Jun 18, 2019

Hội Trí Tri trình các quan

Hội Trí Tri tồn tại như thế nào? hoạt động ra sao? chắc chắn nó có nhiều liên quan đến một "hội" sau này sẽ rất nổi tiếng, "Hội truyền bá học Quốc ngữ" (người ta rất hay quên chữ "học"), nhưng ở mức độ nào?

(nhân tiện, đã tiếp tục "Cioran: Cahiers"; định tiếp tục luôn bài "Thể động và hành động" nhưng thêm một lần nữa, quyển sách lại chui vào đâu mất không thấy đâu; quyển sách Louis Lavelle to tướng như thế mà vẫn có thể biến mất được, lạ thật)

Trên một tờ báo năm 1913 có thông báo dưới đây:


"Hội ta lập ra trước là để giúp việc học trong nước mình cho rộng ra, cho mau đường tiến bộ, sau là để cho các hội-viên thường đến hội trò chuyện, bàn bạc cùng nhau, hoặc là xem sách vở để thêm đường kiến thức ra."

Đại khái, ta có thể hiểu, ở Hội Trí Tri chủ yếu có dạy học và diễn thuyết, nhất là các lớp học buổi tối. Nhưng sự tình là hội viên "ít ông đi học, ít ông lại hội". Hội bèn nghĩ đến chuyện chấn chỉnh hoạt động, và thông báo một số đổi mới.

Đặc biệt nhắc đến ông Lê Văn Huyến, ông Trần Trọng Kim.

Hội nghĩ ra việc khuyến khích hội viên bằng cách giảm nửa tiền cho học trò là con của họ, hoặc cháu cũng được (nhưng phải là cháu gọi bằng ông, chứ không phải cháu kiểu khác), nêu rõ rằng "các quan cũng chẳng ngại tốn".

Nói tóm lại, Hội Trí Tri đương ở vào lúc không mấy tốt đẹp, "ông chủ Hội" nhận định, "chúng tôi thấy hội không được thịnh vượng như trước" - và kêu gọi các quan đóng góp "chước" hay đặng vực cho hội mạnh khỏe.

Ông chủ Hội ký tên Bùi Đình Thình (thay mặt cho "Conseil d'Administration").

Tôi không biết Bùi Đình Thình là ai, nhưng nghĩ rằng một cái tên như vậy chắc ít gặp. Tôi thử tìm trên Internet, quả nhiên không mấy người mang cái tên ấy.

Đặc biệt tôi tìm thấy một tài liệu số hóa của Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà thành ngọ báo năm 1927 nhắc đến một "M. Bùi-đình-Thình" lúc đó là "án sát hạng nhất, quyền tuần-phủ Phúc-yên", được "cử làm hội-viên" dự khuyết tại tòa Thượng thẩm Hà Nội (thay M. Phạm Gia Thụy). Không biết có phải cùng một người không:



bonus

Vẫn chưa biết Bùi Đình Thình chủ Hội Trí Tri năm 1913 và nhân vật được nhắc đến trong mẩu tin Hà thành ngọ báo năm 1927 có phải là một người hay không. Giờ tôi tìm được mấy mẩu viết trên báo năm 1915, ký tên Bùi Đình Thình: Bùi Đình Thình này chắc chắn cùng là nhân vật Trí Tri ở trên:


(trên đây: "Serbie" - "Serbia")




(giải thích các "tinh")


+ bonus tiếp

Tiếp tục về nhân vật Bùi Đình Thình (theo danh sách ởkia, Bùi Đình Thình là chủ tịch Hội Trí Tri - hay "ông chủ Hội" - từ 1913 đến 1915; trong giai đoạn tính đến năm 1920, Hội Trí Tri có không ít chủ hội mang họ Bùi).

Tuy vẫn chưa xác định được đây có phải cùng là Bùi Đình Thình được nêu tên trên Hà thành ngọ báo năm 1927 hay không nhưng đã có thêm vài mẩu thông tin có liên quan, tìm được trên một tờ báo ra năm 1914.

Mục "Được phép nghỉ" dưới đây cho thấy Bùi Đình Thình là "giáo-học trường Hậu-bổ" - thời điểm này xin phép "nghỉ sáu tháng không lương":


Rồi lại thấy nói Bùi Đình Thình ("Tham-biện") trở thành quản lý cho "Hội Mutelle d'Extrême-Orient", được quảng cáo giống như một quỹ tín dụng hay đúng hơn là một hội chơi họ, giúp những ai tham gia tiết kiệm được tiền - và tất tật các hoạt động trên đây diễn ra trong nhiệm kỳ chủ tịch Hội Trí Tri của Bùi Đình Thình:





Hội Trí Tri

3 comments:

  1. lối giải thích gãy gọn này chẳng hiểu sao càng về sau bảy lăm càng mất đi nhanh chóng, như thể cái tinh thần của sự biết cứ tan dần.

    ReplyDelete
  2. "từ dịch", cho "từ chức", "cách chức", "cho nghỉ", ... cái quy củ trong một entity như thế cho thấy cái quy củ của hình thức xã hội lúc bấy giờ. thật vô phúc vì đã ko có kế tục.

    ReplyDelete