Sách ấy mà, đọc đâu có hay bằng không đọc, đó là ý kiến của Paul Valéry.
Jun 30, 2015
Nghiêm Xuân Hồng
Nghiêm Xuân Hồng cùng thuộc nhóm Quan Điểm với Vũ Khắc Khoan và Mặc Đỗ (xem thêm ở đây).
Danh mục tác phẩm của Nghiêm Xuân Hồng đã xuất bản ở Sài Gòn trước 1975 (danh mục này do một người bạn của tôi, rành Nghiêm Xuân Hồng hơn tôi, cung cấp):
1) Đi tìm một căn bản tư tưởng, 1957
2) Lịch trình diễn tiến của phong trào quốc gia Việt Nam, 1959
3) Xây dựng nhân sinh quan, 1960
4) Luyến ái quan, 1961
5) Cách mạng và hành động, 1962
6) Người viễn khách thứ mười, kịch, 1963
7) Từ binh pháp Tôn Ngô đến chiến lược nguyên tử, 1965
8) Việt Nam, nơi chiến trường trắc nghiệm, 1966
9) Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ, 1966
10) Biện chứng giải thoát trong giáo lý Trung Hoa, 1967
11) Nguyên tử hiện sinh và hư vô, 1969
Danh mục tác phẩm của Nghiêm Xuân Hồng đã xuất bản ở Sài Gòn trước 1975 (danh mục này do một người bạn của tôi, rành Nghiêm Xuân Hồng hơn tôi, cung cấp):
1) Đi tìm một căn bản tư tưởng, 1957
2) Lịch trình diễn tiến của phong trào quốc gia Việt Nam, 1959
3) Xây dựng nhân sinh quan, 1960
4) Luyến ái quan, 1961
5) Cách mạng và hành động, 1962
6) Người viễn khách thứ mười, kịch, 1963
7) Từ binh pháp Tôn Ngô đến chiến lược nguyên tử, 1965
8) Việt Nam, nơi chiến trường trắc nghiệm, 1966
9) Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ, 1966
10) Biện chứng giải thoát trong giáo lý Trung Hoa, 1967
11) Nguyên tử hiện sinh và hư vô, 1969
Jun 29, 2015
Thạch Lam và Nam Cao
Để có thể nhìn vào quá khứ, bắt "lịch sử" nói ra vài câu chuyện, buộc lòng ta phải có một số tưởng tượng, tưởng tượng ra những thứ không thể tưởng tượng. Nhìn qua, trông rất hao hao phương pháp mà trong kinh tế học người ta gọi là "lập mô hình". Càng ngày, tôi càng thấy các "mô hình" nhảm nhí, nhưng tạm thời cứ coi là thế đã, để tiện hình dung.
Jun 27, 2015
Nabokov Ông hoàng đen tối
Còn bây giờ, đã đến lúc nói chuyện về Vladimir Nabokov. Không phải Lolita, mà là Nabokov.
Câu chuyện Lolita đã xong xuôi lâu rồi.
Câu chuyện Lolita đã xong xuôi lâu rồi.
Jun 26, 2015
Đọc và đọc lại: Kafka
Không phải cái gì cũng thấy ngay được ở lần đọc đầu tiên, trong cơn hứng khởi của tuổi trẻ tưởng chừng như cái gì cũng dễ dàng. Đọc, tức là đọc lại.
Lên, lên nữa, lên mãi
Trong Tự Lực văn đoàn, ngoài địa hạt viết văn thuần túy, nhân vật nào cũng có thể mỉa mai, châm biếm rất ý vị (nhờ thế mà mới có Phong hóa và cái giọng rất riêng của nó, được Ngày nay nối tiếp, trong một khổ báo nhỏ hơn, hợp lý hơn và dễ lưu giữ hơn). Nhưng Thạch Lam và Thế Lữ thường xuyên đẩy sự mỉa mai đi quá ranh giới, con người ngày nay đọc còn thấy bực hộ các đối tượng công kích của họ. Khái Hưng thì không, giọng mỉa mai của Khái Hưng vô cùng đứng đắn. Đây là đặc điểm đầu tiên của Khái Hưng bên ngoài tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch.
Đặc điểm thứ hai của Khái Hưng nhà chính luận là sự nhất quán trong cách nhìn.
