Qua vụ Sài Gòn tiếp thị, tuy không có đủ thông tin (chắc cũng chẳng ai có đủ thông tin) nhưng căn cứ vào những gì được hiển thị, tôi nghĩ rằng trước khi có một biến chuyển nào, tôi sẽ không cộng tác viết bài cho Sài Gòn tiếp thị nữa. Tôi đã viết chừng hơn mười bài, luôn đánh giá cao tờ báo vì chưa bao giờ cắt sửa, khi sửa gây ra lỗi thì nhanh chóng xin lỗi. Tôi cũng rất tiếc vì hiện nay trong số các tờ báo có tiếng nói ở Việt Nam chỉ Sài Gòn tiếp thị mới cho đăng những bài rất dài và có ý kiến riêng; tôi đã từng đăng một bài điểm sách gần 2.000 từ trên đó, một kỷ lục cá nhân.
Đây là quyết định của cá nhân tôi, không liên quan đến ai cả, chỉ xin được bày tỏ sự ủng hộ với anh Huy Đức.
-------------------
Aug 28, 2009
Aug 25, 2009
Kim xỏ trúng vào lỗ
Có nhiều cách để làm cho một cuốn sách trở nên đặc biệt, nổi bật hẳn trong số những quyển tương tự nơi nó thường được xếp vào. Nói đúng ra là không phải rất nhiều cách, nhưng các tác giả tinh tế luôn tìm ra được, và thường xuyên qua việc sử dụng những chi tiết rất nhỏ. Ở lĩnh vực văn học trinh thám, Fred Vargas, dù mới chỉ xuất hiện chưa lâu, đã là một bậc thầy về chi tiết.
Dĩ nhiên, trong tiểu thuyết trinh thám, chi tiết là xương sống, thậm chí là “alpha và omega” làm nên hình dạng, kết cấu và quyết định sự đánh giá của độc giả đối với tác giả, và dõi theo cách xếp đặt của từng cuốn sách, ta có thể nhận ra được một số nhà văn rất tài năng ở phương diện huy động, triển khai, thậm chí là thao túng chi tiết. Không chi tiết nào ngang bằng với một chi tiết khác: điều này chắc hẳn các điều tra viên được hư cấu ra cũng như tác giả trinh thám đều nhất trí cao độ.
Dĩ nhiên, trong tiểu thuyết trinh thám, chi tiết là xương sống, thậm chí là “alpha và omega” làm nên hình dạng, kết cấu và quyết định sự đánh giá của độc giả đối với tác giả, và dõi theo cách xếp đặt của từng cuốn sách, ta có thể nhận ra được một số nhà văn rất tài năng ở phương diện huy động, triển khai, thậm chí là thao túng chi tiết. Không chi tiết nào ngang bằng với một chi tiết khác: điều này chắc hẳn các điều tra viên được hư cấu ra cũng như tác giả trinh thám đều nhất trí cao độ.
Aug 24, 2009
Mình nói chuyện gì khi mình chả nói chuyện gì
Đợt này tiều tụy quá, tiều tụy như một con khị chứ không có được uy nghi như cái tivi và phẳng lì như màn hình LCD giống dạo trước. Dù vậy thì vẫn có cái hay là khi tiều tụy như một con khị thế này thì lại dẫn tới tình hình "người chiến sĩ ấy ai đã gặp anh không thể nào quên" (Hoàng Vân, à hay là Hoàng Việt nhỉ, chịu không sao mà nhớ nổi).
Văn chương đợt này: tầm thường, sách vở đợt này: hơi dở. Không văn chương sách vở nữa vậy, hôm nay tôi sẽ nói về một thứ không văn chương cũng chẳng sách vở. Đó là cái Google Analytics, một công cụ rất chi là hay.
Các bác biết rồi thì không nói, các bác chưa biết có thể hình dung là khi có một trang web hay một trang blog, nếu copy cái code do GA cung cấp vào thì hàng ngày các bác có thể xem tình hình tiến triển trang của mình đến đâu. GA này có nhiều category, theo đó có thể xem bao nhiêu người truy cập, trung bình thời gian lưu lại, cái entry nào nhiều người xem nhất, vân vân và vân vân, nhưng tôi thích nhất là hai cái, xem người vào trang của mình từ đâu tới và xem người ta tìm ra trang của mình bằng từ/cụm từ nào khi sử dụng các search engine.
Văn chương đợt này: tầm thường, sách vở đợt này: hơi dở. Không văn chương sách vở nữa vậy, hôm nay tôi sẽ nói về một thứ không văn chương cũng chẳng sách vở. Đó là cái Google Analytics, một công cụ rất chi là hay.
Các bác biết rồi thì không nói, các bác chưa biết có thể hình dung là khi có một trang web hay một trang blog, nếu copy cái code do GA cung cấp vào thì hàng ngày các bác có thể xem tình hình tiến triển trang của mình đến đâu. GA này có nhiều category, theo đó có thể xem bao nhiêu người truy cập, trung bình thời gian lưu lại, cái entry nào nhiều người xem nhất, vân vân và vân vân, nhưng tôi thích nhất là hai cái, xem người vào trang của mình từ đâu tới và xem người ta tìm ra trang của mình bằng từ/cụm từ nào khi sử dụng các search engine.
Aug 20, 2009
Gogol + Cheburashka
Theo như những gì tôi biết về các bác, thì chắc chắn các bác sẽ bỏ qua quyển này: Cộng hòa phi lý, của Gary Shteyngart, một người Nga gốc St-Petersburg, mà ông (anh cũng được, bác này sinh năm 1972) gọi là St-Leninsburg. Và, cũng như thường lệ, các bác lại đang bỏ qua một thứ có khi cả đời chỉ được chiêm ngưỡng vài lần (thậm chí một, thậm thậm chí không lần nào) :) Có thể nghĩ ngay đến một Borat béo ịch, nhưng không chỉ có vậy.
Nhan đề gốc là Absurdistan, quyển tiểu thuyết viết về nước Nga thời bây giờ này khiến cho đứng bên cạnh nó quyển Vô hồn đúng nghĩa là vô hồn :)
Những thứ râu ria các bác có thể tìm hiểu nhanh, còn cái làm tôi thích nhất khi đọc quyển này là xem diễn lại lịch sử văn học Nga, qua con mắt của một người Do Thái (bị cắt bao quy đầu sau tuổi 18, hic). Chỉ cần đọc mấy trang là tôi đã bắt đầu chờ đợi xem cái tên Gogol sẽ xuất hiện khi nào. Không thể tránh khỏi, khi mà người ta viết về St-Petersburg, đại lộ Nevsky, và với cái giọng văn như thế này, giọng văn, nói một cách đơn giản, của Gogol thời có Internet.
