Apr 29, 2018

Tạp chí (tập san nghiên cứu) Văn Sử Địa

Đã nhắc tới Đặng Thai Mai thì cũng nên đến với một thời điểm rất liên quan, thời điểm xung quanh Văn Sử Địa.


Apr 27, 2018

Sinh lý học phê bình

Đã có "quan hệ" phê bình, giờ lại đến "sinh lý học" (về) phê bình, khéo mà sắp có đến giao này giao nọ, xuân giao chẳng hạn.

Đã (rất) nhiều lần nhắc đến Albert Thibaudet, nhưng đây mới là lần đầu tiên tôi dịch Thibaudet, mặc dù Thibaudet chính là chủ đề cuốn sách đầu tiên mà tôi tham gia để làm ra. Sainte-Beuve, Thibaudet và Roland Barthes làm nên trục chính của phê bình văn học, trên diện rộng nhất.

Apr 26, 2018

Hà Nội từ 1947 đến 1954 (4) Hà Nội 1950

Như thế nào cơ, sử gia Philippe Papin? Chúng ta không thể biết - như ông ngậm ngùi - người Hà Nội thời 47-54 như thế nào thật á?

Nhưng chúng ta vẫn biết người thời ấy (à, người ta hay gọi "thời ấy" là "Hà Nội tạm chiếm" hay "trong thành", tôi đề nghị gọi tên là "thời Chiếm đóng", dùng đúng cái từ Occupation, thời mà một nhà văn của các ông, Patrick Modiano, đã dò tìm vào sâu sắc ở mức độ đáng ngưỡng mộ: Occupation ở Hà Nội của 1947-1954 tên là "Occupation française", tương ứng với "Occupation allemande" tại Paris đầu thập niên 40 của thế kỷ 20: đến là phải nghĩ rằng để che khuất nỗi nhục của Occupation này mà người Pháp đã tạo ra Occupation kia; đó chính là một mặc cảm; nhưng chủ nghĩa thực dân là gì? trước hết, đó chính là một mặc cảm - lộn ngược hoàn toàn so với cách nhìn thông thường) làm rất nhiều điều cơ mà.

Apr 24, 2018

Lại Chùa Đàn

trước tiên: xem ở kia

(chuyên đề của riêng tôi về Nguyễn Tuân sẽ rất dài, có lẽ dài hơn bất kỳ ai có thể tưởng, thậm chí tôi còn chưa hình dung nổi sẽ dài đến mức nào; nhưng làm gì có cách nào khác nếu muốn đi qua vực thẳm?)

tôi bắt đầu - trong cuộc nhìn vào thực tại của Hà Nội từ 1947 đến 1954 (cái đoạn mà không một sử gia nào sờ vào được, nhất là Messieurs EFEO) - lùi ra xa: tôi nhìn Hà Nội từ phía Nam

Apr 23, 2018

Ít nhiều sách mới

("ít nhiều thiếu nữ buồn không nói" etc. etc.)

định đợi mấy quyển khác nữa nhưng chúng nó lâu đến quá, thôi kệ; vả lại cũng nên giải trí một chút khỏi cái kia; cũng vừa mới hứa tiếp tục luôn cái kia, nhưng quyển sách (lại) biến đi đâu mất, chưa tìm được ngay

Apr 21, 2018

École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)

Trước hết: đã tiếp tục viết (lại) nội dung buổi thuyết trình thứ nhất, xem ở kia.

Buổi thứ hai tôi làm ngược hẳn lại với buổi thứ nhất: buổi thứ nhất thì nói xong rồi mới viết lại, còn buổi thứ hai thì viết toàn bộ nội dung trước, rồi mới nói.

(Tôi lên kế hoạch cho loạt thuyết trình này từ cuối năm ngoái, đầu năm nay. Không phải cái gì tôi có dự định rồi thì tôi cũng sẽ làm, mà nói đúng hơn, phần lớn dự định, tôi sẽ bỏ. Rất buồn là tôi lại như thế. Nhưng tôi quyết định phải làm bằng được - và đã đi được đến hai phần ba chặng đường - khi biết rằng ở đó người ta định mời tới thuyết trình mấy nhân vật: Hà Minh Đức, Phong Lê aka Lê Phong Sừ và La Khắc Hòa. Tôi muốn giảm nhẹ gánh nặng cho những người phải đứng ra tổ chức các buổi thuyết trình, bởi vì cả ba nhân vật kia đều chưa bao giờ là nhà nghiên cứu, hai nhân vật đầu tiên thì thôi khỏi phải nói, nhưng nhất là nhân vật thứ ba: đó là một nhân vật đến cả khả năng suy nghĩ tối thiểu cũng không có, nhưng rất thích nói, về đủ chủ đề, cũng như không ít người khác.)

