi" mới ổn
ReplyDelete"thể động" vào chỗ đó articulated. nhưng cần thêm xác nhận từ những chỗ "hành", nhỉ
ReplyDelete"Điều tệ hại hơn cả nằm ở chỗ khu rừng đó xanh um!" ngay cả và khi chúng ta đã hoàn thành công cuộc phá rừng, để chuyển sang việc tiếp theo là "dùng tâm hồn để nói chuyện với các tâm hồn! - Với tâm hồn?"
ReplyDeletecứ vào đúng lúc tìm thấy được một cái đích hình thức thì bắt buộc phải thấy một giáo sư văn học lù lù đến hay sao :P
ReplyDeletevà một mô tả rất tuyệt về lực của chiêu hồi: hướng thượng mà đi như thể bị dùi thúc vào lưng ( - mk thế thì còn gì là thú nữa nhỉ?!)
❤️
ReplyDelete"We were consumed with experimenting with a certain explosive material called Form. But this was not form in any ordinary sense—the issue was "creating form," "producing it," and "creating oneself through the creation of form." [...] We were both utterly alone in confrontation with Form. Bruno the monk without God...and I, with my proud humanity, which was indeed "alone with itself," supported by nothing, a king of the categorical imperative crying in a void: be yourself! These games with form united us, therefore. And it is exactly here that I have the suspicion—for experimenters like ourselves, people in a trial stage—that the failure in our mutual bond may have been the most felicitous of things. What would have happened if I had responded to admiration with admiration—wouldn’t we have felt too satisfied...too serious in each other’s eyes? If he had felt my awe, if I had, in admiring, placed a value on his admiration—wouldn’t this have made us too heavy for experimentation...with one another? Ah, yes, both he and I sought admiration, affirmation...because a vacuum wears one down...[...] this typically Schulzian situation, certainly not alien to me either, allowed us at least to preserve the strange freedom of beings not yet born, the peculiar innocence of embryos—this, therefore, rendered us light in confrontation with Form."
ReplyDeletecũng như tương quan TTT-BG: đối cực nhận ra nhau
nhận được tin Nhị Linh đã tìm được dịch giả Ba Lan để đem Ferdydurke về, vui rực rỡ, giờ chỉ còn đợi Nhị Linh tìm dịch giả Roumanie cho Cioran et Co và dịch giả Bắc Âu nữa
ReplyDelete