Thế nhưng (điều này mới hay), nhân vật nhà văn Nga đầu tiên xuất hiện lại là Pushkin, hahaha. Sẽ rất đáng thất vọng nếu sự xuất hiện của Pushkin không có màu sắc nham nhở như thế: nhân vật chính (Misha Borisovich Veinberg) nói với một thằng cha cũng nhà giàu mới nổi, là nếu sống thời bây giờ Pushkin sẽ là một tay rapper hehe.
Nhưng quả thực, Gogol đã xuất hiện, chỉ vài chục trang sau đó. Rồi sẽ có cả Turgenev, Dostoyevski, Tolstoy tác giả Chiến tranh và các thứ, một chương tên "Một ngày trong đời Misha Borisovich" mà nhiều bác biết là dùng để nhại ai.
Cheburashka thì sao? Sự kết hợp Gogol và Cheburashka mới thực sự tạo nên tính chất "absurd" của quyển truyện này. Cheburashka xuất hiện ở cuối chương 5, món đồ chơi thuở nhỏ của Misha đồ sộ: "Cheburashka, ngôi sao của chương trình truyền hình thiếu nhi Xô viết, một sinh vật màu nâu phi giới tính với giấc mơ được gia nhập đội Thiếu niên Tiền phong và xây Cung Hữu nghị cho mọi thú vật cô đơn trong thị trấn..."
Dĩ nhiên cũng phải thích đọc truyện thiếu nhi thì mới biết được Cheburashka là ai (ref.: Uspenski, Cá sấu Ghena và các bạn).
+ Nghe nói vừa có một quyển của Amos Oz xuất bản mà chưa kịp đi mua.
Nhan đề gốc là Absurdistan, quyển tiểu thuyết viết về nước Nga thời bây giờ này khiến cho đứng bên cạnh nó quyển Vô hồn đúng nghĩa là vô hồn :)
Những thứ râu ria các bác có thể tìm hiểu nhanh, còn cái làm tôi thích nhất khi đọc quyển này là xem diễn lại lịch sử văn học Nga, qua con mắt của một người Do Thái (bị cắt bao quy đầu sau tuổi 18, hic). Chỉ cần đọc mấy trang là tôi đã bắt đầu chờ đợi xem cái tên Gogol sẽ xuất hiện khi nào. Không thể tránh khỏi, khi mà người ta viết về St-Petersburg, đại lộ Nevsky, và với cái giọng văn như thế này, giọng văn, nói một cách đơn giản, của Gogol thời có Internet.
Thế nhưng (điều này mới hay), nhân vật nhà văn Nga đầu tiên xuất hiện lại là Pushkin, hahaha. Sẽ rất đáng thất vọng nếu sự xuất hiện của Pushkin không có màu sắc nham nhở như thế: nhân vật chính (Misha Borisovich Veinberg) nói với một thằng cha cũng nhà giàu mới nổi, là nếu sống thời bây giờ Pushkin sẽ là một tay rapper hehe.
Nhưng quả thực, Gogol đã xuất hiện, chỉ vài chục trang sau đó. Rồi sẽ có cả Turgenev, Dostoyevski, Tolstoy tác giả Chiến tranh và các thứ, một chương tên "Một ngày trong đời Misha Borisovich" mà nhiều bác biết là dùng để nhại ai.
Cheburashka thì sao? Sự kết hợp Gogol và Cheburashka mới thực sự tạo nên tính chất "absurd" của quyển truyện này. Cheburashka xuất hiện ở cuối chương 5, món đồ chơi thuở nhỏ của Misha đồ sộ: "Cheburashka, ngôi sao của chương trình truyền hình thiếu nhi Xô viết, một sinh vật màu nâu phi giới tính với giấc mơ được gia nhập đội Thiếu niên Tiền phong và xây Cung Hữu nghị cho mọi thú vật cô đơn trong thị trấn..."
Dĩ nhiên cũng phải thích đọc truyện thiếu nhi thì mới biết được Cheburashka là ai (ref.: Uspenski, Cá sấu Ghena và các bạn).
+ Nghe nói vừa có một quyển của Amos Oz xuất bản mà chưa kịp đi mua.
Aug 18, 2009
Strange
Những ghi chép đầu tiên về 2666. Lại xin lỗi các bạn vì bộ này cũng thuộc loại rất đắt :)
“An oasis of horror in a desert of boredom” (Une oasis d’horreur dans un désert d’ennui) câu thơ này là của Baudelaire, trong bài “Le voyage”, được Roberto Bolaño lấy làm đề từ cho cả bộ 2666. Một câu thơ nhưng có đến bốn hàm ý, ngoài nghĩa của chính câu ấy (“Một ốc đảo của kinh hoàng trên một sa mạc buồn chán”): horror và boredom, desert và oasis; theo đúng cách của Baudelaire, dùng horror để khỏa lấp boredom, và sự bao trùm của “sa mạc”. Câu thơ này làm tôi nhớ đến mối quan hệ giữa Sainte-Beuve và Baudelaire. Sainte-Beuve là nhà phê bình lớn nhất thế kỷ XIX của Pháp, với một đặc điểm rất kỳ quặc: là nhà phê bình lớn nhất, nhưng Sainte-Beuve gần như không quan tâm gì đến những nhà văn sau này sẽ được coi là lớn nhất. Công trình quan trọng của Sainte-Beuve là về nhóm Port-Royal, một cái nữa là Chateaubriand, còn lại đọc tuyển tập Sainte-Beuve thì sẽ thấy toàn những cái tên lạ hoắc, có đôi chút tiếng tăm thời ấy nhưng không phải là các tài năng lớn: ví dụ Labiche, do you know him or her? :) Baudelaire rất ngưỡng mộ Sainte-Beuve và có lần thậm chí còn viết thư gần như nài nỉ Sainte-Beuve viết về thơ mình. Ý kiến của Sainte-Beuve về thơ Baudelaire vô cùng nghiệt ngã: Sainte-Beuve so sánh nó với Kamchatka. Ai biết về vùng Siberia thì sẽ hiểu Sainte-Beuve định nói gì.
