Ấy đấy, cái ông Balzac có thể gây ra bao nhiêu điều và đồng thời có thể làm tắc nghẽn khối chuyện khác. Kể từ khi bắt đầu "tổng phổ" Balzac, vụ "Hà Nội từ 1947 đến 1954" ắc tắch quá :p
Giờ lại tiếp tục. Vả lại, nó sẽ là một "vệt" rất dài, rất rất dài. Thậm chí, nó sẽ không là "vệt" đâu. Và nó sẽ thực sự là "Hà Nội từ 1947 đến 1954".
Mar 30, 2017
Mar 28, 2017
Đọc được một câu thơ
Tôi chấp nhận, trong một buổi chiều vô nghĩa, đọc một tập thơ, công việc tôi rất không thường làm. Nhưng đôi khi, ta phải chấp nhận.
Vả lại, buổi chiều nào mà chẳng vô nghĩa, buổi chiều nào chẳng có những giờ hoang vu cần phải đi qua (cũng có thể là bơi qua).
Vả lại, buổi chiều nào mà chẳng vô nghĩa, buổi chiều nào chẳng có những giờ hoang vu cần phải đi qua (cũng có thể là bơi qua).
Mar 27, 2017
Mar 24, 2017
IX. Louis Lambert
Nhân tiện, mới viết tiếp "Đọc Balzac ở Hà Nội", nhưng cũng viết tiếp luôn "Hiện tượng luận về mối quan hệ thầy trò", còn "Hai khía cạnh nữa của văn chương Nguyễn Tuân" thì sắp viết tiếp: mãi rồi cũng đã bắt đầu thấy có thể gượng dậy từ cú tai nạn kinh hoàng nơi quán cà phê Hà Nội.
Louis Lambert là một tác phẩm triết học của Balzac.
Louis Lambert là một tác phẩm triết học của Balzac.
Mar 22, 2017
Hai khía cạnh nữa của văn chương Nguyễn Tuân
Lần trước, khi tôi viết về hai khía cạnh của văn chương Nguyễn Tuân, ngay lập tức có một chuyên gia Nguyễn Tuân phi vào; trời ơi, nói thật nhé, trong lĩnh vực nào, bất kỳ, các bạn thích mình đều nhường hết còn gì, nhường cho đến lúc nào nhận ra các bạn hóa ra đâu có làm được, chứ nếu các bạn làm được thật, mình chẳng sờ vào nữa đâu: mình đâu phải là con người làm một cái gì thừa (cũng như cái gì thiếu); và trời ơi, cái chết của những người nghiên cứu Nguyễn Tuân hoặc nghĩ là mình nghiên cứu Nguyễn Tuân - điều này thì các bạn không hề nhận ra, có đúng không? - nằm ở chỗ chỉ chăm chăm vào mấy thứ lợi ích cỏn con; và trời ơi (nốt lần cuối) sao không dám ghi tên thật mà nói? Không dám thì thôi, mình cũng giữ kín hộ cho, như thế thì cũng có khả năng đi lừa bịp tiếp tầm khoảng chục năm nữa đấy.
Mar 19, 2017
Nàng tình nhân hờ
Nhân tiện, mới thêm những đoạn dài, rất dài ở Viên bác sĩ nông thôn và Người phụ nữ tuổi ba mươi, cũng như viết tiếp "Đọc Balzac ở Hà Nội".
Bảy cuốn tiểu thuyết kia, tất cả đều có nguy cơ còn lâu mới xong :p vì Balzac quả thật rất dài, rất rất dài (như người ta hay nói, cela risque d'être long). Cho nên đây sẽ là một quãng nghỉ ngắn: trọn vẹn một câu chuyện thuộc Vở kịch con người thì có thể như thế nào?
Bảy cuốn tiểu thuyết kia, tất cả đều có nguy cơ còn lâu mới xong :p vì Balzac quả thật rất dài, rất rất dài (như người ta hay nói, cela risque d'être long). Cho nên đây sẽ là một quãng nghỉ ngắn: trọn vẹn một câu chuyện thuộc Vở kịch con người thì có thể như thế nào?