Apr 20, 2018

Marguerite Yourcenar ở Việt Nam

Nếu tôi được hỏi (nhưng chẳng ai hỏi tôi bao giờ, thế mới sầu), tôi sẽ nói: tại sao lại Marguerite Duras? Phải là Marguerite Yourcenar chứ. Một nhà phê bình tên là Angelo Rinaldi (Achtung: tên thì thế thôi, nhưng chẳng có gì "angel" hết cả đâu ("You're my angel; Come and save me tonight" - Aerosmith)) từng nói ở cái tuổi khi Colette đã trồng hoa và làm mứt thì Duras vẫn cứ tình với chả ái.


Apr 19, 2018

Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)

Tôi vẫn tiếp tục tìm cách liên lạc với gia đình Đỗ Long Vân. Ngay từ đầu tôi đã biết là không dễ. Nhưng tôi sẽ vẫn kiên nhẫn tìm.

Tiếp tục câu chuyện ở kia.

Apr 18, 2018

Quan hệ phê bình

Dưới đây là tài liệu dùng cho buổi thuyết trình ngày mai.

Như mọi khi thuyết trình, tuần trước cũng như trước đây (tức là cách đây đã rất lâu - nhiều năm dài tôi không hề thuyết trình, như nhiều người biết), tôi phát tài liệu cho những người dự; tài liệu của buổi trước giúp (ít nhất tôi hy vọng như vậy) người nghe dựng được mô hình trong đầu về chủ đề được đề cập, cũng như dễ theo dõi các tên riêng và những nhan đề sách mà tôi không thể tránh nhắc đến (có những lúc rất nhiều); cho buổi ngày mai là một trích đoạn "texte", mà nếu đọc từ trước thì sẽ rất thuận lợi cho việc theo dõi bài chính; vả lại tôi cũng sẽ bình luận texte dưới đây. Lần này, chúng ta đến với Jean Starobinski.

Apr 17, 2018

École de Genève (buổi thứ nhất)

Tôi sẽ trình bày lại ở đây nội dung buổi thuyết trình đầu tiên vào tuần trước về trường phái (ở dưới tôi sẽ nói kỹ về chữ "trường phái" này) phê bình văn học G., đồng thời chuẩn bị cho buổi thuyết trình thứ hai tới đây (sẽ có buổi thứ ba, buổi mà tôi đặc biệt tập trung vào vấn đề: các nhà phê bình G. xử lý thơ như thế nào, đặc biệt tập trung vào Baudelaire, nhưng cũng sẽ không chỉ Baudelaire).

Những gì tôi viết (lại) ở đây không nhất thiết trùng hợp hoàn toàn với những gì tôi đã nói, những người dự hôm đó hẳn sẽ dễ dàng thấy. Viết (lại) là một cơ hội để trình bày khác đi (nữa) - có trời mới biết như thế nào thì tốt hơn, trung thành tuyệt đối hay không trung thành cho lắm. Chung thủy nhiều khi có lẽ mới chính là tội ác; dẫu vậy tôi cũng sẽ cố gắng kiềm chế các phăng te zi (nếu có).

Apr 15, 2018

Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)

Đỗ Long Vân là một thiên tài, vấn đề còn lại là: thiên tài ấy được biểu hiện như thế nào?

(tôi vẫn tiếp tục cần tìm cách liên hệ với gia đình Đỗ Long Vân, ai có thông tin chính xác thì nói cho tôi nhé)

Hai bài lần trước của Đỗ Long Vân chắc nhiều người đã đọc. Dưới đây tôi sẽ phân tích chúng.

Apr 14, 2018

Trung Bắc

Ta quay trở lại với bài Nguyễn Văn Vĩnh trả lời phỏng vấn Thái Phỉ năm 1935. Tôi nghĩ, có rất nhiều điều người ta cứ cãi nhau ròng rã suốt nhiều năm trời, hết thế hệ này qua thế hệ khác, chỉ vì chẳng bao giờ đọc những thứ rất nền tảng, rất cụ thể - người ta cãi nhau là vì người ta thích cãi nhau (và không nhìn thấy sự đơn giản), chứ không phải vì người ta cầu sự thật (Schopenhauer, đại ý).