“An oasis of horror in a desert of boredom” (Une oasis d’horreur dans un désert d’ennui) câu thơ này là của Baudelaire, trong bài “Le voyage”, được Roberto Bolaño lấy làm đề từ cho cả bộ 2666. Một câu thơ nhưng có đến bốn hàm ý, ngoài nghĩa của chính câu ấy (“Một ốc đảo của kinh hoàng trên một sa mạc buồn chán”): horror và boredom, desert và oasis; theo đúng cách của Baudelaire, dùng horror để khỏa lấp boredom, và sự bao trùm của “sa mạc”. Câu thơ này làm tôi nhớ đến mối quan hệ giữa Sainte-Beuve và Baudelaire. Sainte-Beuve là nhà phê bình lớn nhất thế kỷ XIX của Pháp, với một đặc điểm rất kỳ quặc: là nhà phê bình lớn nhất, nhưng Sainte-Beuve gần như không quan tâm gì đến những nhà văn sau này sẽ được coi là lớn nhất. Công trình quan trọng của Sainte-Beuve là về nhóm Port-Royal, một cái nữa là Chateaubriand, còn lại đọc tuyển tập Sainte-Beuve thì sẽ thấy toàn những cái tên lạ hoắc, có đôi chút tiếng tăm thời ấy nhưng không phải là các tài năng lớn: ví dụ Labiche, do you know him or her? :) Baudelaire rất ngưỡng mộ Sainte-Beuve và có lần thậm chí còn viết thư gần như nài nỉ Sainte-Beuve viết về thơ mình. Ý kiến của Sainte-Beuve về thơ Baudelaire vô cùng nghiệt ngã: Sainte-Beuve so sánh nó với Kamchatka. Ai biết về vùng Siberia thì sẽ hiểu Sainte-Beuve định nói gì.
Aug 17, 2009
Vũ Hoàng Chương vs Nguyễn Bắc Sơn
“Nhổ neo rồi thuyền ơi! Xin mặc sóng” - Vũ Hoàng Chương bắt đầu bài thơ mang tính “cương lĩnh tinh thần” của tuổi trẻ một thời như vậy. Bài thơ “Phương xa” mang âm hưởng trực tiếp từ “Con tàu say” của Rimbaud ngoài miêu tả tâm trạng hoang mang chán nản ở những con người độ tuổi đôi mươi còn phát biểu một mơ ước nơi đáy lòng của thanh niên: Đi.
Khi ở đây người ta luôn ngóng đến nơi khác, điều này rất thông thường và cũng không kém phần dễ hiểu. Số lượng đặc biệt lớn của tác phẩm văn chương hướng về xa xăm chứng nhận rằng người ta (và cả chúng ta) chung nhau cảm giác chán ghét cái chốn mình đang ở và mong muốn thoát khỏi, đi xa, thậm chí là rời bỏ. Một trong những tác phẩm đầu tiên làm nên tên tuổi cho Milan Kundera có nhan đề Cuộc sống không ở đây, trong đó có đoạn nhà thơ trẻ Jaromil (trạc độ tuổi của Rimbaud khi bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn Pháp) bỏ chạy trên bãi biển, bởi vì mọi thứ có ý nghĩa đều không ở đây, đều ở đâu đó khác. Giai đoạn thuộc địa hóa, nhất là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm phát sinh cả một dòng văn học xê dịch, trong đó cái tên cuốn sách của Blaise Cendrars có lẽ đã nói lên tất cả trạng thái tâm hồn con người thời ấy: Emmène-moi au bout du monde! (Hãy mang tôi đi tới tận cùng thế giới!)
Khi ở đây người ta luôn ngóng đến nơi khác, điều này rất thông thường và cũng không kém phần dễ hiểu. Số lượng đặc biệt lớn của tác phẩm văn chương hướng về xa xăm chứng nhận rằng người ta (và cả chúng ta) chung nhau cảm giác chán ghét cái chốn mình đang ở và mong muốn thoát khỏi, đi xa, thậm chí là rời bỏ. Một trong những tác phẩm đầu tiên làm nên tên tuổi cho Milan Kundera có nhan đề Cuộc sống không ở đây, trong đó có đoạn nhà thơ trẻ Jaromil (trạc độ tuổi của Rimbaud khi bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn Pháp) bỏ chạy trên bãi biển, bởi vì mọi thứ có ý nghĩa đều không ở đây, đều ở đâu đó khác. Giai đoạn thuộc địa hóa, nhất là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm phát sinh cả một dòng văn học xê dịch, trong đó cái tên cuốn sách của Blaise Cendrars có lẽ đã nói lên tất cả trạng thái tâm hồn con người thời ấy: Emmène-moi au bout du monde! (Hãy mang tôi đi tới tận cùng thế giới!)
Aug 14, 2009
Nơi cái chết mới chỉ là sự bắt đầu
Các ngăn sách trinh thám trĩu nặng ở mọi hiệu sách trên thế giới, vô số sách được du khách mang theo khắp nơi rồi bỏ lại, giúp cho hoạt động “book exchange” luôn nhộn nhịp… sách trinh thám lúc nào cũng có vị trí đặc biệt của mình. Để làm nên điều ấy, luôn cần các tác giả cự phách. Stieg Larsson là tác giả lớn gần đây nhất của thế giới văn học trinh thám.
Ngay sau khi qua đời vào năm 2004, Larsson trở nên nổi tiếng toàn thế giới với bộ ba tiểu thuyết mang tên chung Millennium (tên tạp chí nơi nhân vật chính Mickael Blomqvist làm việc). Dày đến 3000 trang, bộ sách làm cả thế giới phát hiện một tác giả trước đây cũng đã nổi tiếng nhưng là ở một khía cạnh khác: tại Thụy Điển, Larsson là một người tranh đấu không mệt mỏi chống lại chủ nghĩa phát xít.
Ngay sau khi qua đời vào năm 2004, Larsson trở nên nổi tiếng toàn thế giới với bộ ba tiểu thuyết mang tên chung Millennium (tên tạp chí nơi nhân vật chính Mickael Blomqvist làm việc). Dày đến 3000 trang, bộ sách làm cả thế giới phát hiện một tác giả trước đây cũng đã nổi tiếng nhưng là ở một khía cạnh khác: tại Thụy Điển, Larsson là một người tranh đấu không mệt mỏi chống lại chủ nghĩa phát xít.
