Cái sự đọc được thơ, như mới nói gần đây, không hề là một sự đương nhiên, ít nhất là đối với tôi. Không phải cứ biết chữ là đọc được, không phải đọc được là có thể đọc được mọi thứ, và cũng thế, không phải đọc được văn chương, thậm chí triết học, nghĩa là đọc được thơ. Thơ, ở phương diện đọc, thuộc một nơi nào đó rất khó dò.
Nov 30, 2016
Nov 25, 2016
Léon-Paul Fargue: một nửa bài thơ
Cái dở của tôi là mãi đến gần đây mới đọc được thơ. Không phải là trước đó tôi không đọc thơ, thậm chí tôi còn đọc rất nhiều thơ, có thể nói là lúc nào tôi cũng đọc thơ, nhưng đọc mà không nghĩ là mình thực sự hiểu được, tức là chỉ đọc để mà đọc thôi. Cho nên trong rất nhiều năm, về cơ bản tôi không bao giờ nói đến thơ.
Nhưng đến đó rồi, lại có một cái dở lớn hơn nhiều :p
Nhưng đến đó rồi, lại có một cái dở lớn hơn nhiều :p
Nov 23, 2016
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Về tờ tạp chí này, cơ quan ngôn luận (về cơ bản là nguyệt san) của "Trung tâm Văn bút Việt Nam", nhiều tính chất của nó, rất dễ tìm hiểu. Điều mà tôi thấy đáng nói hơn cả là những chuyện chẳng phải không tương tự từng xảy ra vào năm 1945 thì đến 1975 lặp lại không mấy khác. Văn hữu và văn giới Việt Nam trải qua hai thử thách lớn, lần nào cũng cho thấy văn hữu ấy, văn giới ấy chẳng có gì là tốt đẹp hết.
Dưới đây là bộ sưu tập Tin sách của tôi.
Dưới đây là bộ sưu tập Tin sách của tôi.
Nov 18, 2016
[Tiện bút] Đồ vật
Dickens cùng một lúc viết hai hay ba cái phơi-ơ-tông là thường, chưa kể còn làm tổng biên tập một tờ báo nào đó, viết kịch và tổ chức diễn các vở kịch ở quy mô công chúng nhỏ (vở The Frozen Deep chẳng hạn, đã diễn xong rồi, nữ hoàng Victoria lại đòi xem, thế là lại dàn dựng diễn, trong đó Dickens có thủ vai - cô bé Victoria khi vua William Đệ tứ tức là người ông vừa qua đời, mới kế vị xong thì đọc Oliver Twist và thấy nó rất hay, tức là hơn chục năm trước vở kịch The Frozen Deep), lại còn phụ trách thực tế một "trại phục hồi nhân phẩm" cho gái điếm, đặt tên giản dị là "Home", ở Shepherd's Bush không xa London. Nhưng, trong riêng lĩnh vực phơi-ơ-tông, người ta nói từng có thời điểm Lê Xuyên (Chú Tư Cầu, Nguyệt Đồng Xoài, etc.) viết cùng một lúc mười một (11) cái. Thế nên, đang phơi-ơ-tông ở kia và ở kia, tôi lại tiếp tục phơi-ơ-tông thêm một cái nữa.
Nov 17, 2016
Một nước Mỹ khác
Charles Dickens cũng hay viết phơi-ơ-tông hai, thậm chí nhiều hơn, cuốn sách một lúc, cho nên đang phơi-ơ-tông cái này, tôi lại phơi-ơ-tông cùng lúc thêm một cái nữa.
Sau nước Anh (xem ở kia), giờ ta nói đến nước Mỹ. Một điều đáng kinh ngạc: Ở Việt Nam chưa bao giờ có đến một chuyên gia văn học Anh-Mỹ. Một nửa cũng không, chưa nói đến một.
Sau nước Anh (xem ở kia), giờ ta nói đến nước Mỹ. Một điều đáng kinh ngạc: Ở Việt Nam chưa bao giờ có đến một chuyên gia văn học Anh-Mỹ. Một nửa cũng không, chưa nói đến một.
Labels:
charles-dickens,
dinh-hung,
edgar-poe,
emerson,
emily-dickinson,
faulkner,
henry-james,
jacques-roubaud,
phan-ngoc,
philip-roth,
sinclair-lewis,
thomas-carlyle,
thoreau,
tocqueville,
walt-whitman,
washington-irving
Nov 16, 2016
[Tiện bút] Cần mùa đông
"những phố phờ phạc, đậm mùa đông"
Năm nay, nhìn chung tuyết rơi sớm. Sớm hơn mọi năm. Nhưng không phải là ở mọi nơi. Nếu ở đây một thời gian dài, về sau, người ta sẽ hình thành trí nhớ theo kiểu: "cái năm có tuyết rơi vào Giáng sinh ấy", hoặc, "à, không phải, đấy là năm sau cái năm dịp Năm Mới tuyết rơi nhiều kỷ lục".
Nov 13, 2016
Muốn thất bại
Chỉ có duy nhất một thứ, là văn chương, thực sự dạy được cho chúng ta về thất bại. Nhiều người nghĩ cũng làm được việc ấy là tôn giáo, hay nói đúng hơn là cái mà người ta hay gọi là "tu tập", nhưng tôi cho nghĩ thế là sai.
Nov 11, 2016
Nov 8, 2016
Nov 4, 2016
Cho anh khóc bằng
Tháng Chạp năm 1956, Thanh Tâm Tuyền, một trong những nhà thơ lớn nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam, viết bài thơ "Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest", bài thơ sẽ được in trong tập thơ huyền thoại Mặt trời tìm thấy, 1964:
Subscribe to:
Posts (Atom)