Đặc điểm thứ hai của Khái Hưng nhà chính luận là sự nhất quán trong cách nhìn.
Jun 24, 2015
Tự Lực: Một sự nghiệp tuyệt đẹp
Trời mưa buồn nhỉ.
Không phải chỉ có mỗi Phan Cự Đệ mới sai lầm về niên đại (xem thêm ở đây), mà ngay nhiều nhà nghiên cứu khác, xuất phát từ những lập trường khác, kể cả những người đầy hảo ý với Tự Lực văn đoàn, cũng rất hay sai về niên đại. Dường như tới giờ rất ít người thực sự biết Tự Lực văn đoàn không chỉ có nhà xuất bản Đời nay. Ta cần phải tính tiền thân của Đời nay là An Nam xuất bản cục, hoạt động chủ yếu vào năm 1933 và năm 1934. Trong bài dưới đây tôi cũng nói rõ điều đó: niên đại tập truyện ngắn Anh phải sống thường xuyên bị ghi sai, và không chỉ tập Anh phải sống, những sai lầm ấy chủ yếu xuất phát từ việc không biết đến sự tồn tại của An Nam xuất bản cục.
Tài liệu về Tự Lực văn đoàn không thiếu, nhưng trong lịch sử nghiên cứu Tự Lực văn đoàn khoảng 60 năm vừa rồi có rất nhiều điều sai. Đã nói đến cái sai của Phan Cự Đệ liên quan đến Tiêu sơn tráng sĩ, sắp tới tôi sẽ nói đến cái sai của Thư Trung Trần Phong Giao.
Như vậy là mấy năm vừa qua, lặn sâu vào thế giới của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, cuối cùng tôi nghĩ mình đã đi được đến một phần ba chặng đường. Còn nhiều việc phải làm, nhưng về cơ bản cũng đã nói ra được một số thứ. Bài dưới đây là lời giới thiệu cho lần tái bản Anh phải sống tới đây.
Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghĩ ra được một cái nhan đề có tận bảy dấu nặng :p trước đây tôi đã suýt làm được, nhưng vẫn bị lẫn một dấu hỏi hehe (xem thêm ở đây).
Không phải chỉ có mỗi Phan Cự Đệ mới sai lầm về niên đại (xem thêm ở đây), mà ngay nhiều nhà nghiên cứu khác, xuất phát từ những lập trường khác, kể cả những người đầy hảo ý với Tự Lực văn đoàn, cũng rất hay sai về niên đại. Dường như tới giờ rất ít người thực sự biết Tự Lực văn đoàn không chỉ có nhà xuất bản Đời nay. Ta cần phải tính tiền thân của Đời nay là An Nam xuất bản cục, hoạt động chủ yếu vào năm 1933 và năm 1934. Trong bài dưới đây tôi cũng nói rõ điều đó: niên đại tập truyện ngắn Anh phải sống thường xuyên bị ghi sai, và không chỉ tập Anh phải sống, những sai lầm ấy chủ yếu xuất phát từ việc không biết đến sự tồn tại của An Nam xuất bản cục.
Tài liệu về Tự Lực văn đoàn không thiếu, nhưng trong lịch sử nghiên cứu Tự Lực văn đoàn khoảng 60 năm vừa rồi có rất nhiều điều sai. Đã nói đến cái sai của Phan Cự Đệ liên quan đến Tiêu sơn tráng sĩ, sắp tới tôi sẽ nói đến cái sai của Thư Trung Trần Phong Giao.
Như vậy là mấy năm vừa qua, lặn sâu vào thế giới của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, cuối cùng tôi nghĩ mình đã đi được đến một phần ba chặng đường. Còn nhiều việc phải làm, nhưng về cơ bản cũng đã nói ra được một số thứ. Bài dưới đây là lời giới thiệu cho lần tái bản Anh phải sống tới đây.
Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghĩ ra được một cái nhan đề có tận bảy dấu nặng :p trước đây tôi đã suýt làm được, nhưng vẫn bị lẫn một dấu hỏi hehe (xem thêm ở đây).