Aug 12, 2009
Bọn Marcel
+ Nói rõ hơn về giai đoạn Hoài Thanh viết cho Tràng An: đó là sau khi Hoài Thanh bật khỏi Hà Nội, bị mật thám mang về Vinh, ở Vinh một thời gian (thay Tôn Quang Phiệt làm gia sư cho một nhà giàu) thì tình cờ gặp Bùi Huy Tín chủ nhà in Đắc Lập và theo BHT vào Huế làm thợ sửa mo-rát, đến 1935 (Hoài Thanh sinh năm 1909) khi Tràng An bắt đầu được ấn hành thì Hoài Thanh đã có mặt trong những số đầu tiên.
Một số điều tôi rút ra từ các bài phê bình văn học (cả điểm tin tức văn nghệ) trên Tràng An (cũng cần nhắc lại: hồi Tràng An này Hoài Thanh không viết nhiều về văn học):
- Bài đầu tiên của mục "Phê bình văn nghệ": viết về tiểu thuyết Cô Lâu mộng của Võ Liêm Sơn (ai đọc lịch sử thời này rồi đều biết Võ Liêm Sơn, một nhân vật có nhiều quan hệ thân thiết với gia đình Hồ Chí Minh).
- Đánh giá Trông dòng sông Vị của Trần Thanh Mại có giá trị ngang ngửa Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn đã in trước đó, nhưng cùng lúc lại nói Tú Xương không phải thi sĩ, mà chỉ là một "người làm thơ".
- Coi Thế Lữ có vai trò giống như Nguyễn Du xưa kia.
- Một bài rất đáng chú ý: "Cụ Phan Sào Nam còn viết báo làm gì?" ý nói Phan Bội Châu lẩm cẩm, làm cách mạng xong rồi thì cứ ngồi đó mà hưởng danh tiếng, sao lại còn viết văn làm thơ xong rồi còn đăng lên báo làm những người yêu mến cụ rất lấy làm "khổ tâm".
- Những ai quan tâm đến Hoài Thanh với tư cách dịch giả có thể tập trung vào bản dịch bài diễn văn của Gide mà Hoài Thanh cho đăng vào cuối năm 1935.
- Mấy chi tiết tôi cho là rất quan trọng ở bài viết về Henri Barbusse (dịp Barbusse mất; dịp này Hoài Thanh trách cứ các báo ở Việt Nam im tịt không tưởng niệm gì). Chỉ là mấy từ mà tôi nhặt ra: "bọn Marcel Proust và Fernand Gregh", "thơ của bọn Parnasse và Symbolisme kiểu cách và xa tự nhiên". Hoài Thanh có vẻ rất dị ứng với chính phái "nghệ thuật vị nghệ thuật" (Parnasse tức là Thi Sơn, Symbolisme tức là Chủ nghĩa Tượng trưng). Cái gu của Hoài Thanh hướng tới cái dễ hiểu, cái đẹp nhưng là cái đẹp dễ hiểu (nói đúng hơn là cái đẹp hiểu được, cắt nghĩa được). Có tương đồng gì giữa Hoài Thanh tây học và Hoài Thanh trong cốt cách một nhà nho, ưa "kính nhi viễn chi" không nhỉ? Rất khó nói.
- Điều trên, cộng với một điều nữa: Hoài Thanh là một người hết sức thành thật (cái này trước đây thực sự tôi không tin lắm dù nhiều người nói, nhưng ngày càng tin hơn), đã khiến Hoài Thanh sẽ thực sự là người đầu tiên "đánh" Nhân Văn-Giai Phẩm, dù bài viết của Hoài Thanh không có trong tập Bọn Nhân Văn trước tòa án dư luận in dưới sự chủ trì của Như Phong sau này. Hoài Thanh chính là người ngồi chủ tọa cuộc phê phán "Nhất định thắng" ngay đầu năm 1956. Toàn thể các tài liệu liên quan đều có thể tìm thấy trên Internet, talawas cũng như một số trang cá nhân, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Nhương... Với tôi đây cũng là một lần "bị lựa chọn" lớn nữa. Và vẫn chưa hết.
- Trước đây một lần tôi nhắc đến Hoài Thanh và so sánh Hoài Thanh với Sainte-Beuve, chủ yếu là do trực cảm. Với các tài liệu mới công bố này tôi nghĩ là so sánh ấy đã có cơ sở hơn hẳn. Cụ thể như thế nào thì... nói sau.
+ Tôi đã từng đối chiếu từng câu giữa nguyên bản tiếng Anh A Moveable Feast và bản dịch tiếng Pháp mang tên Paris est une fête của Marc Saporta, một bản dịch được in rất nhiều lần và có vẻ chưa bao giờ gây điều tiếng gì. Tôi có thể nói rằng bản tiếng Pháp làm biến dạng Hemingway ghê gớm, thường xuyên viết lại câu, đoạn, thêm bớt, sai mấy chỗ rất nặng, nhìn chung là một bản dịch khó nói là tốt.
Tôi cũng đã từng đối chiếu không ít như thế. Có thể nói rằng nhìn chung các dịch giả tiếng Pháp đáng tin cậy hơn các dịch giả tiếng Anh (khá nhiều bản tiếng Anh cắt đến khoảng 10% văn bản; cái này còn liên quan tới quan điểm dịch thuật và xuất bản chung), nhưng không phải cái nào cũng tuyệt vời cả. Dùng một bản dịch khác để nói về một bản dịch từ một thứ tiếng khác nữa là việc không có giá trị. Trong phạm vi tôi biết, bản dịch tiếng Việt của A Moveable Feast tốt hơn bản dịch tiếng Pháp. Chuyện Hemingway là nhà văn khó thì tôi không bàn đến vội.
+ Blog tôi hiện nay trong dashboard không thấy hiện mục "blogs I follow" nữa, các bác có bị thế không?
Một số điều tôi rút ra từ các bài phê bình văn học (cả điểm tin tức văn nghệ) trên Tràng An (cũng cần nhắc lại: hồi Tràng An này Hoài Thanh không viết nhiều về văn học):
- Bài đầu tiên của mục "Phê bình văn nghệ": viết về tiểu thuyết Cô Lâu mộng của Võ Liêm Sơn (ai đọc lịch sử thời này rồi đều biết Võ Liêm Sơn, một nhân vật có nhiều quan hệ thân thiết với gia đình Hồ Chí Minh).
- Đánh giá Trông dòng sông Vị của Trần Thanh Mại có giá trị ngang ngửa Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn đã in trước đó, nhưng cùng lúc lại nói Tú Xương không phải thi sĩ, mà chỉ là một "người làm thơ".
- Coi Thế Lữ có vai trò giống như Nguyễn Du xưa kia.
