Apr 30, 2024

Đã 49

Đã 49, và như vậy thì, đã sắp 50.

Dường như chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện đó, nhưng đã đủ kỳ hạn cho một điều: sự minh bạch hóa tài liệu giai đoạn Sài Gòn.

Thư viện và cả Lưu trữ cần phải làm một số việc (mà chắc chắn không ai thực sự nghĩ tới).

Nhưng - cũng rất liên quan - còn có một việc khác: Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale de France) cần phải trả lại cho Việt Nam những gì mà họ đang có xuất phát từ công việc lưu chiểu (nạp bản, dépôt légal) - do Paul Boudet tổ chức - thời thuộc địa, cụ thể là sách và các tài liệu khác. Những gì mà nước Pháp có thông qua hoạt động của một số nhân vật như Napoléon Bonaparte, ta có thể hiểu được tại sao người Pháp cố giữ làm tài sản: những cái đó có thể trở thành đồ vật trưng bày bảo tàng, mở cửa bán vé thu tiền. Nhưng sách của thời Đông Dương thì chẳng có ý nghĩa gì đối với người Pháp (có đọc được đâu: thực tế là khi Gallica số hóa, ta thấy rõ toàn sách chưa bao giờ được đụng đến), nhưng chúng lại có ý nghĩa rất lớn với Việt Nam. Một hành động như vậy (trả lại kho Đông Dương của BNF) mới đúng là một sự hợp tác. Cuộc chiến tranh do người Pháp gây ra đã khiến sách vở báo chí ở Việt Nam mất mát rất nhiều: giờ đây đã có cơ hội để người Pháp hiện nay cho thấy mình không liên quan gì đến chế độ thực dân.

Chứ không phải là giữ lấy, rồi thuê dăm ba người Việt Nam chủ trì việc khai thác (nghe như một biến thể của exploitation). Những người Việt Nam được thuê đó trình độ kém, hiểu biết đúng bằng nul, việc mà họ làm là tổ chức ra ban này hội nọ, lại gồm toàn các nhân vật cũng cùng cỡ trình độ và hiểu biết. Cuối cùng chẳng được tích sự gì.

Sự trả lại cần không được hướng vào các thiết chế nhà nước ở Việt Nam: Thư viện Quốc gia Việt Nam về cơ bản cũng chẳng để làm gì. Đã đến lúc, hoạt động thư viện-lưu trữ (sau xuất bản) cũng bắt đầu không được thuộc về nhà nước nữa.


(đã tiếp tục các post gần đây - cả loạt)

Apr 28, 2024

Rúc vào hốc

tiếp tục (rất liên quan) "functional umbrella"; thậm chí có thể nói, giờ mới thực sự bắt đầu


Kitsch của thời chúng ta

Kitsch của thời chúng ta liên quan không ít đến một thứ - cứ tưởng không thể nào liên quan, nhưng té ra lại rất nhiều liên quan: thời tiết.


Apr 27, 2024

viede & viede

đã có vie de giờ lại có Vie de

(tiếp tục 3 post gần nhất: từ tìm nhé, tôi ngại làm link lắm; cũng tiếp tục một post xa xưa hơn - một chút - "Mai")


Tiếp tục vẫn là địa hạt Stendhal: Stendhal viết tiểu sử, có lúc viết tiểu sử một nhân vật tên là Henry Brulard nhưng cũng có (những) lúc viết tiểu sử các nhân vật hoàn toàn khác.


Apr 24, 2024

Arnold Bennett

c'est imminent (thậm chí đã có bản thảo)


từng có lúc, tôi định biến Arnold Bennett thành "một người" (một người gần đây nhất), nhưng gặp phải tai nạn:

Apr 23, 2024

Arena

(tiếp tục KH)

tiếp tục thế giới ấy: nhưng không còn là từ thế giới ấy, mà nhìn vào nó


Nhân vật ở đây là Paul Veyne: như vậy thì có luôn quy chiếu, là một nhân vật đã nói tới gần đây - ít nhất là trên phương diện câu chuyện ở bên cạnh. Paul Veyne thì ở bên cạnh ai? bên cạnh Michel Foucault.

Nhan đề cuốn sách của Veyne về một phương thức trong thế giới Hy Lạp-La Mã, nhiều người sẽ biết ngay nhan đề ấy từ đâu ra:

Apr 21, 2024

Nỗi xúc động gọi là

(tiếp tục "Khái Hưng 2""cầm ô")


Pierre Reverdy viết essai dưới đây vào năm 1950, đăng trên Mercure de France, ngày 1 tháng Tám. Đấy là đã sau hơn 30 năm nhà thơ Reverdy làm thơ, ngay từ đầu đã gây kinh dị cho những người như André Breton, etc. Sự kinh dị ấy nằm chính ở chỗ: không thể bình thường hơn.


Nỗi xúc động gọi là thơ ấy

Pierre Reverdy