Mar 30, 2013

Trưng bày sách (6) Bảo Ninh

Quay đi quay lại, với tôi thế là cũng đã chẳng còn gì đáng nói về một thời. "Chuyện xưa kết đi được chưa?" :p

Bảo Ninh và tác phẩm đầu tay, 1987:


Mar 29, 2013

propos

thơ thì như shit mà cứ chổng đít lên làm :p

Mar 25, 2013

(Những mối quan hệ nguy hiểm) Một chút Rousseau trong nước lạnh :p

Cũng như trong "vệt" George Orwell, Chuyện ở nông trại gợi lại một lịch sử đáng nhớ của một dòng văn chương, ví dụ đây:


thì "dòng" thế kỷ XVIII cũng không mấy khác.

Ta có một bản Voltaire như thế này:


Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (XXIII-XXIV)



Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:

- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (XXI-XXII)


(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:

- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

Philip Roth: Nghiêm chỉnh nhìn cuộc đời

(post lại để chúc mừng Quang Hải, một người bạn qua mạng)

Nếu như quả thực có tồn tại một late style như Edward Said từng chỉ ra, nghĩa là một phong cách ở cuối đời của những nhà sáng tạo, một phong cách gây nhiều kinh ngạc và mở rộng thêm trường sáng tạo cá nhân, thì ở Philip Roth ta thấy “phong cách muộn” của ông là một cái nhìn thấu triệt vào cuộc đời, một giọng văn đột nhiên hết sức tiết chế và trộn lẫn với một mức độ nghiêm túc rất cao khi đối mặt với những gì đúng là ta buộc phải coi là quan trọng trong đời.

Ở đây tôi đang đề cập tới bốn cuốn tiểu thuyết gần đây của Philip Roth, cả bốn cuốn đều rất ngắn và một trong số đó, Everyman (in năm 2006), đã có bản dịch tiếng Việt tên là Người phàm. Nếu Người phàm là một cuộc nhìn lại toàn diện cuộc đời một con người bình thường, một sự sám hối bình dị nhưng sâu thẳm, thì Indignation (2008) miêu tả sự lớn lên của một cậu bé ở trong một xã hội biến động kinh khủng, và The Humbling(2009) bước sâu vào thế giới sân khấu, đưa lên sàn diễn một diễn viên kịch về già (Simon Axler) chợt thấy mình đối mặt với sự tan biến của tài năng và thêm vào đó là chứng tâm thần hủy hoại cuộc đời ông. Cuốn mới hơn cả trong “bộ tứ” này mở rộng thêm một chút nữa tầm quan sát của Roth về cuộc đời, và càng làm ta hiểu những ghi nhận của ông về cuộc đời nói chung trầm trọng và nghiêm chỉnh tới mức nào.

Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (XIX-XX)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:


- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.



Mar 22, 2013

Sách tháng Ba 2013


Tháng vừa rồi cũng không có gì khó khăn; cuốn sách của tháng hiển nhiên là: George Orwell. Chuyện ở nông trại. An Lý dịch. Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn. 161 tr. 52.000 đ.

Cuốn sách này, ngoài giá trị tự thân của nó, ngoài câu chuyện ngụ ngôn độc địa lấp lánh đen của nó, ở bối cảnh Việt Nam, còn gợi lại cả một lịch sử lâu dài của một dòng văn chương, với Koestler của chẳng hạn Tội công thành hay với Solzhenitsyn của chẳng hạn Tầng đầu địa ngục hay Quần đảo Gulag.


Mar 19, 2013

Chuyện ở nông trại: Giới thiệu George Orwell


Trước một tác giả như George Orwell, chúng ta cần gì? Theo tôi, ngoài chuyện tìm hiểu Orwell một cách thực tâm và phóng khoáng, chuyện đương nhiên, còn cần so sự sáng suốt của bản thân mình với sự sáng suốt của ông ấy. Bởi Orwell là một trong những hiện thân lớn của sáng suốt.

