Apr 30, 2017

Stendhal mười tám tuổi

Đọc là gì? Đọc, trước hết, là đọc. Nhưng đồng thời (chính ở đây, ta mới có thể thấy được rõ hơn tầm vóc của Schopenhauer: thế giới  cái này và đồng thời là cái kia; và, sau Schopenhauer, hiển nhiên sẽ đến ai? tất tật sẽ đồng thanh: Nietzsche, tôi biết; nhưng thế là nhầm, ở phương diện này, sau Schopenhauer phải là Wittgenstein; bọn giả vờ đọc Schopenhauer thật đáng ghê tởm, và bọn giả vờ đọc Wittgenstein cũng đáng ghê tởm tương đương - bọn này giờ đông đặc, chắc đến cả lữ đoàn, trong đó có đủ tư lệnh, chính ủy, tham mưu, đến cả sĩ quan cần vụ loong toong các thứ), đọc không phải là đọc: đọc còn là đọc lại, và đọc còn là đọc hết.

"Tôi mười tám tuổi": đó là cụm từ mở đầu cuốn tiểu thuyết Một gánh xiếc qua của Patrick Modiano (xem ở kia). Ở cuộc đời người đàn ông, tuổi mười tám và tuổi ba mươi ba, tức là mười lăm năm sau đó, quan trọng đến vô biên. Điều này khiến họ khác phụ nữ, khi mà, theo Balzac, các độ tuổi quan trọng là 18, 25, 30 và 40 (xem ở kia).

Tôi đã nhiều lần nói, thế giới văn chương của Modiano liên quan rất nhiều đến thế giới của Céline. Nhưng dĩ nhiên vậy là chưa đủ. Còn có vai trò quan trọng của Raymond Queneau, vai trò tuy mờ hơn nhưng không kém phần lớn của các nhà văn như Pierre MacOrlan hoặc Henry de Montherlant. Một nhân vật đặc biệt quan trọng nữa: Guy Debord (riêng điều này tôi sẽ sớm nói kỹ). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, nếu không nhìn thấy Stendhal trong văn chương Modiano.

Nhân vật chính của Một gánh xiếc qua (mười tám tuổi), sống tại một căn hộ trên ke Conti sát sông Seine, từ cửa sổ có thể nhìn thấy vườn Vert-Galant, căn hộ ấy trống vắng, không đồ đạc, nhưng vẫn còn lại vài quyển sách (thật ra là sách do người chủ cũ để lại - người chủ cũ này trong Quảng trường Ngôi sao, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Modiano, chính là nhà văn Maurice Sachs), và quyển sách gối đầu giường của nhân vật ấy có nhan đề Cho các tâm hồn nhạy cảm: đó là một tuyển tập thư của Stendhal.

Stendhal có nhiều tác phẩm dang dở. Mùa hè năm 2003, tôi ngồi dịch nhiều đoạn dài một trong các tiểu thuyết còn dang dở ấy, đó là Lucien Leuwen. Stendhal có nhiều thư từ (mà nhân vật của Modiano gối đầu giường), và Stendhal, giống Amiel hay Kafka, viết nhật ký.

Nhật ký của Stendhal, ít nhất ở dạng như chúng ta còn biết ngày nay, được bắt đầu viết năm Stendhal mười tám tuổi:


Stendhal sinh năm 1783, tức là, ta có thể thấy rất rõ, Stendhal thuộc vào thế hệ giữa thế hệ của Benjamin Constant, những người sinh ra cuối thập niên 1760 (xem ở kia), và thế hệ của Balzac (những người sinh cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19). Nhật ký của Stendhal bắt đầu với thế kỷ 19 (ta còn nhớ, vì sinh năm 1802, Victor Hugo sẽ làm câu thơ đại ý tôi sinh ra khi thế kỷ lên hai tuổi).

