(đã hoàn thành "Sự anh hùng của cuộc sống hiện đại": đây cũng là dấu hiệu - mùa Baudelaire đã bắt đầu, chắc sẽ chẳng phải là không phong phú)
(cũng tiếp tục luôn "một người" cuối cùng, tức là gần đây nhất)
Với Hoffmann, ta tiếp tục - ta thực sự đi vào - những người lãng mạn Đức.
E. T. A.: hai chữ đầu thì không có gì đáng nói (tức là, thông thường), Ernst và Theodor (những khi nào - và là rất nhiều lần - Baudelaire nhắc đến Hoffmann thì đó sẽ là "Théodore Hoffmann"), nhưng chữ cái thứ ba, A., đã được Hoffmann tráo đổi, từ chữ cuối lên chữ đầu: từ W. của Wilhelm thành A., và A. này là Amadeus (Amédée).
Hoffmann là một trong những vật trọng yếu nhất của Lãng mạn Đức, và đó là nhân vật đặc biệt hơn cả: chính vì vậy, cần phải nối Hoffmann vào với một nhân vật vô cùng đặc biệt khác (đặc biệt về khí chất, nhưng cũng đặc biệt về vị trí): và vậy là ta quay trở lại với một người quen, Heinrich Heine.
Heine sinh sau tất tật các nhân vật lãng mạn, kể cả so với những người second romantisme thì Heine cũng kém đến chừng 20 tuổi (Heine sinh năm 1797). Heine là nhân vật lãng mạn cuối cùng, và thông thường cũng được coi là một người không hẳn lãng mạn, thậm chí nhiều khi Heine được gọi là một người phản-lãng mạn. Nhưng chính vì vậy, chính vì có Heinrich Heine, cho nên mọi thứ mới có thể đầy đủ được. Ở dưới, tôi sẽ còn trở lại với điều này.
Không có ai vượt được Hoffmann ở riêng một phương diện: nhà văn của nhà văn. Về sau này, Dostoievski hay Stevenson (và cả Borges) một phần có tính cách (như là phổ quát) ấy. Một trong những người đầu tiên bị Hoffmann chinh phục, từ rất sớm, chính là Walter Scott.
Hoffmann là người Koenigsberg: chi tiết tiểu sử ấy, cộng thêm tiểu sử của Kant, dễ khiến ta nghĩ Hoffmann và Kant có mối quan hệ nhất định (Goethe và Schopenhauer còn có thể gặp nhau), nhưng nhiều điều cho thấy là không có chuyện ấy. Hoffmann, có thể nói vậy, hoàn toàn không quan tâm đến Kant. Và đến đây, một điều quan yếu của thời kỳ Sáng nước Đức hiện ra: điều nhỏ nhất mà ta có thể nói, là nó không đồng chất. Và còn hơn thế nhiều: nó là Sáng chính vì lực kháng cự sự sáng mạnh hơn bao giờ hết. Nói một cách đơn giản, đã hình thành hai khối: khối sáng và khối tối, phía của Vernunft và phía của ngoài đó, lý trí không rọi được ánh sáng vào mọi thứ. Những người lãng mạn - mà Hoffmann chính là trung tâm, dẫu chẳng hề để ý, malgré lui - lấn vào phần tối nhiều hơn nhiều so với ở ngoài sáng, và chính vì vậy, những người lãng mạn làm cho đầy đủ một toàn thể.
Vậy thì Hoffmann quan tâm đến cái gì? Dẫu mọi sự có thể đáng kinh ngạc đến đâu, chính nhân vật lãng mạn Đức duy nhất dễ dàng vượt qua mọi đường biên giới đem ánh sáng (tức là bóng tối) của lãng mạn đi khắp nơi nhờ các câu chuyện của mình, lại chẳng hề quan tâm đến văn chương, tức là Hoffmann không quan tâm đến viết. Ít nhất là trong một thời gian rất dài - dài đến mức Novalis đã kịp chết rồi thì Hoffmann vẫn chưa viết gì. Ở Hoffmann, Beruf là một cái gì đó hình thành rất muộn - rất chậm thì đúng hơn.
Khi đã có, thì có tận hai:
(quyển bên phải mới toanh, brave new world, còn chưa bao giờ động vào)
Trong câu chuyện Hoffmann ở Pháp, nhân vật đặc biệt quan trọng là - lại là, thêm một lần nữa - một người quen cũ của chúng ta: Albert Béguin.