Sự sáng suốt ấy, như bài giới thiệu cặn kẽ và bình tĩnh của dịch giả An Lý dưới đây, không phải một tài sản sẵn có, mà là một “chiến quả” từ những vật lộn trong cuộc sống, trong tinh thần, trong cả những niềm tin. Nó ở trong những tác phẩm văn chương của ông, tác phẩm báo chí của ông, trong cả những ý kiến “lẻ” như thế này: “Bất lợi lớn nhất trong số mọi bất lợi đổ lên phong trào cánh tả: làm tân binh giữa chính trường, phải xây đắp phong trào từ số không, nó buộc phải tạo ra công chúng bằng cách nói dối. Với một chính đảng cánh tả nắm quyền, đối thủ nặng ký nhất luôn là những tuyên truyền quá khứ của chính mình.” (17/4/1949)



George Orwell: Một bài giới thiệu rất dài và nhiều trích dẫn

An Lý

Mar 18, 2013

Cái chết


Nhiều điều rất ghê gớm, gây khủng hoảng trong cuộc sống thực, thì trong văn chương lại là chuyện tầm phào. Ai có sức đọc nhanh một ngày càn lướt được ba cuốn tiểu thuyết sẽ chứng kiến bảy cuộc hôn nhân, hơn chục pha làm tình, một trăm câu nói đùa (trong đó chín mươi câu rất kém hài hước) và dăm ba cái chết.

Hình dung một cách hòa bình, bao dung và thân ái, văn chương có thể hiểu là một cách thức luyện tập tinh thần cho con người ta, giảm trừ sức nặng của những nỗi khủng khiếp ở đời, chuẩn bị để đối mặt với mất mát, tổn thất, với cái chết, với “bước đường cùng” cam go mà rồi thì ai cũng sẽ phải trải qua, với nỗi cô đơn vô bờ bến, sự hiu quạnh tuyệt cùng, tiếc nuối, với “trí nhớ suy tàn” hay một đời “sống mòn”, thân phận “có được là người”, hoàn cảnh “nhân gian thất cách”; thậm chí nó còn chuẩn bị sẵn để ta không đến nỗi tuyệt đối bất ngờ nếu có ngày tỉnh dậy thấy mình bỗng biến thành một con bọ.

Nhiều khi, văn chương chỉ nên là như thế, chứ cứ mãi “chất thép”, “xung kích”, “xung đột”, “chiến đấu”, “mặt trận”, cuộc đời vốn dĩ đã mệt mỏi từ bản chất càng trở nên mệt mỏi thêm.

Mar 16, 2013

Trưng bày sách (5) Nguyễn Việt Hà

Cơ hội của Chúa rốt cuộc cũng đã "tái xuất giang hồ" (bonus :p) dưới hình dạng như sau và có cả món đi kèm :p


Cuối cùng thì đã là NXB Trẻ, nhưng khi sách ra rồi thì mới hay hóa ra nó không nằm trong tủ "Mỗi nhà văn - Một tác phẩm" và cũng không nằm trong tủ sách nào cả, và giở trang 42 thì vẫn thấy hãng hàng không "INTERFLUC" (xem về Interflug).

Theo dõi loạt trưng bày sách đợt vừa rồi của tôi, hẳn các bác cũng dễ dàng nhận thấy, Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Chúa và một số tập sách khác của ông là một "ca" đáng nhớ trong lịch sử văn chương Việt Nam mười lăm năm qua.

Lịch sử Cơ hội của Chúa đại khái như sau:

Mar 15, 2013

Rất là oách


Đến đây


thì đã có thể khẳng định, “mùa giải thưởng 2012” của Pháp quá oách, oách chưa từng thấy trong suốt nhiều năm.

Joël Dicker sinh năm 1985, được coi là một phát hiện quan trọng của mùa tiểu thuyết năm 2012. Sinh ra ở Genève, mang dòng máu Pháp và Nga, Dicker viết La Vérité sur l’Affaire Harry Quebert (Sự thật về vụ việc Harry Quebert) với đầy đủ nỗi đam mê hào nhoáng câu chữ thường thấy của một nhà văn trẻ, nhưng là một nỗi đam mê đích thực.


