Aug 28, 2015

Một mình Kiều

Không ngờ, trong bài "Vẫn là Kiều", một điều tôi chỉ tiện miệng nói, là trong lịch sử đọc Kiều ở Việt Nam gần như không có sự tham gia của phụ nữ, lại được quan tâm có lẽ còn hơn các luận điểm quan trọng hơn. Như vậy kể ra cũng không hay lắm, nhưng cũng là tốt: giờ chính là lúc tôi muốn nói đến một phụ nữ trong lĩnh vực nghiên cứu Kiều.

Xung quanh một cuộc tranh luận

Bài "Vẫn là Kiều" của tôi tranh luận với anh Đinh Bá Anh xung quanh bài viết của anh Đinh Bá Anh về nhân vật Kim Trọng trong Kiều xảy ra vài vụ việc nho nhỏ mà tôi muốn nói ngay ở đây.

Thứ nhất là chuyện liên quan đến trang web của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập, vanviet.info.

Aug 25, 2015

Vẫn là Kiều

Bài viết của anh Đinh Bá Anh, “Kim Trọng - nhân vật văn chương vĩ đại của Nguyễn Du”, muốn chứng minh rằng Kim Trọng (đại diện cho chữ Tâm, trong khi Kiều đại diện cho chữ Trinh) mới là hóa thân của Nguyễn Du (chứ không phải người khác, ví dụ như Từ Hải, và bản thân Thúy Kiều), và nhân vật ấy phải được hiểu là một nhân vật văn chương vĩ đại. Với tôi, bài viết này, mặc dù có những điểm hay, thể hiện một cách đọc Kiều còn tệ hại hơn là khiên cưỡng. Sự tệ hại này một phần lớn bắt nguồn từ một số lỗ thủng về hiểu biết mà tôi chỉ có thể gọi là trầm trọng, vì có những điều sai ở mức độ hết sức căn bản.

Aug 22, 2015

Không chỉ Kiều

Lịch sử Việt Nam từng có một nhân vật không khác gì Jesus đấy chứ, đó chính là Nguyễn Du.

Aug 19, 2015

Đôi mắt Elsa

Tàng thư cũ kỹ chứa đựng thật nhiều thứ bất ngờ. Hôm trước đã rơi ra mấy cái vé xem phim, dẫn đến một cú thả con đề nhưng không trúng (các bác có nhiều kinh nghiệm bài bạc lô đề không nhỉ: ở đó chỉ có trúng và gần trúng, thắng và suýt thắng, không có chuyện trượt hoặc thua :p)

Nhưng còn có những thứ còn mang niên đại sâu hơn. Mấy cái vé là cách đây mười lăm năm, giờ đến những thứ cách đây hai mươi năm.

Aug 18, 2015

Hà Nội cách đây mười lăm năm

Bỗng thấy rơi ra từ tàng thư cũ rích mấy thứ:


Vé xem phim rạp tháng Tám trên phố Hàng Bài, và vé xem phim ở Fansland phố Lý Thường Kiệt.

Thời thiên đường, chỉ 10.000 đ với cả 12.000 đ đã mua được một cái vé xem phim.

Nhưng mà hồi đó như vậy đã là hai bát phở rồi.

Nhân nói đến phở lại nhớ:

Aug 15, 2015

Tô Hoài kể chuyện (3)

Giờ, giỗ lễ xong rồi, ta đã có thể nói sâu vào văn chương Tô Hoài.

Đọc đi đọc lại Cát bụi chân ai, chẳng biết đến lần thứ mấy, tôi bỗng nhận ra, mình đúng là có mắt như mù, Cát bụi chân ai hấp dẫn một cách lạ thường như vậy chính là vì ở nó, lần duy nhất, Tô Hoài để lộ một số chìa khóa ngõ hầu giúp người ta bước vào một thế giới kín bưng. Một lần, chắc là vì hoảng hốt thế nào đó, hoặc có một tâm trạng hơi đặc biệt, Tô Hoài đã đi chệch một chút khỏi con đường quen, thành ra đã xuất hiện những thứ bình thường không bao giờ người ngoài mong thấy được. Về cơ bản, chẳng ai hiểu Tô Hoài hết, kể cả những người từng ở rất sát Tô Hoài, rất quan tâm đến Tô Hoài, nói chuyện rất nhiều với Tô Hoài. Một khi Tô Hoài đã không muốn, thì chẳng ai có thể nhìn thấy gì, mọi thứ cứ lờ mờ. Ấy là vì chủ đích của Tô Hoài chính là tạo ra một sự lờ mờ gầy gùa bao lấy xung quanh. Với văn chương tỉ mỉ ấy, chỉ có thể dùng một sự tỉ mỉ còn lớn hơn, đừng để xao động bởi bất kỳ cảm xúc gì, thì mới may ra nhìn nhận được.