(còn làm một "Hoffmann ở Việt Nam" thì sẽ như thế nào? chắc chắn là sẽ hơi phức tạp hơn một số nhân vật khác, nhưng xét cho cùng thì vẫn quá dễ)
Đã Contes rồi thì cũng nên tiếp luôn Contes nocturnes (tức là Nachtstücke): tổng cộng tám truyện, phân bổ vào hai série. Tuy lấy tên "Amadeus" (ai đã đoán thử xem sao thì người ấy đã đoán đúng: Hoffmann lấy tên theo Mozart) nhưng truyện của Hoffmann lại cũng có thể nghe như là Chopin: nocturne và nocturne (tất nhiên, Mozart thì "Ein kleine Nachtmusik").
Truyện về con mèo thì như đã nói, còn đây là truyện về con chó:
Murr là nơi Hoffmann đặt vào nhiều nhất bản thân mình, trong đó có các câu chuyện về chính Hoffmann thuở nhỏ, một thế giới gồm rất nhiều tante và oncle, nhất là một tante hay được gọi là Füsschen (chân nhỏ), một virtuoso chơi đàn luth, và một oncle mang biệt danh O-Weh nghe hao hao một từ có nghĩa Bất hạnh.
Còn truyện về con chó, ngay trong chú thích đã có thể thấy, nó được Hoffmann lấy ra từ thế giới của Cervantes.
Chưa cần đến con chó Berganza thì ngay trong câu chuyện về con mèo Murr đã có chó: con Ponto đen thui nhưng nhất là con chó oncle của nó (tức là của Ponto), Scaramouche. Con chó Berganza có thể nói tiếng người, nhưng chỉ ban đêm - và nó kể chuyện, kể rất nhiều chuyện, còn Murr thậm chí biết viết.
Hoffmann - vậy thì - quan tâm đến gì? Như chữ A. đã cho thấy ngay (chẳng có bí mật nào), mối quan tâm của Hoffmann là âm nhạc. Hoffmann là một nhạc sĩ, một chỉ huy dàn nhạc.
Chính vì thế, những tác phẩm văn chương nào của Hoffmann liên quan đến âm nhạc (nhiều, có thể nói là rất nhiều - Hoffmann chính là nhà văn nhạc sĩ nhất trong lịch sử) thì quan trọng, trong đó đặc biệt quan trọng là Kreisleriana:
trong tiếng Pháp, bản dịch của Béguin tuy đã có từ lâu nhưng hiện nay vẫn được dùng và được đọc
"Kreisleriania" là vì nó chép truyện về Johannes Kreisler, nhạc sĩ, Kapellmeister (Bach cũng từng là một Kapellmeister). Nói đúng hơn, đó là (được coi là) các thứ giấy tờ mà Kreisler để lại sau khi biến mất (đối với những người xung quanh, đó là một nhạc sĩ điên).
Johannes Kreisler có vị trí trung tâm trong thế giới truyện của Hoffmann: ta cứ gọi luôn đó là nhân vật (personnage) fétiche của Hoffmann. Mèo Murr có một nửa là các câu chuyện về Kreisler, và bản thân Murr có thời gian sống ở nhà Kreisler khi chủ của nó, Abraham (Liscov) gửi nhờ. Con chó Berganza cũng từng sống ở nhà Kreisler.
Một tác phẩm khác, không hẳn được biết đến nhiều, của Hoffmann:
Brambilla, mà Baudelaire vô cùng ngưỡng mộ.
Nhưng ở đây cần nói đến (rendre justice) một nhân vật đóng vai trò trong việc làm Brambilla (và không chỉ vậy) được đọc nhiều về sau (và cả hiện nay): André Breton.
Hoffmann kể một câu chuyện, chắc hẳn có nhiều chi tiết đúng là Hoffmann từng trải qua, hồi còn nhỏ. Có một đứa bé bị bố nó bắt tập đàn, nhưng nó không hẳn có khiếu âm nhạc, nên tập tành tương đối khổ sở. Đến một ngày, nó phải tập một bản nhạc mi trưởng (nghe đến mi trưởng là biết rồi đấy), nó thấy quá khó, nhưng rồi nó phát hiện ra là tất cả các nốt, cứ đánh nốt bên cạnh thì lại rất dễ. Thế là nó tập bản nhạc vô cùng thành thục, thuộc làu làu. Đến ngày phải trả bài, nó rất sợ nhưng vẫn đánh, bố nó là nhạc sĩ nghiệp dư hay tụ tập bạn bè chơi nhạc, hôm đó cũng có khách. Bố nó thấy nó lần đầu tiên đánh được trôi chảy một bản nhạc thì sướng lắm, tưởng nó đã thoát mù âm nhạc, nhưng ông khách nghe một lúc bỗng nói, đây đâu phải là mi trưởng. Ông bố sinh nghi, lại gần cái đàn vừa nghe nó đánh vừa xem tổng phổ và phát hiện được trò gian. Thế là ôi thôi.
