Oct 31, 2016

Bức thành cành vụn

Trước tiên, xem ở kia.

René Char là thần tượng của Michel Foucault; một thời, Foucault chỉ đồng ý nói chuyện với ai có thuộc thơ của Char. René Char cũng có một tình bạn đặc biệt đẹp với Martin Heidegger (về riêng câu chuyện Char-Heidegger này, xem thêm ở kia). Một trong những tập thơ lớn nhất của Char, Le Nu perdu, đề "tặng M. H." tức là tặng cho Heidegger.

Những khi nào nghĩ đến chuyện thơ có thể cao đến đâu, tôi hay nghĩ đến Hölderlin, Rimbaud, Georg Trakl, Francis Ponge hay Đinh Hùng, và cả Char (thêm vài người nữa). Tôi cũng ngờ người ta đọc thơ chủ yếu là để tìm độ cao (tức là, độ sâu), độ cao chân thực nhất, không thể giả dối, bất khả lũng đoạn.


Bức thành cành vụn

Oct 29, 2016

Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (20A)

Ký hiệu lưu trữ: B. 52367
Tác giả: chưa rõ


Tờ 20A


+ Các ẩn dụ bay phía trên từ ngữ giống như những con phượng hoàng; xin lỗi, nhầm: như một đàn kền kền. Hoán dụ thì trượt patanh nhưng mặt mũi sầu khổ như bị ép buộc, và rất hay trượt chân ngã như thể đã chểnh mảng trong những bài học cơ bản.

Oct 27, 2016

Thơ: René Char về nhà thơ

Những nhà văn nào gần với thơ đều tạo cảm giác rất đặc biệt: ta còn nhớ, Patrick Modiano từng lấy một câu thơ của René Char làm đề từ cho một cuốn tiểu thuyết (chưa dịch sang tiếng Việt): "Sống, là làm sao đi cho hết một kỷ niệm" (xem thêm ở kia). Bản thân cái nhan đề Từ thăm thẳm lãng quên cũng chính là một câu thơ.

Oct 25, 2016

Không thể gọi tên

Một điều kỳ lạ (thật ra cũng không kỳ lạ lắm): có những thứ phức tạp đến nỗi rất nhiều thế hệ triết gia danh tiếng lao vào mổ xẻ và tranh cãi mà không đi đến đâu, chỉ thấy tanh bành, vỡ đầu vỡ óc không biết bao nhiêu nhân vật kiệt xuất, thì lại có thể được diễn đạt xong xuôi trong vài trang tiểu thuyết.

Chẳng hạn như Samuel Beckett: Beckett chính là một trong những người làm được điều đó. Dưới đây là một trích đoạn từ L'Innommable.

Oct 24, 2016

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)

Đã đến lúc có thể nói đến một trong những nhân vật đặc biệt nhất của miền Nam một thuở, Hồ Hữu Tường.

Hai cuốn sách rất có tánh cách hồi ký:


Oct 23, 2016

Nghiên cứu văn học chính là đánh giá lại

Tôi nghĩ, không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây, hơn một nhà nghiên cứu văn học lâu năm tuyên bố nghiên cứu văn học không phải là đánh giá lại.

Với tất cả lòng kính trọng, tôi nghĩ nghiên cứu văn học chính là đánh giá lại.

(sẽ viết tiếp)

Oct 21, 2016

Nhịp của thơ

Tôi nghĩ, các nhà nghiên cứu văn học nhất thiết phải được đào tạo (theo cách nào đó), tốt nhất là tự đào tạo, để có thể hiểu về nhịp. Con đường đào tạo ấy có thể thông qua âm nhạc, tất nhiên, nhưng không hề nhất thiết; thêm nữa, âm nhạc rất dễ làm người ta hiểu nhầm, vì ở đó rất dễ nghĩ giai điệu là quan trọng nhất, nhưng điều này là vớ vẩn, trong những gì liên quan đến nhịp, giai điệu chính là thứ yếu nhất.

Oct 18, 2016

Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (19B)

Ký hiệu lưu trữ: B. 52367
Tác giả: chưa rõ


Tờ 19B



+ Giải thoát không bao giờ quan trọng bằng giải trí, vô vị thì lúc nào cũng lắm màu hơn vô vi, và vô trị chắc chắn không biết nhiều bằng vô tri.