- Một bài rất đáng chú ý: "Cụ Phan Sào Nam còn viết báo làm gì?" ý nói Phan Bội Châu lẩm cẩm, làm cách mạng xong rồi thì cứ ngồi đó mà hưởng danh tiếng, sao lại còn viết văn làm thơ xong rồi còn đăng lên báo làm những người yêu mến cụ rất lấy làm "khổ tâm".
- Những ai quan tâm đến Hoài Thanh với tư cách dịch giả có thể tập trung vào bản dịch bài diễn văn của Gide mà Hoài Thanh cho đăng vào cuối năm 1935.
- Mấy chi tiết tôi cho là rất quan trọng ở bài viết về Henri Barbusse (dịp Barbusse mất; dịp này Hoài Thanh trách cứ các báo ở Việt Nam im tịt không tưởng niệm gì). Chỉ là mấy từ mà tôi nhặt ra: "bọn Marcel Proust và Fernand Gregh", "thơ của bọn Parnasse và Symbolisme kiểu cách và xa tự nhiên". Hoài Thanh có vẻ rất dị ứng với chính phái "nghệ thuật vị nghệ thuật" (Parnasse tức là Thi Sơn, Symbolisme tức là Chủ nghĩa Tượng trưng). Cái gu của Hoài Thanh hướng tới cái dễ hiểu, cái đẹp nhưng là cái đẹp dễ hiểu (nói đúng hơn là cái đẹp hiểu được, cắt nghĩa được). Có tương đồng gì giữa Hoài Thanh tây học và Hoài Thanh trong cốt cách một nhà nho, ưa "kính nhi viễn chi" không nhỉ? Rất khó nói.
- Điều trên, cộng với một điều nữa: Hoài Thanh là một người hết sức thành thật (cái này trước đây thực sự tôi không tin lắm dù nhiều người nói, nhưng ngày càng tin hơn), đã khiến Hoài Thanh sẽ thực sự là người đầu tiên "đánh" Nhân Văn-Giai Phẩm, dù bài viết của Hoài Thanh không có trong tập Bọn Nhân Văn trước tòa án dư luận in dưới sự chủ trì của Như Phong sau này. Hoài Thanh chính là người ngồi chủ tọa cuộc phê phán "Nhất định thắng" ngay đầu năm 1956. Toàn thể các tài liệu liên quan đều có thể tìm thấy trên Internet, talawas cũng như một số trang cá nhân, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Nhương... Với tôi đây cũng là một lần "bị lựa chọn" lớn nữa. Và vẫn chưa hết.
- Trước đây một lần tôi nhắc đến Hoài Thanh và so sánh Hoài Thanh với Sainte-Beuve, chủ yếu là do trực cảm. Với các tài liệu mới công bố này tôi nghĩ là so sánh ấy đã có cơ sở hơn hẳn. Cụ thể như thế nào thì... nói sau.
+ Tôi đã từng đối chiếu từng câu giữa nguyên bản tiếng Anh A Moveable Feast và bản dịch tiếng Pháp mang tên Paris est une fête của Marc Saporta, một bản dịch được in rất nhiều lần và có vẻ chưa bao giờ gây điều tiếng gì. Tôi có thể nói rằng bản tiếng Pháp làm biến dạng Hemingway ghê gớm, thường xuyên viết lại câu, đoạn, thêm bớt, sai mấy chỗ rất nặng, nhìn chung là một bản dịch khó nói là tốt.
Tôi cũng đã từng đối chiếu không ít như thế. Có thể nói rằng nhìn chung các dịch giả tiếng Pháp đáng tin cậy hơn các dịch giả tiếng Anh (khá nhiều bản tiếng Anh cắt đến khoảng 10% văn bản; cái này còn liên quan tới quan điểm dịch thuật và xuất bản chung), nhưng không phải cái nào cũng tuyệt vời cả. Dùng một bản dịch khác để nói về một bản dịch từ một thứ tiếng khác nữa là việc không có giá trị. Trong phạm vi tôi biết, bản dịch tiếng Việt của A Moveable Feast tốt hơn bản dịch tiếng Pháp. Chuyện Hemingway là nhà văn khó thì tôi không bàn đến vội.
+ Blog tôi hiện nay trong dashboard không thấy hiện mục "blogs I follow" nữa, các bác có bị thế không?
Aug 10, 2009
Tiếp tục
+ Nhìn chung là nên hiểu tại sao tôi đặt title cho entry trước là "Bỏ qua". Tôi thực sự bỏ qua đấy.
+ Hoài Thanh trên báo Tràng An (Huế 1935-1936)
Quyển sách này do Từ Sơn (con trai Hoài Thanh, cũng là người làm Toàn tập Hoài Thanh, 4 tập). Có đủ toàn văn trên viet-studies, cùng toàn văn Tìm hiểu Hoài Thanh, cũng của Từ Sơn. Hai quyển sách này in ra trong đợt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh (buổi lễ đã được thực hiện nghe nói rất đông đảo ở Hội Nhà văn Việt Nam).
Không có các tư liệu này thì gần như không thể nói gì đầy đủ về Hoài Thanh và phê bình văn học của Hoài Thanh trước 1945 (nói đúng hơn là trước Thi nhân Việt Nam và trước Văn chương và hành động: cuốn sách thứ hai chưa kịp in đã bị chính quyền tịch thu, đúng vào giai đoạn Hoài Thanh viết cho Tràng An, gần đây nó đã được in lại). Ở mảng tư liệu này vẫn còn thiếu các bài báo Hoài Thanh đăng trên hai tờ báo ở Hà Nội, viết khi Hoài Thanh còn rất trẻ (tầm 20, 21 tuổi) là Phổ Thông và Le Peuple. Một tờ nữa (bằng tiếng Pháp) mà Hoài Thanh viết khi ở Huế cùng thời gian viết Tràng An tên là La Gazette de Hué nghe nói đang được dịch để chuẩn bị in. Các tài liệu đợt này tìm được đều nhờ công lớn của Lại Nguyên Ân.
Mấy điểm có thể rút ra ngay khi đọc các bài báo trên Tràng An: Hoài Thanh không viết nhiều về văn học, mà các mục chủ yếu 1. Miêu tả và thể hiện sự cảm thông với người dân quê 2. Phản đối các chính sách của chính quyền thực dân (mảng này chắc chắn sẽ đậm nét hơn trên La Gazette de Hué, vì như chúng ta đã biết thời đó chỉ báo tiếng Việt mới bị kiểm duyệt chứ báo tiếng Pháp không bị) 3. Thuật lại thông tin nước ngoài qua báo chí Pháp.