Trong số các câu chuyện liên quan đến âm nhạc của Hoffmann có một truyện ngắn rất đáng nhớ, về một nhân vật rất rành đàn violon (câu chuyện còn hết sức éo le, ai muốn đọc thì cứ tìm "Crémone") và có bộ sưu tập đàn violon rất khủng khiếp, đại loại toàn những gì quý nhất, hiếm nhất, hay nhất. Nhưng kiếm được đàn là nhân vật ấy tháo tung hết cả ra, coi như đi tong hết.
Có một cuốn sách lớn không chỉ Hoffmann mà cả loạt nhân vật lãng mạn Đức vô cùng say mê. Hoffmann kể mình (à tức là một nhân vật của Hoffmann kể thế) từng, hồi nhỏ, định viết cả một bản opera bằng cách trèo lên giường trùm chăn kín mít, tức là bắt chước một chi tiết trong Les Confessions của Rousseau.
Không chỉ Rousseau (ở riêng địa hạt này Hoffmann cũng cho thấy mình khác với Kant thế nào: đối với Kant thì Rousseau trước hết phải là Émile): kể từ khi Schlegel đưa Shakespeare vào Đức, rất nhiều người Đức đọc Shakespeare: trong câu chuyện giờ đây được biết đến rất rộng rãi dưới nhan đề Nutcracker (vở nhạc kịch của Tchaikovsky thì ai cũng biết, nhưng rất ít người biết câu chuyện từ đó mà có vở nhạc kịch là của Hoffmann) chỉ có một trích dẫn duy nhất, và quotation ấy được lấy từ Richard III; trong Murr, có vài lần bỗng xuất hiện "Nhận xét của editor", một trong số đó tố cáo mèo Murr khi kể chuyện về mình đã thuổng mấy chi tiết của Shakespeare, nhưng đồng thời cũng khen ngợi vì như vậy chứng tỏ Murr có đọc Shakespeare (tức là hơn khối văn nhân người).
Ta đã thấy, với cái tên "Amadeus", Hoffmann - tức là Hoffmann ở tư cách nhạc sĩ - tự xếp mình vào phía của Mozart. Hoffmann cũng nhắc đến Beethoven không ít, nhưng tôi ngờ là nhân vật Hoffmann thực sự thấy mình gần gũi (sự gần gũi trộn lẫn không ít kinh sợ) phải là Gluck (chứ không phải Haydn; và có nhân vật của Hoffmann chơi những bản nhạc khó nhất của Bach): tất nhiên Mozart xuất hiện trong truyện của Hoffmann, nhưng lần đáng nhớ nhất là Don Juan của Mozart, còn Gluck mới là nhân vật chính trong một câu chuyện của Hoffmann, câu chuyện có chi tiết không thể quên, trong nhà Gluck có những tập tổng phổ rất đẹp và được lấy ra để lên đàn, nhưng chúng chỉ có toàn giấy trắng ở bên trong.
Trong số những người lãng mạn, Hoffmann tự xếp mình ra ngoài: tuy Jean-Paul từng viết lời tựa cho sách của Hoffmann nhưng đúng là Hoffmann gần như không có giao du, quen biết với các nhà văn thời ấy. Chính con người gần như ở hẳn bên ngoài ấy lại lãng mạn hơn cả, đây là cả một nghịch lý.
Nhưng dẫu không thực sự thuộc về chuyển động của lãng mạn, Hoffmann vẫn cứ ở trong nó, và điểm độc đáo của Hoffmann bắt đầu hiện ra ở đây: ta đã nói đến tính chất quần tụ của các nhân vật lãng mạn (Jena, Dresden, Heidelberg), Hoffmann hoàn toàn không thuộc vào cái gì như vậy: Hoffmann bắt đầu viết văn rất muộn, như đã biết (tuy là nhạc sĩ nhưng sự không lựa chọn được của Hoffmann lại nằm ở chỗ không biết nên chọn vẽ hay viết: nỗi khổ của một người được thiên phú quá nhiều; tính khí của Hoffmann, theo như những gì ta biết được từ các miêu tả của người khác - rất ít - cũng quyết định không ít cho sự một mình của Hoffmann; nhìn chung, chắc hẳn hoàn toàn có thể nghĩ, E. T. A. Hoffmann thực sự rất giống nhân vật fétiche của mình, Johannes Kreisler), khi mà những người cùng thế hệ đều đã lừng lẫy (vài người đã kịp chết) - điều này khiến cho, theo một cách thức hết sức tự nhiên, Hoffmann rất khó ở cùng với họ. Nhưng - đây là cả một đặc điểm về môi trường và khí hậu - chính những câu chuyện của Hoffmann lại dành rất nhiều chỗ cho những người lãng mạn: tức là, những người lãng mạn Đức có những chỗ (Jena, Dresden, etc.) để quần tụ (ở đó họ ra tạp chí, kết bạn với nhau, và cả yêu đương - vì trong đó có cả các phụ nữ; trong số những sự vụ ấy có cả các thảm kịch cũng như quiproquo), nhưng họ cũng có chỗ theo dạng virtuel, vì Hoffmann sẵn sàng nhắc đến Novalis hay nhiều người khác trong truyện của mình, thậm chí câu chuyện trong bức ảnh cuối cùng còn là cách thức để Hoffmann nối vào với Chamisso: trong đó tạo ra bên cạnh nhân vật bị mất bóng lừng danh (Peter Schlemihl) của Chamisso một nhân vật khác, để thành một cặp.