Mười tám tuổi, Stendhal đang ở Ý. Nhờ mối quan hệ họ hàng với gia đình Daru có vai vế bên cạnh Napoléon, năm trước đó, ở tuổi mười bảy, Stendhal trở thành lính, được đưa sang Ý (thời điểm ấy, Stendhal còn chưa hề biết cưỡi ngựa) từ Paris (Stendhal là người Grenoble, và trong Nhật ký có những đoạn nhắc đến tu viện Grande-Chartreuse, là thứ mà ta đã thấy ở kia, xem chú thích số 1); cuối năm 1801, Stendhal (Henri Beyle) sẽ được phong thiếu úy.

Ta rất dễ tưởng, vì ấn tượng lớn mà La Chartreuse de Parme gây ra, là Stendhal có mặt ở trận Waterloo, nhưng không phải: khi trận Waterloo xảy ra, Stendhal đã chán ngán mấy trò binh nghiệp, gần như không quan tâm nữa. Nhưng, Stendhal lại rất liên quan đến Chiến dịch Nga.

Khi Đội quân Vĩ đại của Napoléon tháo chạy khỏi Nga, Stendhal đang phụ trách một công việc gì đó giống như là quân lương, và quyết định quay về phía Tây qua sông Berezina. Dường như Stendhal qua con sông cay đắng ở Belarus này đúng vào ngày hôm trước khi diễn ra trận đánh bi thảm, cây cầu đỡ bằng lính Pháp ngâm mình dưới nước (và chết cóng), rồi thương binh bị bỏ lại trong tuyết, cuộc thiêu đốt tàn tích. Stendhal trở thành người làm cho Waterloo trở nên bất hủ mặc dù không có mặt, còn Balzac lại là người làm cho Berezina trở nên không thể quên được (trong Viên bác sĩ nông thôn và nhất là trong Adieu), mặc dù Balzac cũng không hề có mặt tại đó - trong khi Stendhal lại có mặt thực sự. Oái oăm là như vậy.

Cuộc tháo chạy khỏi nước Nga khiến Stendhal chịu một tổn thất rất nặng nề: mất bản thảo cuốn sách đang viết dở, hoặc cũng có thể đã viết xong, về hội họa Ý (mãi nhiều năm sau này Stendhal mới viết lại được); ở thời điểm ấy, dĩ nhiên Stendhal còn chưa in được gì, đến ngay Shakespeare et Racine cũng phải mười năm sau mới in (tức là 1823).

Quay trở lại với Stendhal ở tuổi mười tám: nước Ý là một khải ngộ lớn lao đối với Stendhal. Cũng như nhiều con người trẻ tuổi, Stendhal rất thích liệt kê (dường như những người trẻ tuổi nghĩ sự liệt kê làm cuộc sống của họ đầy lên, nếu không thì nó quá mức trống trải).

Vì nghĩ mình sẽ viết kịch, Stendhal rất quan tâm đến các kịch tác gia:



Niềm say mê kịch nghệ này sẽ còn kéo rất dài, suốt những năm tháng tuổi trẻ của Stendhal (Balzac cũng thế nốt, nhưng Hugo mới là người thành danh nhờ kịch).

Có một bảng liệt kê còn lạ thường hơn nữa: sách vở và vật dụng của viên sĩ quan trẻ tuổi:



Phải rất, rất nhiều năm sau tuổi mười tám, Stendhal mới bắt đầu thực sự viết được. Nhưng vẫn còn đó Nhật ký, thật ra cũng là một tác phẩm lớn lao.

Năm 1830, Benjamin Constant qua đời (đó cũng là năm xảy ra Cách mạng tháng Bảy với sự lên ngôi của Louis-Philippe), thì Stendhal cũng cho in Le Rouge et le Noir.

Năm 1816, năm Adolphe của Constant xuất hiện (và tạo ra cơn địa chấn chưa từng có trong tuổi trẻ nước Pháp) thì Stendhal đang ở Milan. Tại một "loge" nhà hát Scala nơi đây, nhờ người quen giới thiệu, Stendhal tình cờ gặp một nhân vật người Anh kém ông vài tuổi: đó chính là lord Byron - cuộc gặp này dường như có ý nghĩa rất lớn đối với Stendhal, nhất là trong việc hiểu lãng mạn nghĩa là gì.



nhân tiện:

