với Lovenjoul - một tử tước - ta vừa quay trở lại câu chuyện "nhà sưu tầm" lại vừa quay trở lại với Balzac: vì Lovenjoul là một nhà sưu tầm đặc biệt trọng yếu trong câu chuyện Balzac (và không chỉ Balzac: có thể nói là câu chuyện của lãng mạn)
Câu chuyện của Lovenjoul: lúc còn rất trẻ, mới mười sáu, mười bảy tuổi, Lovenjoul từ Bỉ (vì đây là một người Bỉ) sang Paris và vào hiệu sách của Michel Lévy (đây là một trong những Lévy hiển hách của lịch sử xuất bản Pháp) trên phố Vivienne; cung cách (tức là cách thức xem sách) của cậu bé khiến Lévy để ý và hai người nói chuyện với nhau; rất không ngờ Lévy lại có thể thấy ngay là nên thử nhờ Lovenjoul làm một việc, và cũng rất không ngờ, Louvenjoul làm được thật: tìm ra một texte của Théophile Gautier. Ngay từ đầu, Lovenjoul đã có hiểu biết rất cụ thể và sâu hơn rất nhiều người ở một số địa hạt. Về sau này, khi gặp Gautier, Lovenjoul thậm chí còn trách Gautier vì không thực sự biết mình đã viết những gì và đăng ở đâu. Nếu không có Lovenjoul, một nhà văn năng suất đến độ khủng khiếp như Gautier rất khó được nhìn nhận trong tổng thể.
Gautier là một trong hai nhân vật (của Lãng mạn) mà Lovenjoul quan tâm - và khi một người như Lovenjoul đã quan tâm, thì tức là từ đầu đến cuối, trọn vẹn) - người thứ hai là George Sand, mà Lovenjoul cũng từng gặp (và sẽ cộng tác không ít với con cháu trong những gì liên quan đến tác phẩm của Sand).
Hai nhân vật lãng mạn khác thì Lovenjoul chưa bao giờ gặp: Sainte-Beuve và Balzac. Tuy ngay từ sớm, thông qua kênh Michel Lévy, Lovenjoul đã gặp không ít nhân vật từng vây quanh Balzac (nhất là người bạn Léon Gozlan) nhưng mối quan tâm của Lovenjoul về phía Balzac hình thành muộn (và chậm) hơn nhiều so với đối với Gautier và Sand. Nhưng cuối cùng, những gì liên quan đến Balzac lại làm nên phần quan trọng nhất trong bộ sưu tập Lovenjoul, bộ sưu tập thuộc hàng độc đáo nhất trong lịch sử, và cũng làm nên vinh quang lớn nhất cho nhà sưu tầm Lovenjoul.
Mọi chuyện thực sự bắt đầu khi Madame de Balzac (tức là Hanska, người phụ nữ quan trọng, rất quan trọng, trong đời Balzac) qua đời và nhiều thứ được bán đi. Từ đây mà sẽ có, entre autres, những bức thư mà Balzac gửi cho Hanska - về nhiều khía cạnh, chúng quan trọng không kém gì những tiểu thuyết của Balzac. Dần dần, Lovenjoul cũng mua được nhiều bản thảo của Balzac.
Lovenjoul tạo ra một ca lạ trong giới sưu tầm: đặt cược từ rất sớm (tức là đặt cược sự nghiệp nhà sưu tầm của mình) vào sách đương thời (ít nhất thì không cổ xưa hẳn), vậy thì rất khác so với các nhà sưu tầm chủ yếu hướng về sách của các thế kỷ trước, càng đẩy được đi xa trong thời gian thì càng tốt. Lovenjoul cũng lựa chọn không giống những người khác: bộ sưu tập Lovenjoul được gửi vào một institution của nhà nước (và là Pháp chứ không phải Bỉ).
Nơi giữ bộ sưu tập Lovenjoul: Institut Français, trước đây nằm ở Chantilly, nhưng về sau đã được đưa về Paris. Đây là một trong những nơi có nhiều bản thảo viết tay - thêm một bộ sưu tập nữa nổi bật về phương diện ấy: bộ sưu tập Jacques Doucet, mà André Breton hồi trẻ làm cố vấn (nhưng chủ yếu cố vấn đề mua tranh: nhờ vậy, Doucet mua tranh Picasso từ rất sớm).
Tác giả cuốn sách về Lovenjoul là một cựu học sinh của École des Chartes. Mỗi lần nhìn thấy nó (tức là École des Chartes) tôi lại không chỉ nghĩ đến Ngô Đình Nhu mà còn nhớ đến một lời giới thiệu trong một cuốn tiểu thuyết của Pascal Quignard (để tôi tìm lại, đợi tí).
Đây rồi: trong một cuốn tiểu thuyết của Quignard, có hai nhân vật lần đầu tiên gặp nhau, một người tự giới thiệu với người còn lại, như sau: "J'ai fait les Chartes: je suis exactement archiviste-paléographe, je finis ma thèse aux dépôts de Beaune et d'Epervans, mais la seule passion de ma vie, ce sont les bonbons."
(tiếp tục "(một người) Hoffmann", "Những lá đã vàng" và "Các câu chuyện")
tiếp tục (đây)
ReplyDelete