Lượng tác phẩm của Hoffmann thuộc hàng lớn nhất, cho dù Hoffmann chỉ có rất ít thời gian để viết: đã bắt đầu viết rất muộn, Hoffmann lại còn chết sớm. Tổng cộng, chỉ có hơn mười năm.
Ta có thể thấy rằng, chính một người như thế (tức là như Hoffmann), tức là một người luôn luôn như thể không thuộc về đâu (đấy là còn chưa nói đến sự đen đủi: thành công đáng kể duy nhất của cuộc đời nhạc sĩ thì đã nói ở trên, đến cả Napoléon cũng gây nhiều thiệt hại cho Hoffmann: Hoffmann chứng kiến tận mắt Bonaparte tiến vào Dresden, và cả ở Varsovie thì Hoffmann cũng không yên ổn được với các sự vụ của Napoléon), thậm chí như là bị bắn ra ngoài, vào mọi lúc, thì lại
(sẽ trở lại với điểm này ở bên dưới)
Đây, Don Juan của Hoffmann:
Chính những người đơn độc như Hoffmann lại có một xung động rất mạnh về phía của tập hợp, của nhiều. Cuộc đời của Hoffmann có thể hẻo lánh nhưng tác phẩm của Hoffmann lại rất nhiều quần tụ. Rất hay có, trong các câu chuyện của Hoffmann, một nhóm bạn (họ có thể đi qua nhiều câu chuyện). Người này kể chuyện cho người kia, kể trực tiếp trước mặt hoặc cũng có thể viết thư. Có lúc nhiều người ngồi với nhau và kể chuyện cho nhau, hoặc nhiều người cùng nhau làm các thí nghiệm.
Bởi vì, có không ít thí nghiệm ở Hoffmann. Có thể là các thí nghiệm liên quan đến thôi miên (Mesmer, etc.), đến từ trường. Và nhất là liên quan đến automate.
Một phụ nữ vô cùng hấp dẫn trong các câu chuyện của Hoffmann có thể té ra là một cỗ máy được chế tạo và lắp đặt hết sức tinh xảo, khiến được cho chàng thanh niên nào đó phải chết mê chết mệt, theo đuổi đứ đừ. Nhưng máy móc ở Hoffmann không gây buồn chán và nhiều khi kinh tởm như trong hàng loạt Sci-Fi về sau, lại còn thường làm như tương lai của thế giới và nhân loại phụ thuộc vào mấy thứ đó.
Nhưng đặc biệt là sự mơ: nơi Achim von Arnim có dày đặc các giấc mơ, nhưng nhìn chung chúng là Rip van Winkle viết lại nhiều lần. Giấc mơ trong các câu chuyện của Hoffmann hoàn toàn không giống như vậy. Dẫu đơn giản như giấc mơ đi đến thế giới búp bê, đồ chơi của cô bé con trong Chàng-cắn-hồ-đào thì đó vẫn luôn luôn, trước hết, đúng là giấc mơ.
Tiếp tục Hoffmann, một cuốn tiểu thuyết dày ở cỡ của Murr:
rồi, một Hoffmann insolite (An Giang, An Giang):
Nhưng tôi lại nghĩ đến Hoffmann nhạc sĩ (rất khó không nghĩ đến chuyện, các câu chuyện lại do một nhạc sĩ viết ra), vẫn là Hoffmann và Ondine (kể từ đó, đã có một nhạc sĩ khác viết tác phẩm Ondine, và nó tồn tại, còn tác phẩm của Hoffmann thì đã bị lãng quên). Nhưng Ondine, câu chuyện về nàng Ondine, không chỉ có tiếp nối trong âm nhạc, nó cũng được viết lại - và vậy thì ta đi thẳng vào câu chuyện các câu chuyện - trong đó, một trong những người viết lại Ondine là Jean Giroudoux. Rất có thể, hiện nay, đó (tức là cú viết lại ấy) là thứ duy nhất Giroudoux từng viết vẫn còn đọc nổi (vậy mà, khi mới xuất hiện, Giroudoux làm cho đến cả Marcel Proust cũng phải phân vân, nghi hoặc).