Jun 23, 2015
Camilla Läckberg
Chúng ta vừa mới có một Alex, và thế là chúng ta lại sắp có thêm một Alex trinh thám nữa :p
Số mới nhất tờ Magazine Littéraire:
Bây giờ ta sẽ nhìn vào một điều này: tại sao ở phương Tây, mấy chục năm trở lại đây lại có nhiều tác phẩm văn chương thuộc dòng trinh thám đến thế; truyện trinh thám giờ đã có vị trí rất vững chắc, có những kiệt tác, huyền thoại, tác giả lớn của nó. Nhưng vấn đề là tại sao. Tại sao?
Số mới nhất tờ Magazine Littéraire:
Bây giờ ta sẽ nhìn vào một điều này: tại sao ở phương Tây, mấy chục năm trở lại đây lại có nhiều tác phẩm văn chương thuộc dòng trinh thám đến thế; truyện trinh thám giờ đã có vị trí rất vững chắc, có những kiệt tác, huyền thoại, tác giả lớn của nó. Nhưng vấn đề là tại sao. Tại sao?
Jun 22, 2015
Phan Cự Đệ vs Khái Hưng
Tiếp tục câu chuyện Khái Hưng: mười năm sau khi Khái Hưng qua đời (1947) là mười năm loạn lạc. Hết quãng thời gian đó rồi, Khái Hưng bắt đầu quay trở lại với tư cách đối tượng của nghiên cứu văn học.
Dưới đây là thời điểm 1957, ở Hà Nội.
Dưới đây là thời điểm 1957, ở Hà Nội.
Jun 21, 2015
Amerika. Chương năm: Khách sạn Phương Tây (1)
Đã đến chương năm. Từ đây cho tới cuối, Amerika sẽ thể hiện toàn bộ những gì trọng yếu nhất trong cái mà người ta gọi là "kafkaesque". Hành trình của Karl Roßmann đã đến chỗ không thể đảo ngược được nữa ("bước qua cánh cửa này...") Cũng từ đây, câu chuyện mang những sắc thái rất khác so với bốn chương trước.
Một lưu ý nhỏ: Kafka rất chú ý đến cầu thang máy, và những người trông coi thang máy. Đây là điểm tương đồng của Kafka với một nhà văn khác: Marcel Proust. Trong kỳ lưu trú thứ hai (và cũng là cuối cùng) của Marcel tại khách sạn Grand-Hôtel ở Balbec, những cái thang máy và những người coi thang máy có vị trí rất trọng tâm. Tôi luôn luôn cảm giác cần phải bắc được cây cầu giữa Kafka và Proust, hai con người hiểu rõ nhất thời đại của mình, tuy là theo hai hướng ngược nhau. Mặc cho mọi khác biệt bề ngoài, Kafka và Proust rất gần nhau, bắt đầu từ những chi tiết nho nhỏ như cái thang máy.
Ở đoạn dưới đây, ta thấy đặc biệt xuất hiện Therese Berchtold, một tạo tác nữa trong tập hợp những nhân vật nữ cực weird mà Kafka rất biết cách tạo ra trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Một lưu ý nhỏ: Kafka rất chú ý đến cầu thang máy, và những người trông coi thang máy. Đây là điểm tương đồng của Kafka với một nhà văn khác: Marcel Proust. Trong kỳ lưu trú thứ hai (và cũng là cuối cùng) của Marcel tại khách sạn Grand-Hôtel ở Balbec, những cái thang máy và những người coi thang máy có vị trí rất trọng tâm. Tôi luôn luôn cảm giác cần phải bắc được cây cầu giữa Kafka và Proust, hai con người hiểu rõ nhất thời đại của mình, tuy là theo hai hướng ngược nhau. Mặc cho mọi khác biệt bề ngoài, Kafka và Proust rất gần nhau, bắt đầu từ những chi tiết nho nhỏ như cái thang máy.
Ở đoạn dưới đây, ta thấy đặc biệt xuất hiện Therese Berchtold, một tạo tác nữa trong tập hợp những nhân vật nữ cực weird mà Kafka rất biết cách tạo ra trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Văn học miền Nam: Mặc Đỗ
Càng ngày, văn chương miền Nam với tôi càng là văn chương của những nhà văn sau này ít được nhắc tới. Phần lớn chọn thái độ im lặng, một sự im lặng rất dễ làm người ta tưởng rằng sự nghiệp trước đây của họ không đồ sộ.