Một bài như bài trả lời phỏng vấn ấy nói lên rất nhiều thứ.

Apr 12, 2018

Nguyễn Văn Vĩnh: trả lời phỏng vấn

Trước tiên, xem ở kia.

Tiếp tục câu chuyện Nguyễn Văn Vĩnh: câu chuyện sẽ dài, không hẳn vì bản thân nó dài (không có câu chuyện ngắn, cũng không có câu chuyện dài nốt), nó không dài hơn câu chuyện nào (tuy rằng đúng là nó có dài), mà vấn đề nằm ở chỗ chúng ta, để nhìn được câu chuyện ấy, phải gạt bỏ đi vô số điều từng được phát biểu về Nguyễn Văn Vĩnh, xuất phát không chỉ từ lương tri quần chúng mà còn, và chủ yếu, từ các nhà nghiên cứu (nhất là những người cấp tiến chăm chăm hoài vọng về tiến bộ) và cả từ con cháu nhà ấy. Tức là, gạt bỏ đi những gì không đúng (rất rất nhiều). Tức là, vứt bớt đi độ dài giả dối của một câu chuyện.

Apr 9, 2018

Malamud và Mahfouz

(tức là, như kẹo, M&M)

Chỉ tiểu thuyết mới nói được những điều mà không gì khác nói nổi. Ai nói câu này ấy nhỉ, nếu tôi không nhầm (chắc có thể nhầm), đó chính là Milan Kundera.

Apr 7, 2018

Nguyễn Văn Vĩnh là ai

Tiếp tục câu chuyện dịch giả lớn của Việt Nam (xem ở kia). Ở riêng lĩnh vực (khu vực) này có nhiều điều, ít nhất là không ít, ở đây ta hãy chỉ nói một điểm: có những dịch giả giỏi nhưng không lớn (một ví dụ: xem ở kia), hoàn toàn giống thiên tài thì khác tài năng (thậm chí chẳng có gì liên quan): xem ở kia (câu chuyện ấy sẽ được tiếp tục sớm).

Apr 6, 2018

Đọc lại Đặng Thai Mai (1)

Người ta có biết Đặng Thai Mai không? (tức là, thêm một lần nữa, một cái gì ở ngay đó, và do vậy, vô cùng khó hiểu); tôi nghĩ người ta không biết gì về Đặng Thai Mai. Đặng Thai Mai và (không phải Lỗ Tấn mà là) Tào Ngu:


Apr 3, 2018

Isaac Bashevis Singer

píp

(về hồi ký của Singer: xem ở kia; và cũng cần cẩn thận kẻo nhầm sang "Singer" khác, hoặc cũng có thể nhầm sang đủ loại ca sĩ)


Apr 2, 2018

Đông Dương ấy, Đông Dương này

Kể cũng không hay lắm, khi mà đã thông báo từ tận ở kia, thế mà tới tận bây giờ thì mới bắt đầu được. Mà nói đúng hơn, bây giờ cũng chỉ mới là gần bắt đầu.

Nhưng, làm thế nào để hình dung "Indochine thuở ấy"? Thì cứ đè cái gì có chữ "Indochine" ra mà săm soi thôi (đồng thời hy vọng đối tượng có đường cong gợi cảm). Và, thêm một lần nữa: các tờ báo, các tờ tạp chí. (thật ra - điều này chắc nhiều người đã thấy - cái nhìn của tôi rất nhàm chán, tôi chẳng làm gì ngoài xem báo cũ, chẳng làm gì khác hết đâu)

Apr 1, 2018

Bùng nổ

Có một điều huyền bí: không một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam nào (tính luôn hải ngoại: mà thật ra, hải ngoại mới thực sự tệ) có thể nói đến thơ, đến một số nhà thơ không phải Việt Nam - nói cho đúng, khi bàn về thơ Việt Nam, các nhà cũng không làm được gì khác ngoài sản xuất liên miên đống "vague terms" (chẳng hạn cái quyển gì tên là Thơ etc. và etc. gì đó): đây là nói theo cách của Ezra Pound, chứ thật ra nhà nho Việt Nam cũng có khái niệm rất tương tự: "vu khoát", cũng như một khái niệm mà các triết gia giả cầy Việt Nam, rất danh môn chính phái (hoặc nói cách khác: "Hồng Kông bên hông Chợ Lớn"), chổng mông lên tụng mãi mà chưa thông, thật ra đã có từ đời nào, ấy là "hương nguyện".