"... cái tên Beckett, tôi đã nhìn thấy lần đầu tiên, cách đây chừng ba chục năm tại Thư viện Mỹ, cái ngày tôi rơi trúng phải cuốn sách nhỏ của ông viết về Proust" (trích từ đây)
ai cũng nên làm giống như Cioran, phát hiện Beckett kể từ cuốn sách nhỏ độc đáo ấy, cuốn sách mà Beckett viết năm mới 24 tuổi
Cuốn sách ấy đây:
Dec 29, 2015
Dec 25, 2015
Trần Bạch Lan và tôi
những ngày ngay trước khi năm 2015 kết thúc, đột nhiên tôi nhận được tin, giải thưởng Tiki Books Awards 2015 tìm dịch giả Trần Bạch Lan để trao giải cho cuốn tiểu thuyết Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối, đã lọt vào top những cuốn sách nước ngoài được độc giả yêu mến nhất trong năm
Dec 24, 2015
[tiện bút] trên vỉa hè Hà Nội
ở Hà Nội, mọi thứ gì mà ta thực sự làm, mọi thứ gì mà ta học được, đều xuất phát từ vỉa hè
Dec 22, 2015
Cioran về Beckett
Cioran, đối với tôi, là một trong những gì lớn lao nhất từng tồn tại trên đời, người hiểu được một cách hết sức dễ dàng, rằng triết học thật ra chẳng đáng giá mấy - cái bẫy ấy rất ít người hiểu được, thoát khỏi thì càng hiếm. Beckett thuộc vào số rất ít nhà văn theo tôi không bao giờ cũ kỹ. Vừa rồi, đọc Oscar Wilde, tôi càng thấy Beckett đáng giá đến thế nào (Beckett hồi trẻ từng học cùng ngôi trường mà Wilde đã qua trước đó vài chục năm). Vì tình cờ (cũng có thể không phải là tình cờ), Beckett qua đời đúng vào ngày hôm nay, năm 1989. Ít tình cờ hơn, Cioran và Beckett là hai người bạn thân thiết tại Paris.
Dec 20, 2015
Tàu dừng ở ga Bazancourt
Lại một chuyến tàu đêm nữa. Nếu không còn những chuyến tàu, tôi hình dung cuộc đời mình sẽ hoàn toàn trở thành sa mạc, mọi mầm mống đã có sẵn, chỉ đợi thời điểm thích hợp để mở rộng ra mãi không ngừng. Tàu dừng ở Manheim, sẽ phải đợi vài tiếng đồng hồ.
Dec 19, 2015
Dec 16, 2015
Dec 15, 2015
Gigi và Colette
Tôi hay nhận được những quyển sách, những món quà tặng bất ngờ, lắm lúc không rõ nguồn gốc cho lắm, ví dụ quyển này:
Dec 12, 2015
Nguyễn Vỹ
Lịch sử Việt Nam có một điều, là dành rất ít vị trí cho những nhân vật phản kháng. Nguyễn Vỹ là người gây khó chịu khủng khiếp, kiểu người không hay thấy ở Việt Nam; thời nào, dưới chế độ nào, Nguyễn Vỹ cũng gây khó chịu, và những điều khó chịu ấy đã gây cho bản thân Nguyễn Vỹ không ít hệ lụy.
Ta có một cái nhìn xách mé của Hoài Thanh, và dường như về sau, người ta toàn đánh giá văn nghiệp Nguyễn Vỹ dựa trên đánh giá của Hoài Thanh. Nhưng, lại thêm một lần nữa, Hoài Thanh đâu có tài năng bằng Nguyễn Vỹ, và thêm một lần nữa đánh giá của Hoài Thanh hoàn toàn không đáng tin. Thế Lữ là một người khác chê thơ Nguyễn Vỹ dữ dội, nhưng giờ đây đọc lại, tôi thấy thơ Nguyễn Vỹ không hề kém thơ Thế Lữ, thậm chí còn hơn nhiều.
Một quyển rất hiếm và rất sớm của Nguyễn Vỹ, giờ đây gần như không ai còn biết, viết vào thời điểm người Nhật mới bắt đầu xuất hiện ở Đông Dương:
Ta có một cái nhìn xách mé của Hoài Thanh, và dường như về sau, người ta toàn đánh giá văn nghiệp Nguyễn Vỹ dựa trên đánh giá của Hoài Thanh. Nhưng, lại thêm một lần nữa, Hoài Thanh đâu có tài năng bằng Nguyễn Vỹ, và thêm một lần nữa đánh giá của Hoài Thanh hoàn toàn không đáng tin. Thế Lữ là một người khác chê thơ Nguyễn Vỹ dữ dội, nhưng giờ đây đọc lại, tôi thấy thơ Nguyễn Vỹ không hề kém thơ Thế Lữ, thậm chí còn hơn nhiều.
Một quyển rất hiếm và rất sớm của Nguyễn Vỹ, giờ đây gần như không ai còn biết, viết vào thời điểm người Nhật mới bắt đầu xuất hiện ở Đông Dương:
Dec 7, 2015
Thảm họa và hình ảnh
Về Holocaust, không chỉ có Raul Hilberg hay Claude Lanzmann, không chỉ có những lời chứng của Primo Levi, Kertész Imre hay Robert Antelme (người tù ở trại Buchenwald, tác giả cuốn sách L'Espèce humaine xuất bản năm 1947, người chồng đầu tiên của Marguerite Duras, xuất hiện trong La Douleur của Duras). Tất nhiên đừng nói đến những kiểu như Danh sách của Schindler các thứ. Còn có một phương diện nữa của các trại tập trung, của Holocaust: hình ảnh. Hai cuốn sách này của Georges Didi-Huberman:
Dec 3, 2015
Chẳng cần nhiều
Bruno Schulz thuộc hàng nhà văn lớn có ít tác phẩm nhất, tức là một nhà văn chỉ cần rất ít tác phẩm đã đủ trở thành nhà văn lớn. Thậm chí rất lớn, và thậm chí rất ít.
Câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Schulz thật ra không phải hoàn toàn như vậy. Cuộc xâm chiếm Ba Lan của quân Nazi, cuộc sống trong ghetto Do Thái ở Drohobych khiến cho những gì Schulz từng viết ngoài hai tập truyện và một số thư từ đã hoàn toàn biến mất. Người ta mơ hồ biết rằng Schulz có viết một cuốn tiểu thuyết nhưng có vẻ bản thảo không thể tìm lại được nữa. Xung quanh bản thảo này có không ít huyền thoại.
Câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Schulz thật ra không phải hoàn toàn như vậy. Cuộc xâm chiếm Ba Lan của quân Nazi, cuộc sống trong ghetto Do Thái ở Drohobych khiến cho những gì Schulz từng viết ngoài hai tập truyện và một số thư từ đã hoàn toàn biến mất. Người ta mơ hồ biết rằng Schulz có viết một cuốn tiểu thuyết nhưng có vẻ bản thảo không thể tìm lại được nữa. Xung quanh bản thảo này có không ít huyền thoại.
Subscribe to:
Posts (Atom)