Không viết nhiều về văn học, nhưng đây lại chính là giai đoạn Hoài Thanh bị kéo vào cuộc tranh luận nổi tiếng "Nghệ thuật vị nghệ thuật-Nghệ thuật vị nhân sinh" (chủ yếu cãi nhau với Hải Triều và Phan Văn Hùm). Đọc xong quyển này (rất nhiều tài liệu trước đây chưa có) thì có thể thấy rõ cái tên cuộc tranh luận trên đúng là vớ vẩn, chẳng có cái gì là "nghệ thuật vị nghệ thuật" cả (Hoài Thanh chỉ viết loạt bài "Văn chương là văn chương"). Đây chính là lần đầu tiên Hoài Thanh bị lựa chọn (trước đó cái đích ngắm của các ông phê bình bên cộng sản là Thiếu Sơn, nhưng một thời gian ngắn thì Thiếu Sơn chạy mất, đành quay sang Hoài Thanh khi ấy vừa dại dột đăng một bài về Kép Tư Bền trên Tràng An: bài báo này hình như cũng là lần đầu tiên được công bố).
Loạt bài trên Tràng An cũng cho thấy rất nhiều về gu thẩm mỹ của Hoài Thanh. Nó là một cái xuyên suốt, và góp phần giải thích tại sao Thi nhân Việt Nam thiếu vắng một số nhà thơ xuất sắc, cũng như ác cảm của Hoài Thanh đối với một số người (nhất là Nguyễn Vỹ).
Đây mới chỉ là lần thứ nhất Hoài Thanh "bị lựa chọn". Sẽ còn nhiều lần nữa, nhất là sau 1945.
+ Nửa mặt trời vàng, tiểu thuyết của Chimamanda Ngozi Adichie, Nguyễn Thị Hải Hà dịch, Bách Việt & NXB Lao động. Cuốn tiểu thuyết khá dày lấy bối cảnh nội chiến Nigeria, đầu rơi máu chảy và thảm họa về sắc tộc, màu da.
Chúc mừng bác... (:)
+ Hoài Thanh trên báo Tràng An (Huế 1935-1936)
Quyển sách này do Từ Sơn (con trai Hoài Thanh, cũng là người làm Toàn tập Hoài Thanh, 4 tập). Có đủ toàn văn trên viet-studies, cùng toàn văn Tìm hiểu Hoài Thanh, cũng của Từ Sơn. Hai quyển sách này in ra trong đợt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh (buổi lễ đã được thực hiện nghe nói rất đông đảo ở Hội Nhà văn Việt Nam).
Không có các tư liệu này thì gần như không thể nói gì đầy đủ về Hoài Thanh và phê bình văn học của Hoài Thanh trước 1945 (nói đúng hơn là trước Thi nhân Việt Nam và trước Văn chương và hành động: cuốn sách thứ hai chưa kịp in đã bị chính quyền tịch thu, đúng vào giai đoạn Hoài Thanh viết cho Tràng An, gần đây nó đã được in lại). Ở mảng tư liệu này vẫn còn thiếu các bài báo Hoài Thanh đăng trên hai tờ báo ở Hà Nội, viết khi Hoài Thanh còn rất trẻ (tầm 20, 21 tuổi) là Phổ Thông và Le Peuple. Một tờ nữa (bằng tiếng Pháp) mà Hoài Thanh viết khi ở Huế cùng thời gian viết Tràng An tên là La Gazette de Hué nghe nói đang được dịch để chuẩn bị in. Các tài liệu đợt này tìm được đều nhờ công lớn của Lại Nguyên Ân.
Mấy điểm có thể rút ra ngay khi đọc các bài báo trên Tràng An: Hoài Thanh không viết nhiều về văn học, mà các mục chủ yếu 1. Miêu tả và thể hiện sự cảm thông với người dân quê 2. Phản đối các chính sách của chính quyền thực dân (mảng này chắc chắn sẽ đậm nét hơn trên La Gazette de Hué, vì như chúng ta đã biết thời đó chỉ báo tiếng Việt mới bị kiểm duyệt chứ báo tiếng Pháp không bị) 3. Thuật lại thông tin nước ngoài qua báo chí Pháp.
Không viết nhiều về văn học, nhưng đây lại chính là giai đoạn Hoài Thanh bị kéo vào cuộc tranh luận nổi tiếng "Nghệ thuật vị nghệ thuật-Nghệ thuật vị nhân sinh" (chủ yếu cãi nhau với Hải Triều và Phan Văn Hùm). Đọc xong quyển này (rất nhiều tài liệu trước đây chưa có) thì có thể thấy rõ cái tên cuộc tranh luận trên đúng là vớ vẩn, chẳng có cái gì là "nghệ thuật vị nghệ thuật" cả (Hoài Thanh chỉ viết loạt bài "Văn chương là văn chương"). Đây chính là lần đầu tiên Hoài Thanh bị lựa chọn (trước đó cái đích ngắm của các ông phê bình bên cộng sản là Thiếu Sơn, nhưng một thời gian ngắn thì Thiếu Sơn chạy mất, đành quay sang Hoài Thanh khi ấy vừa dại dột đăng một bài về Kép Tư Bền trên Tràng An: bài báo này hình như cũng là lần đầu tiên được công bố).
Loạt bài trên Tràng An cũng cho thấy rất nhiều về gu thẩm mỹ của Hoài Thanh. Nó là một cái xuyên suốt, và góp phần giải thích tại sao Thi nhân Việt Nam thiếu vắng một số nhà thơ xuất sắc, cũng như ác cảm của Hoài Thanh đối với một số người (nhất là Nguyễn Vỹ).
Đây mới chỉ là lần thứ nhất Hoài Thanh "bị lựa chọn". Sẽ còn nhiều lần nữa, nhất là sau 1945.
+ Nửa mặt trời vàng, tiểu thuyết của Chimamanda Ngozi Adichie, Nguyễn Thị Hải Hà dịch, Bách Việt & NXB Lao động. Cuốn tiểu thuyết khá dày lấy bối cảnh nội chiến Nigeria, đầu rơi máu chảy và thảm họa về sắc tộc, màu da.
Chúc mừng bác... (:)
Aug 8, 2009
Bỏ qua
Tôi sẽ cố gắng nói tới những quyển sách mà tôi biết là rất dễ bị độc giả bỏ qua. Ở Việt Nam dần dần tôi nhận ra hết sức rõ ràng, sách vớ vẩn thì nhiều người đọc và bàn luận xôn xao, sách thực sự có giá trị thì ma nó đọc. Cái đó là một fact, và xét cho cùng cũng dễ hiểu ở cái kiểu xã hội như thế này.