Mar 18, 2017
[tiện bút] Đọc Balzac ở Hà Nội
Tôi ngồi đó, đọc Balzac cho đến hết buổi chiều; tôi lại ngồi đó, đọc Balzac cho đến hết buổi chiều, và tôi vẫn tiếp tục ngồi đó, đọc Balzac cho đến hết buổi chiều, rồi lại một buổi chiều, rồi lại một buổi chiều. Điều này rất dễ hiểu: Balzac thì dài; so với Balzac, buổi chiều thì ngắn, cho nên cần đến rất nhiều buổi chiều; người ta hay nhắc đi nhắc lại giống như là thông thái lắm, cái câu bảo đời người thì ngắn, Proust thì dài, nhưng Proust chỉ là một mảnh từ Balzac bắn ra (Balzac thì dài, xem ở kia).
Những buổi chiều với Balzac, ngoài một số thứ mà tôi nghĩ là an ủi được cho tôi, có một điều này: Balzac đã viết trước một nhà văn nữ Việt Nam lẫy lừng về "người phụ nữ tuổi ba mươi", trước hẳn tầm hai trăm năm, mà hai trăm năm theo Balzac có thể châm chước một cách tù mù để hình thành lịch sử một gia đình quý tộc, khiến hậu duệ có đủ tư cách để vênh ngực lên với cuộc đời, xem ở kia.
Những buổi chiều với Balzac, ngoài một số thứ mà tôi nghĩ là an ủi được cho tôi, có một điều này: Balzac đã viết trước một nhà văn nữ Việt Nam lẫy lừng về "người phụ nữ tuổi ba mươi", trước hẳn tầm hai trăm năm, mà hai trăm năm theo Balzac có thể châm chước một cách tù mù để hình thành lịch sử một gia đình quý tộc, khiến hậu duệ có đủ tư cách để vênh ngực lên với cuộc đời, xem ở kia.
Mar 15, 2017
Albert Savarus (tiếp)
Nhân tiện: mới thêm một đoạn vô cùng dài ở Người phụ nữ tuổi ba mươi.
Balzac đợi đến đoạn cuối miêu tả chàng thanh niên Amédée de Soulas (xem phần trước ở kia) mới tung hết những pháo hoa tàn độc nhất của châm biếm. Và, cũng phải đến lúc đó rồi, nhân vật chính đích thực, "Albert Savarus", mới thực sự chịu xuất hiện. Tiểu thuyết của Balzac, những khi nào ở đỉnh cao, có thể dành một trăm trang đầu cho sự chưa xuất hiện của nhân vật chính. Người ta nói Marcel Proust dài, nhưng thế là đã quên mất Balzac.
Albert Savarus sẽ còn xuất hiện thêm một lần nữa, thoáng qua, trong La Recherche de l'Absolu (Đi tìm Tuyệt đối). Các nhân vật của Vở kịch con người không bao giờ biến mất hoàn toàn; hẳn không phải vì Balzac cố tình lặp lại các nhân vật, mà bởi các nhân vật ấy quả thật rất sống động.
Balzac đợi đến đoạn cuối miêu tả chàng thanh niên Amédée de Soulas (xem phần trước ở kia) mới tung hết những pháo hoa tàn độc nhất của châm biếm. Và, cũng phải đến lúc đó rồi, nhân vật chính đích thực, "Albert Savarus", mới thực sự chịu xuất hiện. Tiểu thuyết của Balzac, những khi nào ở đỉnh cao, có thể dành một trăm trang đầu cho sự chưa xuất hiện của nhân vật chính. Người ta nói Marcel Proust dài, nhưng thế là đã quên mất Balzac.
Albert Savarus sẽ còn xuất hiện thêm một lần nữa, thoáng qua, trong La Recherche de l'Absolu (Đi tìm Tuyệt đối). Các nhân vật của Vở kịch con người không bao giờ biến mất hoàn toàn; hẳn không phải vì Balzac cố tình lặp lại các nhân vật, mà bởi các nhân vật ấy quả thật rất sống động.
Mar 14, 2017
Biến tấu trên các chủ đề của René Char
René Char nhìn giọt mưa và hiểu vĩnh cửu, sống qua bão tố nhưng đặt niềm tin vào những ngày đẹp trời - đó là lòng tin khó nhất, mà chỉ nhà thơ mới thấy được toàn bộ ý nghĩa, tầm mức và độ rộng. René Char là sự rộng lớn, nơi chiều sâu, độ cao đều có thêm một kích cỡ khác, thêm vào đó.