Oct 14, 2016

Sức mạnh của sự vắng

Cách đây chừng năm, sáu năm, Linda Lê đọc tại vài thành phố Việt Nam một bài tiểu luận, "Étranges Étrangers". Khi ấy, bản dịch Lại chơi với lửa của anh Nguyễn Khánh Long (nay đã qua đời) mới xuất bản, một thời gian sau bản dịch Vu khống cũng của Nguyễn Khánh Long. Trong sự viết của Linda Lê, các tiểu luận không kém quan trọng so với tiểu thuyết và truyện ngắn; ngày ấy, tôi ngồi trong số thính giả của buổi nói chuyện tại Hà Nội, phải có mặt ở đó mới thực sự cảm nhận được sức mạnh của ngôn từ do Linda Lê tạo ra. Lần đó, chỉ nghe bài tiểu luận đối với tôi đã là đủ rồi, nên suốt đợt Linda Lê ở Việt Nam, tôi không hề gặp.

Dưới đây là một tiểu luận khác của Linda Lê, sẽ in trong một tập sách tương lai.


Sức mạnh của sự vắng
(“Tôi viết cho bạn từ một đất nước xa xôi”)
Linda Lê

Oct 13, 2016

Con chó, con lợn, con mèo

Đoạn dưới đây theo tôi là kiệt tác trong Đi đến cùng đêm của Céline. Đây là ngay sau khi Bardamu đến Viện Bioduret Joseph (về riêng đoạn này, xem ở kia).

Trong văn chương, nhà văn nào tạo ra những con chó đáng sợ và đáng nhớ nhất? Câu trả lời hiển nhiên là: Kafka. Nhưng Céline cũng vậy, cũng là người ở gần những con chó.

Oct 10, 2016

Ốm, yếu, bệnh, tật

Hai nhân vật Trung Quốc mà tôi thích nhất là Hoắc Khứ Bệnh và Tân Khí Tật :p Cũng chỉ vì cái tên mà tôi rất thích Đông Phương Sóc: sóc, chuột, ruồi, muỗi etc. nổi danh lừng lẫy là các tác nhân truyền bệnh đầy nguy hiểm xưa nay.

Oct 6, 2016

Michel Foucault (ii)

Bốn khái niệm nằm ở trung tâm các suy nghĩ của Michel Foucault: discours tức định ngôn, énoncé, archive và archéologie. Tất nhiên, còn phải kể đến chẳng hạn phoọc-ma-xi-ông (formation), strate (vỉa, tầng), dispositif hay sujet, nhưng vào lúc này ta tạm chỉ khoanh vùng bốn thứ kể trên.

Oct 3, 2016

Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (19A)

Ký hiệu lưu trữ: B. 52367
Tác giả: Chưa rõ


Tờ 19A



+ Khi một vụ việc xảy ra với ba chứng nhân, và sau đó có ba lời chứng về cùng một câu chuyện (kịch bản này hao hao ở Akutagawa), chỉ có đúng một nguyên tắc: phải thấy rằng cả ba đều đáng tin, đáng tin giống hệt nhau. Chuyện về sau có những nghi ngờ nảy sinh chỉ bắt nguồn từ một lý do rất tầm phào, chủ yếu là những kẻ nói quá sớm sau khi mới có một hoặc hai lời chứng muốn giữ mặt khi đã có thêm một lời chứng mới. Không tồn tại một con người nào quan tâm đến sự thật hơn sự mất mặt của bản thân. Có thể tồn tại một con người như thế không? không bao giờ. Đối với con người, không bị mất mặt mới là lẽ sống đích thực, ngoài đó ra không có gì khác.

Oct 2, 2016

Hoàng Đạo Thúy

Đã nói đến Hoàng Đạo, thì cũng nên nói luôn đến Hoàng Đạo Thúy :p

Hoàng Đạo Thúy là một nhân vật trọng yếu của đoạn lịch sử thật ra giờ đây vẫn gần như chưa được biết một cách tường tận: 1940-1945, nhưng đây chính là thời điểm rất đặc biệt; từng có lần (xem ở kia), tôi đề nghị xem 1940-1945 giống như cánh cửa dẫn xuống vực thẳm.