Mặc Đỗ là một trong số những nhà văn ấy. Có lẽ lần đầu tiên tôi nhìn thấy tên Mặc Đỗ là ở một bài điểm sách đăng trên tờ Sáng tạo, Mặc Đỗ đã chê cuốn Nam et Sylvie của Phạm Duy Khiêm một cách rất kỹ càng.
Mặc Đỗ cuối thập niên 50 là như thế này:
Mặc Đỗ là một trong số những nhà văn ấy. Có lẽ lần đầu tiên tôi nhìn thấy tên Mặc Đỗ là ở một bài điểm sách đăng trên tờ Sáng tạo, Mặc Đỗ đã chê cuốn Nam et Sylvie của Phạm Duy Khiêm một cách rất kỹ càng.
Mặc Đỗ cuối thập niên 50 là như thế này:
Jun 20, 2015
ngừng
nào, đã đến lúc ta nói thêm một số chuyện
và nói nốt một số chuyện
và nói nốt một số chuyện
Jun 19, 2015
Jun 17, 2015
Yên Bái. 17/6/1930. Phó Đức Chính
Cách đây đúng 85 năm, diễn ra vụ hành quyết "các nhân vật Yên Bái" thuộc Việt Nam Quốc Dân đảng.
Phó Đức Chính là nhân vật số hai của Việt Nam Quốc Dân đảng, là người bị chém thứ mười hai, ngay trước Nguyễn Thái Học. Người duy nhất không chống án và/hoặc xin ân xá trong phiên tòa trước đó (thực chất là "hội đồng đề hình", một "thủ thuật tư pháp" của người Pháp), cũng là người đòi nằm ngửa xem lưỡi dao guillotine sập xuống.
Phó Đức Chính là nhân vật số hai của Việt Nam Quốc Dân đảng, là người bị chém thứ mười hai, ngay trước Nguyễn Thái Học. Người duy nhất không chống án và/hoặc xin ân xá trong phiên tòa trước đó (thực chất là "hội đồng đề hình", một "thủ thuật tư pháp" của người Pháp), cũng là người đòi nằm ngửa xem lưỡi dao guillotine sập xuống.
Jun 16, 2015
Trở về cổ điển: Một cô gái
Thật không ngờ, đến một ngày, đọc (lại) những câu chuyện tình, tôi lại thấy hay. Kiểu này khéo mà đến lúc còn thích được cả thơ thì chết :p
Jun 15, 2015
Thạch Lam
Đây này, người ta chê văn nhau như thế này này haha.
Bài dưới đây là của Trương Chính viết về Thạch Lam, rút từ tập Dưới mắt tôi, 1939 (từ tr.145 đến tr.151). Thạch Lam là chương thứ 8 của cuốn sách, sau Trương Tửu (chương 7) và trước Lan Khai (chương 9). Lúc này, Trương Chính mới ngoài hai mươi tuổi.
Quyển phê bình văn học nào là xuất sắc nhất của thời "tiền chiến"? Chắc chắn trước câu hỏi này, gần như bất kỳ ai cũng sẽ trả lời Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và/hoặc bộ Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. Nhưng không hẳn vậy: Dưới mắt tôi của Trương Chính có một điều mà hai tác phẩm kia không có. Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan đều thiên về công việc kiểm kê, trong khi Trương Chính thì thiên về giá trị. Giá trị là thứ khó xác định nhất, chứ không phải các sự kiện; không những thế, phê bình của Trương Chính còn có tính dự phóng rất cao, điều mà hai nhà phê bình kia thực sự thiếu. Tất nhiên, Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan thì đều phải quan tâm đến "giá trị", nhưng lúc này câu chuyện lại quay trở về với khái niệm mức độ (xem thêm ở đây).
Trương Chính viết về Thạch Lam (ở thời điểm Gió đầu mùa) chính xác đến đáng kinh ngạc. Tôi sẽ quay trở lại với trường hợp Thạch Lam một cách kỹ càng, vì Thạch Lam cần được đặt bên cạnh một nhân vật nữa: Nam Cao.