Giờ đây, với Tô Hoài, tầm vóc ấy, danh tiếng ấy, sự lịch duyệt ấy, chỉ còn duy nhất một câu hỏi có nghĩa: văn chương Tô Hoài có lớn không?

Aug 13, 2015

Văn học miền Nam: Thơ

Nguyễn Bắc Sơn mới qua đời, không biết có bao nhiêu người thực sự hiểu được rằng nhà thơ Việt Nam lớn nhất vừa qua đời.

Một thời, đã có những nhà thơ rất lớn, sống cùng không gian và một khoảng thời gian: Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng và Nguyễn Bắc Sơn. Điều đặc biệt của Nguyễn Bắc Sơn nằm ở ngay cái tên bài thơ và tập thơ ấy: "Chiến tranh Việt Nam và tôi". "Chiến tranh Việt Nam và..." sau dấu ba chấm người ta chờ đợi một cái gì đối trọng được với cuộc chiến tranh, nhưng với Nguyễn Bắc Sơn, ở sau dấu (...) là "tôi". Một vị thế như thế lớn vô cùng, đó là một thơ ca rất lớn ngay từ đầu, từ chỗ đặt một cá nhân thản nhiên đối diện, một cách lẻ loi, với chết chóc và chém giết tập thể. Ai đủ sức như thế? Và thơ Nguyễn Bắc Sơn càng lớn vì cái phần không phải chiến tranh ấy, cái phần "tôi", hay cũng có thể gọi là đời thường. Xuất chúng nhất ở Nguyễn Bắc Sơn chính là phần ngược lại của chiến tranh kia.

Thơ ca của một thời, tôi từng có lần đem ra trưng bày một phần (xem ở đây). Nhưng lần này tôi làm lại, theo cách thức giản dị nhất, là xếp theo trình tự thời gian.

Aug 9, 2015

Cao trào phong tục, Lương Thúc Kỳ và Quốc ngạn

Mãi rồi cũng đã viết xong một số dật sự liên quan đến cuộc đời hoạt động và bất hoạt động của tôi (xem ở đây). Đùa chứ mệt quá :p

Aug 6, 2015

Vài nhát

Khi chấp nhận làm editor, tôi tự có một số "mạnh lệnh" (học theo cách nói của Nhượng Tống), tôi tự thấy là một số tác giả nhờ có tôi, ở tư cách editor, phải xuất hiện ở đây, trong phong cảnh này. Rốt cuộc thì mãi rồi tôi cũng sắp đưa được một trong các tác giả ấy tới (thật ra là trở lại) sau những gian truân không tính xuể: Malaparte.

Đây là cách để thông báo rằng cuốn tiểu thuyết Mặt trời mù (Il sole è cieco) đã sắp xuất hiện tại các hiệu sách ở Việt Nam :p

Aug 5, 2015

Một chương Lan Hữu

Lại nhắc lại này :p thời tiền chiến văn chương Việt Nam, chỉ có ba cuốn tiểu thuyết lớn, là Tố Tâm, Lan Hữu Băn khoăn.

Dưới đây là chương thứ hai Lan Hữu của Nhượng Tống (cả cuốn tiểu thuyết gồm 19 chương).

Trong một diễn biến khác, tiểu thuyết về thời niên thiếu của Lệnh Hồ Nhị Linh vẫn tiếp tục đăng, trong ngày hôm nay sẽ có thêm một chương đậm màu võ hiệp kỳ tình nhất từ trước tới nay :p

Aug 1, 2015

[tiện bút] Một mùa hè

Đã đến post thứ 1000 thật, hic. Tranh thủ thông báo là tôi chẳng bao giờ xóa cái gì, chỉ duy nhất xóa một lần vì những gì tôi viết trong post ấy có thể gây nguy hiểm cho một người. Cái blog cũ giờ tôi đã khóa lại cũng có gần nửa nghìn post nữa. Lắm thật.

Và giữ đúng lời hứa: post này dùng để kể chuyện đời tôi :p