Mar 14, 2013

Trưng bày sách (4) Dương Thu Hương

Mỗi thời có một lời mời, và mỗi thời có một nhân vật của nó. Giờ đây nhìn lại, mới thấy rõ tại sao đầu thập niên 80, Dương Thu Hương lại thu hút đến thế.

Tôi cố gắng lắm cũng chỉ đọc được mấy tác giả hồi ấy làm mưa làm gió trên văn đàn được dăm chục trang, cùng lắm trăm trang. Toàn nói những cái gỉ cái gì. Ví dụ Nguyễn Mạnh Tuấn Đứng trước biển, Nguyễn Khắc Phê Những cánh cửa đã mở, và nhất là một nhà văn sau này thấy nhiều người ca ngợi nhưng nuốt không trôi, là Ngô Ngọc Bội.

Bên trong cái vẻ cũ kỹ của văn chương, Dương Thu Hương thật ra rất khác.

Mãi rồi cũng tìm được hai quyển này, có thể coi là mở màn cho sự nghiệp của Dương Thu Hương:

Mar 12, 2013

Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (XVII-XVIII)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:


- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

- Những người không biết đọc.



Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (XV-XVI)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:


- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

- Những người không biết đọc.



Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (XIII-XIV)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:


- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

- Những người không biết đọc.



Mar 11, 2013

(Những mối quan hệ nguy hiểm) Nhà xuất bản kính cáo

Những mối quan hệ nguy hiểm, với đề tài của nó, và với cách miêu tả phong hóa thời đại của nó, lẽ dĩ nhiên có thể gây nguy hiểm cho nơi xuất bản. Vậy nên ở đầu tác phẩm có một lời "kính cáo" ngắn gọn của nhà xuất bản, điều này ta cũng thường gặp ở rất nhiều cuốn sách in dưới chế độ kiểm duyệt gắt gao. Có rất nhiều đánh lạc hướng, dẫn dắt dư luận, làm mềm dư luận, trong những "lời nhà xuất bản" kiểu như vậy.

Tác phẩm, ngoài lời nhà xuất bản này, sẽ còn "Lời tựa" nữa. Bản mà tôi dùng còn có thêm "Lời tựa" của Béatrice Didier. Đây là bản 1996 của Le Livre de Poche, có kèm lời tựa, bình luận và chú thích của Béatrice Didier.

Béatrice Didier là một chuyên gia văn học lớn, tại Việt Nam đã dịch và xuất bản một tác phẩm của bà: George Sand, do Đặng Thị Hạnh và Lê Hồng Sâm dịch, in năm 2004. Béatrice Didier có mái tóc trắng rất đẹp, một chuyên gia nổi tiếng về nhiều lĩnh vực, trong đó có văn chương phong tình, thừa kế nhiều thành quả của một chuyên gia lớn đi trước, Laurent Versini. Béatrice Didier từng là trưởng khoa của tôi, có bài giảng vô cùng duyên dáng và hấp dẫn.

Mar 8, 2013

Trưng bày sách (3) Manga và chúng ta :p

Xem mấy lần trước (đâyđây), tình hình một thời (không ngắn) sách tại Việt Nam đại khái có thể thấy rõ là nghèo nàn, khô cứng, một chiều, một giọng, một màu.

Thế nên với riêng tôi, sự phát triển vượt bậc của nhà xuất bản Kim Đồng trong một quãng thời gian giống như một sự kỳ diệu. Nhà xuất bản Kim Đồng có một lịch sử dài, rất hào hùng ngay từ lúc mới được mở ra, là nơi có dấu ấn của gần như mọi nhân vật từ tên tuổi lớn đến có chút tên tuổi ở Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ, nhưng Kim Đồng chỉ thực sự hùng mạnh và phá vỡ nhiều tảng băng định kiến vào đầu thập kỷ 90, với vai trò của Nguyễn Thắng Vu, một ông lớn đích thực của lịch sử xuất bản Việt Nam.

