Nov 29, 2013

Sợ hạnh phúc

Năm 1913, Alain-Fournier in Le Grand Meaulnes và Marcel Proust in Du côté de chez Swann, tập đầu tiên của bộ À la recherche du temps perdu. Hai nhà văn ấy sau này đều giành được vinh quang hậu thế mà chỉ một nhóm nhỏ nhà văn trong lịch sử từng đạt được, nhưng vinh quang hậu thế đó, qua một bộ lọc trăm năm của vô số độc giả từ “chuyên nghiệp” đến “nghiệp dư”, từ người sành sỏi đến những người cần một cái gì bất kỳ để đọc cho trôi đi những giờ hoang vu của buổi chiều, nằm ở mức độ thu giảm: tên Alain-Fournier chỉ gắn vào Anh Môn và tên Marcel Proust chỉ gắn vào Đi tìm thời gian đã mất, cho dù người thứ nhất sinh thời còn nổi danh với những tác phẩm thơ ca trác tuyệt và người thứ hai, chắc hẳn do cuộc đời dài hơn, còn vô số tác phẩm trong đó không ít đáng nhớ, như Jean Santeuil hay Contre Sainte-Beuve, một cột mốc vĩ đại của lịch sử phê bình văn chương Pháp. Những tác phẩm khác dường như không được phủ lên, với sự phóng chiếu và những nghịch ngợm tai ác của thời gian thì càng đậm ấn tượng hơn, những vật lộn ghê gớm của quá trình viết văn - vinh quang hậu thế ở dạng tập trung ấy như thể đền bù cho rất nhiều năm mà Alain-Fournier và Marcel Proust dành cho MônĐi tìm.

Nov 26, 2013

Đặng Thiều Quang

Ai cũng đi tìm một cái gì đấy, nếu không phải là đi tìm một cái gì đấy thì sẽ là tìm rất nhiều cái gì đấy :p

-----từ đoạn này trở xuống sẽ có spoiler to đùng có thể gây tổn hại cho những ai chưa đọc Săn cá thần của Đặng Thiều Quang, đồng thời cũng là những chất vấn về sự vô lý trong cuốn tiểu thuyết-----

Trong Săn cá thần có lúc hình như Đặng Thiều Quang quên béng mất mình đã viết gì. Ví dụ như khi tác giả nói mình sẽ kể chuyện xảy đến với hai cô gái đi cùng nhân vật chính (Đăng) và Tú khỉ trong chuyến đi đầu tiên đến sông Thiêng để săn con cá khổng lồ tưởng như là chỉ có trong huyền thoại. Hai cô gái này hẳn là khiến người ta tò mò vì ít nhất họ cũng thực hiện một, hai màn threesome ở đầu truyện.

Nov 25, 2013

Đi tìm thời gian đã mất trong mắt một nhà văn phát xít

Thế chiến thứ hai, đối với văn chương Pháp, gây ra cái chết của một số nhà văn kháng chiến, tạo vô số hiểm họa cho nhiều nhà văn khác, cũng mang lại vinh quang cho nhiều nhà văn khác nữa. Nhưng hậu Thế chiến thứ hai cũng không vừa: ngay lập tức đã phải có nạn nhân, trong số ấy người nổi tiếng nhất là Robert Brasillach, bị xử bắn vào tháng Hai năm 1945, trong giai đoạn được văn học sử gọi là “épuration”, thanh trừng, với vai trò của CNE (Ủy ban nhà văn quốc gia).

Hai cái chết đáng nhớ nhất của giai đoạn này là Robert Brasillach và Pierre Drieu La Rochelle, nhưng Drieu La Rochelle tự sát chứ không bị xử bắn. Brasillach thì đứng đầu tờ Je suis partout còn Drieu La Rochelle thì phụ trách NRF. Trong khi đó không ít nhân vật cũng rất nổi tiếng cực hữu, thân phát xít, bài Do Thái, hay được gọi dưới cái tên chung là “collaborateur” (hợp tác với Đức thời “Occupation” tức là Chiếm đóng) thì lại không chết, có người bị kết tội chết nhưng không xử, sau đổi thành án tù. Ví dụ Lucien Rebatet, Henri Massis hay Maurice Bardèche.

Nov 23, 2013

Trưng bày sách (10): Trương Tửu

Đến giờ, ta đã có gần như đầy đủ những trước tác chính của Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa:


Nhà phê bình lớn, nhà phê bình vô cùng độc đáo, cũng là nhà phê bình vứt bỏ phê bình.

Nov 21, 2013

The Day Lou Reed Died

The Day Lou Reed Died

Nick Flynn

It's not like his songs are going to simply evaporate,

but since the news I can't stop listening to him

on endless shuffle - familiar, yes, inside me, yes, which means

I'm alive, or was, depending on when you read this. Now

Nov 19, 2013

Một lối đi vào bộ Đi tìm thời gian đã mất

Bài dưới đây của Antoine Compagnon, đăng trên tạp chí Magazine Littéraire số tháng Tư năm 2010 nhân một chuyên đề của tờ tạp chí về Marcel Proust. Antoine Compagnon là một chuyên gia về Proust, từng tham gia biên tập bộ À la recherche du temps perdu phổ biến nhất ở Pháp hiện nay.