+ Những bài dã sử Việt của Tạ Chí Đại Trường. Đã tới quyển thứ ba của TCĐT in ở Việt Nam rồi mà gần như không được ai nhắc đến, giới sử học cũng như ngoài giới sử học. Tệ hại thật. Tôi đang nghĩ sẽ làm một cái gì đó: để một sử gia chân chính hiếm hoi như thế này rơi tõm vào sự thờ ơ thì dù mình chẳng liên quan cũng thấy xấu hổ ngượng đỏ cả mặt và một số thứ khác.
+ Biển và chim bói cá, tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn. Nó không chìm lấp hẳn nhưng có vẻ như người ta rất ngại nhắc đến tên BNT. Sau Chuyện kể năm 2000 mà vẫn viết thêm được một tiểu thuyết như thế này, thực sự không hề dễ dàng.
+ Đặc biệt là tập truyện ngắn Chuyện xưa, kết đi, được chưa? của Bảo Ninh (NXB Văn học, 2009).
+ Những bài dã sử Việt của Tạ Chí Đại Trường. Đã tới quyển thứ ba của TCĐT in ở Việt Nam rồi mà gần như không được ai nhắc đến, giới sử học cũng như ngoài giới sử học. Tệ hại thật. Tôi đang nghĩ sẽ làm một cái gì đó: để một sử gia chân chính hiếm hoi như thế này rơi tõm vào sự thờ ơ thì dù mình chẳng liên quan cũng thấy xấu hổ ngượng đỏ cả mặt và một số thứ khác.
+ Biển và chim bói cá, tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn. Nó không chìm lấp hẳn nhưng có vẻ như người ta rất ngại nhắc đến tên BNT. Sau Chuyện kể năm 2000 mà vẫn viết thêm được một tiểu thuyết như thế này, thực sự không hề dễ dàng.
+ Đặc biệt là tập truyện ngắn Chuyện xưa, kết đi, được chưa? của Bảo Ninh (NXB Văn học, 2009).
Aug 6, 2009
Khởi sự là buồn
Hôm qua được tặng một quyển sách và một cái bút, bút thì Mont Blanc dĩ nhiên rồi còn sách thì hiểm lắm, thôi các bác đừng biết làm gì. Cái hay là nhân tiện như thế lại mượn được quyển sách của Linda Lê, Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau. Đoạn mào đầu như thế này:
Michel Leiris, dans Biffures, parle de l’indéniable plaisir qu’il avait à posséder des livres, satisfaction à laquelle s’ajoutait toujours une part de gêne devant les choses non lues qui tapissaient ses cloisons. Les laissés-pour-compte de nos bibliothèques gémissent, les livres de chevet sont des raretés encore à décrypter. N’empêche, nous continuons à écumer les librairies, passons le plus du temps possible à nous pénétrer des aperçus d’autrui, espérant beaucoup de ceux que René Char appelle les alliés substantiels, et tenant pour assuré que l’art est ce qu’il y a de plus réel, dès lors que nous mettons entre parenthèses notre non-croyance pour entre de plain-pied dans un monde qui s’impose avec force. Ce sont ces alliés substantiels, dont l’absence ferait souffrir, qui viennent ici toquer à la vitre de l’homo lisens afin de l’accompagner le long d’un chemin hérissé d’obstacles, s’il sait, dirait Baudelaire, plonger au fond de l’Inconnu pour trouver du nouveau.
Một đoạn văn đẹp đến ngẩn ngơ, tôi chỉ gắng gượng mà thô thiển chuyển sang như thế này:
Michel Leiris, dans Biffures, parle de l’indéniable plaisir qu’il avait à posséder des livres, satisfaction à laquelle s’ajoutait toujours une part de gêne devant les choses non lues qui tapissaient ses cloisons. Les laissés-pour-compte de nos bibliothèques gémissent, les livres de chevet sont des raretés encore à décrypter. N’empêche, nous continuons à écumer les librairies, passons le plus du temps possible à nous pénétrer des aperçus d’autrui, espérant beaucoup de ceux que René Char appelle les alliés substantiels, et tenant pour assuré que l’art est ce qu’il y a de plus réel, dès lors que nous mettons entre parenthèses notre non-croyance pour entre de plain-pied dans un monde qui s’impose avec force. Ce sont ces alliés substantiels, dont l’absence ferait souffrir, qui viennent ici toquer à la vitre de l’homo lisens afin de l’accompagner le long d’un chemin hérissé d’obstacles, s’il sait, dirait Baudelaire, plonger au fond de l’Inconnu pour trouver du nouveau.
Một đoạn văn đẹp đến ngẩn ngơ, tôi chỉ gắng gượng mà thô thiển chuyển sang như thế này:
Aug 3, 2009
Sống để kể lại
Khi đọc Tự thú (Confessions) của Jean-Jacques Rousseau, cuốn tiểu thuyết-tự truyện đầu tiên trong lịch sử văn học, người ta nghĩ tự truyện phải được viết giống như cách của Rousseau. Khi đọc Chữ (Les Mots) của Jean-Paul Sartre, người ta lại nghĩ hẳn đó mới là lối viết tự truyện hay hơn cả. Nhưng khi đọc đến Sống để kể lại (Vivir para contarla) của G. Garcia Marquez, dường như tự truyện còn có một lối khác nữa, vẫn còn khả năng khác để đi theo.
Khi Garcia Marquez viết Trăm năm cô đơn vào năm 1967, ông viết cuốn tiểu thuyết của đời mình, còn khi ông viết Sống để kể lại, ông viết cuốn tiểu thuyết về đời mình. Khó nói được là giữa thế giới Macondo trong tưởng tượng của chàng thanh niên Garcia Marquez và thế giới thật, trải từ Barranquilla, Aracataca, Sucre cho đến Bogota của ông già Garcia Marquez, thế giới nào hấp dẫn hơn. Trăm năm cô đơn ghi danh đất nước Colombia vào bản đồ văn học thế giới, còn Sống để kể lại ghi tên Garcia Marquez với tư cách một con người lên lịch sử nhỏ của gia đình và lịch sử lớn của đất nước. Ngoài ra, cuốn tự truyện không hoàn toàn tách biệt khỏi hệ thống tiểu thuyết của Garcia Marquez; quả thực ông lấy con người ông ra làm đối tượng để mổ xẻ, để tìm hiểu, và cả để cười cợt, không những thế ông còn phân nhỏ cuộc đời mình thành những mảnh thời gian, nghĩa là ông vẫn trung thành thực hành cái kỹ thuật xử lý thời gian đã từng đưa ông lên hàng nhà văn lớn nhất của thế giới, chứ không hề tuyến tính như những cuốn hồi ký nhàm chán khác, lỗi lầm mà ngay nhiều nhà văn nổi tiếng cũng từng phạm phải.