1) đã thêm rất nhiều Ferragus (câu chuyện đã đi đến đoạn kết, Jules Desmarets dường như đã tóm bắt được mọi chi tiết để có thể hiểu Ferragus cùng mối quan hệ giữa nhân vật bí ẩn này và vợ mình, nhưng có vẻ như vẫn thiếu mất một điều gì đó), Ursule Mirouët (gần như mọi nhân vật "phụ" đều đã xuất hiện, chắc hẳn sắp đến lúc nhân vật chính không còn bị Balzac che giấu đi nữa; đây là một trong những tiểu thuyết điển hình nhất của Balzac, ở phương diện tự sự) và Một vụ việc ám muội (cái đêm hiểm ác ấy đã diễn ra như thế nào, khi mà vợ chồng Michu và Marthe áp sát lâu đài Cinq-Cygne, trong lúc vòng vây của cảnh sát mỗi lúc một thắt chặt lại? - đây là một trong những "đêm" kinh điển nhất trong lịch sử văn chương)

đồng thời, như vậy là đã qua mười tác phẩm của Vở kịch con người: tôi nghĩ là đã đi hết một "vòng tròn" nho nhỏ (nho nhỏ nhưng vẫn là một vòng tròn, và nó đầy đủ), sau đó thì cần làm gì? tất nhiên, sau đó thì sẽ chuyển sang một vòng tròn mới :p

2) đã viết tiếp tiện bút "mười lăm năm", bài "Hiện tượng luận về mối quan hệ thầy trò" và bài "Đọc Balzac ở Hà Nội"



Đi đến cùng đêm
Quên tình yêu
Stendhal giữa mùa hè
Stendhal viết tiểu thuyết
Không gì đẹp bằng một cái cây đẹp (La Chartreuse de Parme)
Trở về cổ điển: Stendhal
Tình yêu
Sách (LI) xưa cũ

11 comments:

  1. Mình nghĩ người ta bỏ tiền ra mua một quyển sách, ví dụ như gì của Wittgenstein thì người ta có toàn quyền với những cái suy nghĩ về những thứ người ta đọc được mình đâu thể quản nhưng đúng là mình có thể khinh!

    ReplyDelete
  2. mấy hôm nay kỳ nghỉ bỗng dưng thấy view tăng khủng khiếp như kiểu có quả hấp tinh đại pháp nào ngầm hỗ trợ

    vừa mới phát hiện thì ra nguồn xuất phát là từ anh gì tên Lê Thẩm Dương (một cái tên tuyệt vời)

    mẹ khỉ, may thế, vừa nhen nhúm í định lôi bọn diễn giả ra ca một bài, quá may là chưa kịp làm không thì biết ăn nói thế nào với anh Thẩm

    ReplyDelete
    Replies
    1. Em théc méc không biết con trai của TS Lê Thẩm Dương tên gì ha? Haha

      Delete
    2. duy, thề :-)

      Delete
    3. Bác muốn view tăng khủng khiếp hơn hơn nữa hơn mãi bác nên tham gia #docsachthatphongcach của/ với/ cùng chúng tôi ;-)

      Delete
  3. hầy, không bàn tán mấy chuyện í, nhá

    ReplyDelete
  4. Cái dẫn link đến đây chỉ là page do mấy "đệ" ông ý quản lí thôi. Dù sao cũng nên kệ, ko phải việc mình :v

    ReplyDelete
  5. trời ơi buồn quá, thế mà mấy hôm nay cứ khấp khởi mừng vì nghĩ anh Thẩm anh í etc.

    ReplyDelete
  6. "Lý thuyết Dây" đây rồi!:p à, thật ra là thấy trang Nhật ký nó gợi ý như thế.

    ReplyDelete
  7. ấy, đúng đấy nhé, hôm nào nói chuyện kỹ hơn :p

    ReplyDelete
  8. em chia chút buồn với anh vụ "Bà Hanska" :)

    mà biết đâu đấy, biết đâu khi anh mở đường sang một vòng tròn khác, anh sẽ gặp lại đúng bà í trong y phục khác hoặc đang nude với champagne trong tay chúc mừng cửu biệt trùng phùng ;)

    ReplyDelete