Tôi muốn lục Ondine của Giroudoux nhưng mãi chẳng thấy đâu (mới bực). Đây là một Giroudoux khác (có bản dịch tiếng Việt đấy):
Trở lại với quyển sách phía trên, quyển trong nhan đề có "diable" (quỷ). Đây là một trong những câu chuyện lắt léo hơn cả của Hoffmann, đi theo cuộc đời của một thầy tu trong một thời gian rất dài, có thể nói là từ đầu đến cuối - thầy tu ấy tất nhiên, như ngay nhan đề đã nói, uống một loại nước (rượu) của quỷ, từ một cái chai "của saint Antoine", được lưu từ lâu tại một tu viện. Trong câu chuyện cũng có rất nhiều yếu tố fétiche của văn chương Hoffmann, nhất là automate.
Thế giới của các tu viện: vậy là ta sẽ bắt gặp rất nhiều lần những Capucin hay Cistercien (về cơ bản, truyền thống saint Bernard), nhưng nhân vật của Hoffmann cũng gặp cả giáo hoàng ở Rome (cuộc sống Vatican được nhìn nhận trong Les Élixirs du Diable dưới khía cạnh sự rình rập thường trực ở đó của các dòng tu kín). Như vậy cũng tức là cuốn tiểu thuyết của Hoffmann tự nhập vào một chủ đề: văn chương về các thầy tu băng hoại giữa các cám dỗ, mà kinh điển là một cuốn tiểu thuyết của một nhân vật đã nhắc đến: Lewis. Trong Les Élixirs cuốn sách ấy cũng được nhắc tới, thoáng qua.
Trong số các nhân vật lãng mạn Đức, có trường hợp không hề dễ đoán (tức là không có tương ứng một:một giữa những gì được viết ra và người viết những cái đó): Novalis tưởng chừng phải là một con người sầu thảm thì lại luôn luôn được miêu tả là có tính khí đặc biệt tươi vui, nhẹ nhõm. Nhưng cũng có trường hợp rất dễ đoán: chính là Hoffmann, đó là một con người bí ẩn, thậm chí kỳ bí và kỳ quặc, mà hẳn ta có thể gọi là một mythomane.
Cũng dễ đoán: tuy bắt đầu viết văn rất muộn (vì còn bận âm nhạc và hội họa) nhưng khối lượng tác phẩm của Hoffmann lại ở mức khổng lồ, được viết chỉ trong vòng rất ít năm: mọi thứ ở Hoffmann dường như cứ không ngừng phun trào, liên tục không kịp dừng. Do vậy, đọc văn chương Hoffmann nhiều khi ta nghi hoặc, và cũng do vậy, văn chương ấy cần phải nhìn nguyên trạng, tách rời ra các phần sẽ rất dễ có cảm giác về một mớ hỗn độn: nhưng đó cũng lại chính là nguyên tắc của création: không thể có cái đó nếu thiếu mất, dẫu chỉ là một chút, chaos.
Nhưng cũng chính vì vậy (vì những điều đã nói ở trên), Hoffmann là một mẫu, hay, để nói đúng hơn, một đồ hình, một mandala.
Heinrich von Ofterdinger (Novalis)
tiếp tục
ReplyDeleteSao lại có người giỏi vậy nhỉ :D ông ấy có làm thơ không NL?
ReplyDeleteMèo này bá đạo quá, mèo đi xe điện xin thua
tiếp tục
ReplyDeleteVũ Ngọc Phan chắc là người đầu tiên dịch tiểu thuyết của Hoffmann anh nhỉ?
ReplyDeletecó thể, trước 1942 và Lâu đài họ Hạ thì hơi khó có gì khác
ReplyDeleteAnh có quyển nào của Hoffmann có truyện Violon de Crémone không ạ?
ReplyDeletetất nhiên
ReplyDelete(sắp tiếp tục)
A thật ngu quá, đến giờ mới biết, Schubert và Heine sinh cùng năm
ReplyDeletecòn bận cả làm nhnggi với luật gia
ReplyDeletecó chó nhưng vẫn chưa có mèo
ReplyDelete