Bài dưới đây là của Trương Chính viết về Thạch Lam, rút từ tập Dưới mắt tôi, 1939 (từ tr.145 đến tr.151). Thạch Lam là chương thứ 8 của cuốn sách, sau Trương Tửu (chương 7) và trước Lan Khai (chương 9). Lúc này, Trương Chính mới ngoài hai mươi tuổi.
Quyển phê bình văn học nào là xuất sắc nhất của thời "tiền chiến"? Chắc chắn trước câu hỏi này, gần như bất kỳ ai cũng sẽ trả lời Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và/hoặc bộ Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. Nhưng không hẳn vậy: Dưới mắt tôi của Trương Chính có một điều mà hai tác phẩm kia không có. Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan đều thiên về công việc kiểm kê, trong khi Trương Chính thì thiên về giá trị. Giá trị là thứ khó xác định nhất, chứ không phải các sự kiện; không những thế, phê bình của Trương Chính còn có tính dự phóng rất cao, điều mà hai nhà phê bình kia thực sự thiếu. Tất nhiên, Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan thì đều phải quan tâm đến "giá trị", nhưng lúc này câu chuyện lại quay trở về với khái niệm mức độ (xem thêm ở đây).
Trương Chính viết về Thạch Lam (ở thời điểm Gió đầu mùa) chính xác đến đáng kinh ngạc. Tôi sẽ quay trở lại với trường hợp Thạch Lam một cách kỹ càng, vì Thạch Lam cần được đặt bên cạnh một nhân vật nữa: Nam Cao.
Nhượng Tống về Phạm Hồng Thái và Tâm Tâm xã
Giai đoạn 1945-1946 tao loạn, làm nảy sinh những mối cộng tác rất kỳ lạ. Vũ Bằng từng kể mình bắt tay với Khái Hưng làm cùng một tờ báo, coi như đó là một điều rất bất thường. Nhưng Vũ Bằng thì ai mà chẳng cộng tác được: cùng quãng thời gian ấy, sự cộng tác của Nhượng Tống và Khái Hưng mới là đáng kể và kỳ lạ. Bài báo dưới đây xuất hiện trên một tờ báo có sự cộng tác ấy.
Ta có thể để ý, ở đoạn đầu bài, khi Nhượng Tống kể lại về "tai nạn dịch thuật" phiên tên Phạm Hồng Thái thành "Phan Hồng Tài", xét về niên đại thì đó chỉ có thể là tờ Khai hóa hoặc tờ Thực nghiệp dân báo (Dân báo).
Thực chất, chính là quanh hai tờ báo này mà lứa trí thức Việt Nam sinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tìm được cách khởi đầu cho sự nghiệp trước tác của mình. Nhượng Tống, nhưng cả Khái Hưng nữa; cũng chính nhờ tòa soạn mấy tờ này mà Nhượng Tống sẽ quen biết với Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, để từ đó mà nảy sinh Nam Đồng thư xã vài năm sau.
Lịch sử Việt Nam, thật ra, có những câu chuyện rất là khác (xem thêm ở đây).
Ta có thể để ý, ở đoạn đầu bài, khi Nhượng Tống kể lại về "tai nạn dịch thuật" phiên tên Phạm Hồng Thái thành "Phan Hồng Tài", xét về niên đại thì đó chỉ có thể là tờ Khai hóa hoặc tờ Thực nghiệp dân báo (Dân báo).
Thực chất, chính là quanh hai tờ báo này mà lứa trí thức Việt Nam sinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tìm được cách khởi đầu cho sự nghiệp trước tác của mình. Nhượng Tống, nhưng cả Khái Hưng nữa; cũng chính nhờ tòa soạn mấy tờ này mà Nhượng Tống sẽ quen biết với Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, để từ đó mà nảy sinh Nam Đồng thư xã vài năm sau.
Lịch sử Việt Nam, thật ra, có những câu chuyện rất là khác (xem thêm ở đây).
Jun 14, 2015
Amerika: Chương bốn
Tiếp tục nhé, nghỉ giải lao đã hơi lâu rồi :p
Nhưng thật ra, chương thứ tư này có một cái gì đó rất lạ
trong Amerika, một biến chuyển trong
câu chuyện, một thay đổi nào đó rất khó cắt nghĩa; mà khi đi theo một cuốn tiểu
thuyết, tốt nhất là ta nên tuân theo đúng nhịp điệu của nó.