Thế hệ của tôi là đầu tiên về nhiều thứ: đầu tiên thoát khỏi thời kỳ bao cấp, nhưng vẫn dính tí chút gọi là, ít người còn nhớ xếp hàng, tem phiếu nó như thế nào, những ai "cường ký" lắm mới nhớ được cái tàu điện trông ra sao, nhưng vẫn biết đến đổi tiền: cái ngày năm 1985 ấy, tôi học lớp một, trường tôi nghỉ một hôm để lấy địa điểm đổi tiền. Cái thế hệ đầu tiên thực sự sau chiến tranh ấy biết đến ti vi, nhạc disco, sách sến truyện tình, trò chơi điện tử bốn nút, phim video chiếu ngoài quán cà phê, nhưng có hai điều đầu tiên tôi thấy thực sự có ảnh hưởng rất lớn: Internet và manga.

Mar 5, 2013

Chuyện ở nông trại bên Việt Nam

Việt Nam bắt chước Trung Quốc rất nhiều điều, trong đó có không ít điều dở, nhưng có vẻ lại rất thường xuyên không bắt chước những điều có thể coi là hay. Chuyện ở nông trại bên Trung Quốc rất phổ biến suốt nhiều năm, một cách công khai, nhưng bên Việt Nam chắc sẽ không được như vậy.

Cũng đã đoán trước rằng bài review Chuyện ở nông trại dưới đây khó mà lên báo được, xác suất chỉ tầm 20%, nhưng cái gì cố được, thử được thì cứ làm thôi. Kết quả ngắn gọn như thế này: đã không kịp.

Quan điểm cá nhân của tôi là: một tác phẩm văn chương lớn cần được đối xử khác.

Chuyện ở nông trại là kết tinh tài irony (mỉa mai) của George Orwell. Và số phận của nó là đi kèm với sự mỉa mai này: mỉa mai của số phận, ngày hôm nay chính là tròn 60 năm ngày Stalin chết. Chuyện ở nông trại được Orwell lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng Liên Xô, mà ông coi là bị thất bại vì vai trò của Stalin.


Mar 4, 2013

(Những mối quan hệ nguy hiểm) Nhân vật

Cho đến hết loạt 12 bức thư đầu tiên, tính chất câu chuyện của Les Liaisons dangereuses đã bắt đầu lộ rõ chứ không còn mơ hồ nữa, nhất là tính chất phong tình của nó đã lộ diện rõ ràng. Nhưng cũng phải nhớ một điều: phong cách của Laclos trong Les Liaisons dangereuses được tóm gọn ở một câu trong bức thư thứ 10, khi nói về bộ quần áo mà nữ hầu tước de Merteuil mặc khi tiếp đón chàng hiệp sĩ của bà ta ở căn nhà bí mật: "nó không để hở gì hết, thế nhưng nó lại cho phép người ta đoán định được mọi thứ".

Phong cách ấy thật ra không trắng trợn, mà nó rất "văn chương": không một tác phẩm phong tình nào thực sự tồn tại được lâu và được đồng lòng coi là kiệt tác nếu thiếu đi tính chất văn chương này. Điều này chỉ cần để ý một chút là thấy, ngoài thư của các nhân vật phụ, nhất là những nhân vật "ngoan hiền" như bà de Volanges hay bà chánh tòa (présidente) de Tourvel, kể cả hai nhân vật chính, nữ hầu tước de Merteui và tử tước de Valmont, đều có cách nói chuyện và miêu tả, kể cả miêu tả những cảnh "ghê rợn" nhất, hết sức văn chương.

Bức thư thứ 10 cũng là bức thư quan trọng nhất kể từ đầu, bức thư ấy bắt đầu dựng các "scène phong tình", với đầy đủ các yếu tố đặc trưng của nó: mưu mô, đóng giả (Merteuil đóng giả thành cô hầu còn cô hầu Victoire đóng giả thành một anh hầu), một chốn riêng biệt (ngôi nhà nhỏ có thể gọi là "động hoan lạc", nơi các hoạt động trụy lạc, trác táng diễn ra một cách riêng tư, không bị ai nhòm ngó tới), và cách bài trí cũng như ngôn ngữ sặc mùi phong tình (hậu cung của Sultan, các "ái phi" vân vân và vân vân).

Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (XI-XII)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:

- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

- Những người không biết đọc.



Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (IX-X)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:

- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

- Những người không biết đọc.



Những mối quan hệ nguy hiểm - Choderlos de Laclos (VII-VIII)

(I-II) (III-IV) (V-VI) (VII-VIII) (IX-X) (XI-XII) (XIII-XIV) (XV-XVI) (XVII-XVIII) (XIX-XX) (XXI-XXII) (XXIII-XXIV)

Cuốn sách phong tình này lúc mới ra đời là một quả bom, quả bom ấy sau hơn hai trăm năm không hẳn là còn quá nguy hiểm nữa.

Nhưng nó vẫn là quả bom, và có lẽ vẫn nguy hiểm với một số người. Một số người nên chọn bỏ qua nó mà không đọc:


- Những người mặc định rằng văn chương phong tình là xấu xa, những người bẩm sinh đã tin như vậy hoặc được dạy như vậy và không có ý định thay đổi.

- Những người nghĩ văn chương là một thứ gì khác hẳn.

- Những người quá nghiêm túc hoặc tin quá nhiều thứ, hoặc không tin quá nhiều thứ.

- Những người không biết đọc.


Chuyện ở nông trại bên Trung Quốc

George Orwell, trước hết, là một nhà văn tuyệt vời. Animal Farm của ông hẳn là tác phẩm văn chương thành công bậc nhất, tác động mạnh nhất của thế kỷ XX, tuy rằng nó rất ngắn, và tuy rằng nó chỉ kể chuyện dăm con lợn, mấy con lừa con ngựa con quạ vân vân và vài ông chủ trang trại ở miền heo hút nước Anh.

Tác phẩm ấy từng được đón nhận rất nhiệt tình ở bên Trung Quốc, một sự đón nhận có thể nói là tương đối bình tĩnh (và chính thức), ở một đất nước thường thì ta vẫn coi là không mấy bình tĩnh. Ở Việt Nam, Animal Farm cũng không hề xa lạ với một giới nhất định, và trong lịch sử đã có không ít lần Animal Farm ghi dấu ấn bằng tiếng Việt, ví dụ như tôi từng nhắc đến ở đây.

Chuyện ở nông trại, trong mắt tôi, rất liên quan đến câu chuyện hiến pháp.

Dưới đây là danh sách các bản dịch Animal Farm tiếng Trung mà tôi nhờ một chuyên gia Trung Quốc tìm hiểu:


Mar 2, 2013

Văn học miền Nam: Văn xuôi Thanh Tâm Tuyền


Đã đến lúc, văn học miền Nam cần được thực sự nhìn nhận và đánh giá. Năm 2013 này sẽ là năm của nghiên cứu văn học miền Nam.

Cùng vài đồng nghiệp, chúng tôi đi vào một số vấn đề của văn học miền Nam, những vấn đề văn học sử, hoặc sẽ là tiểu luận chi tiết như bài dưới đây về văn xuôi Thanh Tâm Tuyền của nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương, hoặc những sưu tập và chỉ dẫn về tư liệu. Rất mong được giúp đỡ thêm từ phía các nhà sưu tầm và nhất là những người từng có trải nghiệm trực tiếp với văn học miền Nam 1946-1975.

Trang phebinhvanhoc.com.vn do nhà nghiên cứu Trần Thiện Khanh chủ trương cũng sẽ hỗ trợ thêm. Hiện nay trang “Phê bình văn học” cũng đã đăng tải một khối lượng tư liệu lớn.

Các nghiên cứu sẽ dựa trên tư liệu thực tế, sục vào các kho tư liệu công hoặc tư, sử dụng các công trình từng có của các nhà nghiên cứu đi trước với tinh thần cầu thị nhưng không dễ dãi chấp nhận mọi thứ.

Mở đầu bằng Thanh Tâm Tuyền và Sáng tạo hẳn là một khởi đầu hợp lý, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của một nhóm văn chương từng có tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn trong văn học miền Nam trước 1975; cùng vệt này có thể tìm được một số tư liệu có sẵn trên blog này, đặt ở các label thanh-tam-tuyen, mai-thao, sang-tao.