Mar 11, 2017
Người phụ nữ tuổi ba mươi
Tôi dành con số bảy huyền thoại của cuộc "trở về với Balzac" này cho tình yêu dài lâu, tình yêu đích thực của tôi trong Vở kịch con người (trông tôi thế này thôi, nhưng tôi... à mà thôi). Xem thêm ở kia và ở kia.
Ở Người phụ nữ tuổi ba mươi (La Femme de trente ans), Balzac đi thẳng vào trung tâm của "chủ đề hôn nhân", nhưng Balzac cũng đi thẳng vào trung tâm người phụ nữ. Ở phần mới đây của Ferragus, xem ở kia, Balzac đã nói đến "người phụ nữ nói dối"; Người phụ nữ tuổi ba mươi là một trong những tác phẩm của Balzac cho thấy rõ nhất sự tinh tế trong "vấn đề phụ nữ" thể hiện trong Vở kịch con người.
Nhân tiện: đã bắt đầu tiếp tục Viên bác sĩ nông thôn.
Ở Người phụ nữ tuổi ba mươi (La Femme de trente ans), Balzac đi thẳng vào trung tâm của "chủ đề hôn nhân", nhưng Balzac cũng đi thẳng vào trung tâm người phụ nữ. Ở phần mới đây của Ferragus, xem ở kia, Balzac đã nói đến "người phụ nữ nói dối"; Người phụ nữ tuổi ba mươi là một trong những tác phẩm của Balzac cho thấy rõ nhất sự tinh tế trong "vấn đề phụ nữ" thể hiện trong Vở kịch con người.
Nhân tiện: đã bắt đầu tiếp tục Viên bác sĩ nông thôn.
Mar 10, 2017
Văn chương miền Nam: Phê bình Ngô Thế Vinh
Tờ Nghệ thuật số 3, từ 16/10 đến 23/10 năm 1965, mục phê bình sách.
Hai cuốn được bình luận là Đêm dài muôn thuở của Hoàng Trúc Ly và Gió mùa của Ngô Thế Vinh:
Hai cuốn được bình luận là Đêm dài muôn thuở của Hoàng Trúc Ly và Gió mùa của Ngô Thế Vinh:
Mar 8, 2017
[tiện bút] Người chỉ huy thành phố
Cũng giống ở kia, dưới đây là một nhát khai quật khác. Niên đại: cũng tháng Ba 2007.
Nhân tiện: đã viết tiếp về "hiện tượng luận quan hệ thầy trò".
Nhân tiện: đã viết tiếp về "hiện tượng luận quan hệ thầy trò".
Mar 5, 2017
Khai quật: Người Pháp không xanh-trắng-đỏ
Tôi bỗng nhớ ra, cách đây đúng mười năm, đúng từng ngày (cũng có thể có xê xích, nhưng không hề đáng kể), tôi post bài đầu tiên trên cái blog cũ. Mở lại nó (nó tồn tại trong vòng hai năm, gồm 400 bài, hehe) bỗng tôi thấy hóa ra tôi không nhớ rất nhiều điều đã xảy ra. Những điều đã xảy ra thật ra cũng không mấy quan trọng, nhưng tôi thấy đôi lúc bối rối vì cách đây mười năm tôi từng viết một số điều mà tôi không rõ nếu là bây giờ thì tôi có viết hay không, cũng như một số điều khác thực sự gây bất ngờ cho bản thân tôi. Dưới đây là cái bài đầu tiên tháng Ba năm 2007 ấy.
Mar 2, 2017
Viên bác sĩ nông thôn
Các nhà văn nào tạo ra những cảnh nhân vật đi, qua đồng, qua rừng, qua núi, qua sông hay nhất, đáng nhớ nhất? Tôi thử kiểm kê, và nhớ đến Julien Gracq cùng Claude Simon (tuy rằng tôi không còn thấy hai nhân vật này thực sự có quá nhiều giá trị nữa nhưng vẫn rất nhớ các nhân vật di chuyển của họ), rồi Jean Giono và Romain Gary. Dường như đó chính là "voyage romantique", kiểu di chuyển của chủ nghĩa lãng mạn, mà Roland Barthes từng phân tích (xem ở kia): sự đi nơi ngũ quan con người tham gia đồng loạt. Nó vừa khác vừa giống "sentimental journey" theo kiểu Laurence Sterne.
Subscribe to:
Posts (Atom)