Từ chương thứ năm trở đi, Kafka sẽ bắt đầu để lộ rõ hơn mình
muốn đi đến đâu với Amerika, cùng
Karl Roßmann.
Jun 13, 2015
Phụ nữ Việt Nam viết hồi ký
Tất nhiên Khánh Ly chẳng có câu chuyện nào hết, thế nên cuốn sách Đằng sau những nụ cười là một mớ lổn nhổn thật là hết sức vô vị.
Jun 11, 2015
Kiều
Thật ra, biết nói gì về Kiều?
Thật ra, tôi từng viết về Kiều, khi so sánh với Mai Đình mộng ký hay khi so sánh với Cung oán. Nhưng tới khi thực sự phải suy nghĩ, thì tôi hiểu ra: đừng so sánh gì nữa, phải giũ bỏ cho hết tất cả những gì người ta từng nói về Kiều, suốt mấy thế kỷ lịch sử bàn luận Kiều không ngơi. Nếu tiếp cận một cách thật "hệ thống", tôi sẽ chẳng nói được gì khác bên ngoài pho khảo luận về Kiều của Phan Ngọc. Thật ra, hai người cùng quê, hàng xóm ấy, tôi rành Nguyễn Công Trứ hơn nhiều.
Thật ra, tôi từng viết về Kiều, khi so sánh với Mai Đình mộng ký hay khi so sánh với Cung oán. Nhưng tới khi thực sự phải suy nghĩ, thì tôi hiểu ra: đừng so sánh gì nữa, phải giũ bỏ cho hết tất cả những gì người ta từng nói về Kiều, suốt mấy thế kỷ lịch sử bàn luận Kiều không ngơi. Nếu tiếp cận một cách thật "hệ thống", tôi sẽ chẳng nói được gì khác bên ngoài pho khảo luận về Kiều của Phan Ngọc. Thật ra, hai người cùng quê, hàng xóm ấy, tôi rành Nguyễn Công Trứ hơn nhiều.
Jun 10, 2015
Vàng và máu: một vị trí
Định mệnh trớ trêu, tôi lại trở thành người chiêu tuyết cho văn xuôi Thế Lữ.
Trong thơ, Thế Lữ như thế nào? Ta hãy nhớ rằng bài "Nhớ rừng" mà ta biết ngày nay, một kiệt tác không thể chối cãi, đã được sửa hoàn toàn: "Nhớ rừng" trong Mấy vần thơ 1941 không phải "Nhớ rừng" của Mấy vần thơ 1935. Thế Lữ đã sửa nó, hay ai đó sửa hộ? Theo tôi đây mới là một nghi án lớn.
Trong thơ, ta còn nên nhìn vào "Cây đàn muôn điệu", bài thơ tuyên ngôn của thơ Thế Lữ. Cứ đọc nó thật kỹ, toàn hình ảnh sáo mòn, vớ vẩn vô cùng. Tất cả những điều đó, Xuân Diệu, ở đỉnh cao thiên tài của mình, chỉ cần đến bốn câu thơ, bốn câu thơ đích thực, đầy chất siêu vượt, nhất là vượt cực xa thơ của Thế Lữ:
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả
Trong thơ, Thế Lữ như thế nào? Ta hãy nhớ rằng bài "Nhớ rừng" mà ta biết ngày nay, một kiệt tác không thể chối cãi, đã được sửa hoàn toàn: "Nhớ rừng" trong Mấy vần thơ 1941 không phải "Nhớ rừng" của Mấy vần thơ 1935. Thế Lữ đã sửa nó, hay ai đó sửa hộ? Theo tôi đây mới là một nghi án lớn.