Đi tìm thời gian đã mất ở ngang tầm con người

Antoine Compagnon


Nov 18, 2013

Marcel Proust

Khó đọc hết À la recherche du temps perdu thế nào thì khó nói hết về bộ sách ấy và về Marcel Proust như thế.

Ở giữa là bản phổ biến hiện nay, tủ sách Quarto in đủ cả bộ. Đây cũng chính là văn bản trong La Pléiade do Jean-Yves Tadié "établi"; trong số các cộng sự có Antoine Compagnon. Hai bên là một bản tiếng Anh tương đối cổ, mang cái tên nổi tiếng cũng ngang bằng nhan đề một bản khác (sau này) sát với nguyên bản tiếng Pháp hơn: In Search of Lost Time.


Nov 17, 2013

Sách tháng Mười 2013

- Nguyễn Hoài Nam, Mùi chữ, NXB Phụ nữ, 315tr., 80.000đ.

Trong lời bạt “Những cái không ở Hoài Nam”, nhà văn Hồ Anh Thái chỉ ra những cái không trong phê bình của Nguyễn Hoài Nam, như “không áp đặt ý kiến của mình lên tác phẩm”, “không tỏ thái độ cao ngạo và hách dịch”, v.v…, nhưng Hồ Anh Thái đã không chỉ ra được một cái không lớn nhất: Phê bình của Nguyễn Hoài Nam không có gì đáng nói.

Và chính từ đây, cái đáng nói bắt đầu.

Nov 14, 2013

trên con đường trở thành đại tác gia

thời gian vừa rồi trong làng sách vở Việt Nam có mấy sự kiện

mấy sự kiện ấy, chắc hẳn nếu là vào thời còn tờ Phong Hoá, sẽ có những bài viết kiểu như về ông Bùi Xuân Học hay viết về ông Hoàng Tăng Bí, kiểu trên đời có cái gì bí đến thế, bí đến vô địch, chính là văn của ông Hoàng Tăng Bí :p

hehe

Nov 11, 2013

Kể từ đó tiểu sử

Xưa đi học, lâu lâu, cứ khi nào động đến các vấn đề thuộc về tiểu sử, là tôi lại được khuyên nhủ phải đọc The Life of Samuel Johnson của James Boswell.

Thế mà giờ mới kiếm một quyển về đọc.


Nov 8, 2013

1Q84, tập 3

Trong tập ba của 1Q84 kết cấu sóng đôi đã bị phá vỡ, lần đầu tiên Haruki Murakami áp dụng một mô hình "ba giọng", ngoài Aomame và Tengo, nhân vật "phản diện" Ushikawa trở thành một giọng riêng. Tức là một chương về Aomame thì đến một chương về Tengo rồi một chương về Ushikawa. Như thế này có lẽ là khôn ngoan, vì nếu sau hai tập (rất dài) rồi mà vẫn áp lại nguyên xi những gì đã cũ, có khả năng chẳng mấy ai đọc nốt cho hết vì đã quá nhàm chán :p

(nhắc vở kẻo nhiều người lâu rồi đã quên mất: Ushikawa là một thằng cha rất xấu xí, dị dạng, lại rất xấu tính, được giáo phái của "Lãnh Tụ" thuê để điều tra về Tengo và Aomame trước đây, giờ vẫn tiếp tục điều tra, nhưng lúc này, ở tập ba, Aomame đã trở thành một nghi phạm, bị giáo phái ngờ là đã giết Lãnh Tụ; chính trong một chương về Ushikawa chứ không phải chương về hai nhân vật chính kia, đã xuất hiện hình ảnh Gregor Samsa, có vẻ đang rất ám ảnh đầu óc Haruki Murakami: xem thêm truyện "Samsa yêu" ở đường link phía dưới)

Nov 6, 2013

Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy


Bộ sách này có thể coi là tác phẩm cuối cùng của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.

Tiếc rằng nó quá ít được giới phê bình quan tâm, thậm chí ít được biết đến. Có người viết về nó thì viết lung tung không nắm được đến cả chi tiết.

Nov 5, 2013

Giải Goncourt 2013

Các thành viên của Académie Goncourt phải rất khó khăn thì mới quyết định được là sẽ trao giải cho một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, một cuốn tiểu thuyết ta có thể gọi là "bình dân", kể chuyện bình thường và duyên dáng, và buồn cười.

Để trao được giải cho Au revoir là-haut của Pierre Lemaitre, một tác giả trinh thám nổi tiếng lâu nay, Académie Goncourt phải bỏ phiếu đến 12 vòng. Đối thủ gây ra nhiều băn khoăn đến thế là Arden của Frédéric Verger.

Cuốn sách của Lemaitre (không phải trinh thám hehe):