Khi Garcia Marquez viết Trăm năm cô đơn vào năm 1967, ông viết cuốn tiểu thuyết của đời mình, còn khi ông viết Sống để kể lại, ông viết cuốn tiểu thuyết về đời mình. Khó nói được là giữa thế giới Macondo trong tưởng tượng của chàng thanh niên Garcia Marquez và thế giới thật, trải từ Barranquilla, Aracataca, Sucre cho đến Bogota của ông già Garcia Marquez, thế giới nào hấp dẫn hơn. Trăm năm cô đơn ghi danh đất nước Colombia vào bản đồ văn học thế giới, còn Sống để kể lại ghi tên Garcia Marquez với tư cách một con người lên lịch sử nhỏ của gia đình và lịch sử lớn của đất nước. Ngoài ra, cuốn tự truyện không hoàn toàn tách biệt khỏi hệ thống tiểu thuyết của Garcia Marquez; quả thực ông lấy con người ông ra làm đối tượng để mổ xẻ, để tìm hiểu, và cả để cười cợt, không những thế ông còn phân nhỏ cuộc đời mình thành những mảnh thời gian, nghĩa là ông vẫn trung thành thực hành cái kỹ thuật xử lý thời gian đã từng đưa ông lên hàng nhà văn lớn nhất của thế giới, chứ không hề tuyến tính như những cuốn hồi ký nhàm chán khác, lỗi lầm mà ngay nhiều nhà văn nổi tiếng cũng từng phạm phải.
Aug 1, 2009
Suite
+ "Ta mới có thêm một Nguyễn Huy Thiệp. Vừa đọc xong một cái 29 trang của ông ấy tên là "Giọt máu" do Nguyễn Khải đưa, bảo đọc. Nhìn bản thảo đánh máy, lại nhìn cách chữa một vài chữ trong bản thảo rồi đọc. Chợt nghĩ: Người cầm bút này trọng chữ. Một nong thóc không to nhưng hột nào ra hột nấy, thường hột nào cũng chắc. Lại nghĩ: Người cầm bút mới xuất hiện này đã làm chú mục thiên hạ vì có một giọng điệu văn. Tôi không muốn bình phẩm sâu vào giọng điệu văn của Nguyễn Huy Thiệp (tôi có nghe Khải bàn và có góp bàn nhưng thôi, không nên cướp việc các nhà phê bình) mà chỉ muốn nói rằng: Cái nghề này, xét cho cùng nó có cái gì na ná công việc người làm hương. Cả một đời toát mồ hôi giã giã, nghiền nghiền, lại chẻ tre, phơi sương nhuộm sương, quần quật, vất vả thế mà rồi cuối cùng chỉ để nhằm mục đích thu hoạch lấy một chút mùi hương tan vào trong không khí. Mà rồi cả người mua cũng thế, cầm đồng tiền đi mua một cái gì vô hình. Vì là vô hình cho nên nó tinh vi. Có người suốt đời chỉ mua hương của một nhà hàng. Cũng như có những nhà văn người đời chỉ đọc thấy tên đã cầm lấy đọc, bất kể viết về cái gì, thể loại gì, dù đó chỉ là một bài báo.
Giọng điệu văn cũng chẳng phải là tất cả nhưng nó lại là cái ánh phản chiếu của tất cả, nó vừa là cái hiện ra bề ngoài, hiện ra một cách thường xuyên, vừa là cái kết tinh lại của tất cả mọi yếu tố làm nên một cái thể nhà văn, từ quan niệm, triết lý đến trình độ học vấn, thể trạng cơ thể, cho đến cái quan trọng nhất là tài năng."
(Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội 2009, tr. 393-394)
+ Hôm trước viết linh tinh về các bài hát Pháp, viết một lúc thì quên phéng mục đích ban đầu là giới thiệu một ban nhạc mà tôi mới biết.
Hồi ấy hỏi Manolito, à quên Marcelino :) (là người vẽ cái tranh trên bìa quyển Lần đầu tiên - của ai đố các bác :) là có gì gần đây đáng nghe không. Sau một thời gian, giờ cũng không nhớ bằng con đường lắt léo nào nữa, Marcelino gửi cho tôi đĩa nhạc Chevrotine của Holden. Quả thực là nhạc hay, nhất là bài này ("Madrid"), nghe không khác gì ma túy, như là nghe Lou Reed (ý tôi là cảm giác như ma túy chứ không định so sánh gì).
Serge Gainsbourg không phải là một người dễ nghe, thành thử nếu muốn tìm hiểu các bác nên nghe những bài hấp dẫn một chút, theo tôi có thể là bài này.
Giọng điệu văn cũng chẳng phải là tất cả nhưng nó lại là cái ánh phản chiếu của tất cả, nó vừa là cái hiện ra bề ngoài, hiện ra một cách thường xuyên, vừa là cái kết tinh lại của tất cả mọi yếu tố làm nên một cái thể nhà văn, từ quan niệm, triết lý đến trình độ học vấn, thể trạng cơ thể, cho đến cái quan trọng nhất là tài năng."
(Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội 2009, tr. 393-394)
+ Hôm trước viết linh tinh về các bài hát Pháp, viết một lúc thì quên phéng mục đích ban đầu là giới thiệu một ban nhạc mà tôi mới biết.
Hồi ấy hỏi Manolito, à quên Marcelino :) (là người vẽ cái tranh trên bìa quyển Lần đầu tiên - của ai đố các bác :) là có gì gần đây đáng nghe không. Sau một thời gian, giờ cũng không nhớ bằng con đường lắt léo nào nữa, Marcelino gửi cho tôi đĩa nhạc Chevrotine của Holden. Quả thực là nhạc hay, nhất là bài này ("Madrid"), nghe không khác gì ma túy, như là nghe Lou Reed (ý tôi là cảm giác như ma túy chứ không định so sánh gì).
Serge Gainsbourg không phải là một người dễ nghe, thành thử nếu muốn tìm hiểu các bác nên nghe những bài hấp dẫn một chút, theo tôi có thể là bài này.
Subscribe to:
Posts (Atom)