Trong thơ, ta còn nên nhìn vào "Cây đàn muôn điệu", bài thơ tuyên ngôn của thơ Thế Lữ. Cứ đọc nó thật kỹ, toàn hình ảnh sáo mòn, vớ vẩn vô cùng. Tất cả những điều đó, Xuân Diệu, ở đỉnh cao thiên tài của mình, chỉ cần đến bốn câu thơ, bốn câu thơ đích thực, đầy chất siêu vượt, nhất là vượt cực xa thơ của Thế Lữ:
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả
Jun 9, 2015
Sách tháng Năm 2015
Tháng này tôi chỉ có hứng nói đến sách cho trẻ con. Các bác người lớn (ý là lớn hẳn rồi) không cần quan tâm, các bác có thể đi uống bia hoặc tranh thủ phẫu thuật thẩm mỹ, bơm filler, cắt mí vân vân và vân vân :p
Trong đời tôi, lúc nào tôi cũng đi mua sách cho trẻ con, nên rất chi là thích thú khi được có dịp động đến sở trường vẫn được bẽn lẽn giấu kín đi này.
Chục năm viết review sách vừa rồi, tôi mới chỉ mấy lần viết được về sách trẻ con.
(xem thêm:
ở đây
ở đây
ở đây, và
ở đây)
Trong đời tôi, lúc nào tôi cũng đi mua sách cho trẻ con, nên rất chi là thích thú khi được có dịp động đến sở trường vẫn được bẽn lẽn giấu kín đi này.
Chục năm viết review sách vừa rồi, tôi mới chỉ mấy lần viết được về sách trẻ con.
(xem thêm:
ở đây
ở đây
ở đây, và
ở đây)
Jun 6, 2015
[tiện bút] hà nội: các khu tập thể, thẳng và nghiêng
ngày trước, ngày nay và ngày sau
Jun 4, 2015
Cioran về Borges
Người từng viết hay nhất về Borges, cuối cùng lại là Cioran.
Rất ngắn, dưới dạng một bức thư, dưới đây. Rút từ tập sách Exercices d’admiration. Essais et portraits, 1986.
Jun 3, 2015
Italo Calvino: Những thành phố vô hình
Trong số mới nhất của tờ Books (tuy bị mất một số nhân sự sang cho tờ tạp chí mới này, số vừa xong, tháng Năm 2015, của Magazine Littéraire tức ML vẫn đặc biệt hay, với chuyên đề về tụi pervers tức là perverse tức là "biến thái", tức là toàn bộ loài người, nhất là một bài trong chuyên đề ấy, về Georges Bataille và Jean Genet, cùng một bài ngoài chuyên đề, một bài báo hiếm hoi viết về Jean-Pierre Richard, một nhà phê bình văn học kiệt xuất), Kazuo Ishiguro khi trả lời phỏng vấn bỗng nói được một câu rất hay, về vai trò của các tiểu thuyết gia, đại ý nói rằng nhà văn là những người viết về những cảm xúc mà một số câu hỏi làm hiện ra, như là để bù lại cho việc họ không thể trả lời được những câu hỏi đó.
Văn chương không phải để đi trả lời các câu hỏi, mà nó toàn đặt thêm ra những câu hỏi mới - nhà văn càng lớn thì càng đặt ra những câu hỏi khó. Những câu trả lời thì đi qua, những câu hỏi thì còn lại. Trong Những thành phố vô hình (Le Città invisibili) đặt ra một câu hỏi kín đáo: trú sở của con người là ở đâu? Câu trả lời tương đối dễ: con người có hai trú sở quan trọng nhất, là thành phố và giấc mơ. Nhưng đọc hết Những thành phố vô hình thì một câu hỏi khác lại hiện ra và chắc chắn mắc lại không cách gì trả lời cho nổi: các thành phố, thật ra chúng có thực, hay chỉ là vô hình?
Văn chương không phải để đi trả lời các câu hỏi, mà nó toàn đặt thêm ra những câu hỏi mới - nhà văn càng lớn thì càng đặt ra những câu hỏi khó. Những câu trả lời thì đi qua, những câu hỏi thì còn lại. Trong Những thành phố vô hình (Le Città invisibili) đặt ra một câu hỏi kín đáo: trú sở của con người là ở đâu? Câu trả lời tương đối dễ: con người có hai trú sở quan trọng nhất, là thành phố và giấc mơ. Nhưng đọc hết Những thành phố vô hình thì một câu hỏi khác lại hiện ra và chắc chắn mắc lại không cách gì trả lời cho nổi: các thành phố, thật ra chúng có thực, hay chỉ là vô hình?
Jun 2, 2015
Subscribe to:
Posts (Atom)