Mar 29, 2015

Dịu dàng tức Người thục nữ của Dostoievski và Zivago 1960

Bộ phim (tiếng Việt) Dịu dàng được chuyển thể từ tác phẩm nào của Dostoievski?

Từ Người thục nữ, mà trong tiếng Việt từng có bản dịch (in song ngữ, Anh-Việt chứ không phải Nga-Việt) của Dương Đức Nhự, 1971. Dịch từ bản tiếng Anh The Gentle Maiden của Hogarth.

Mar 26, 2015

Tô Hoài kể chuyện (1)

Việt Nam không có nhiều nhà văn lớn, nhưng nhà văn quan trọng thì nhiều.

Trong số đó, Tô Hoài là một trường hợp rất đặc biệt.

Mar 22, 2015

Đến London

Không dễ tìm một cuốn sách thực sự buồn. Không phải ai cũng biết buồn, thậm chí buồn còn là một năng lực hiếm thấy. Một cuốn tiểu thuyết buồn: phải kể đến The Enigma of Arrival của Naipaul.

Mar 19, 2015

Không gì đẹp bằng một cái cây đẹp

Trong La Chartreuse de Parme (Tu viện thành Parme), kiệt tác vô song của Stendhal, có một chi tiết này, dường như chưa bao giờ được chú ý đến, mặc dù đã có vô vàn nhà phê bình, trong đó không ít đặc biệt xuất chúng, bàn về Stendhal và Chartreuse. Chi tiết ấy liên quan đến một cái cây.

Mar 18, 2015

hong

đương lúc mong manh vừa qua cơn vật vã nồm và chỉ dám rón rén nghĩ đến những động từ rất nhẹ nhàng, ví dụ như "hong"

Mar 16, 2015

Böll

tự dưng lên cơn hâm đi lục sách



chồng dưới này hôm trước đã để riêng ra định mang đi đổi, được một món kể cũng có lợi, sau lại lên cơn tiếc, giữ lại chẳng đổi nữa


Mar 15, 2015

Nguyễn Bính, Trăm Hoa và Nhân văn-Giai phẩm

Theo tôi, Nhân văn-Giai phẩm vừa phức tạp hơn thế vừa đơn giản hơn thế. Xem mọi tổng kết tương đối đáng tin về Nhân văn-Giai phẩm, gần như ta thấy đương nhiên Nguyễn Bính và tờ Trăm Hoa đứng về phía bị trừng phạt, thuộc vào số các nạn nhân của một cuộc thanh trừng văn nghệ nhuốm rất nhiều mùi chính trị. Nhưng hồi ấy phức tạp hơn thế: mối quan hệ đao phủ-nạn nhân xoay vòng vòng không cố định, Hoài Thanh vừa phê Trần Dần xong một thời gian ngắn sau đã xin lỗi, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm hay Nguyễn Hữu Đang khi trước vừa đi chỉnh huấn người khác lúc sau đã trở thành đối tượng bị chỉ trích nặng nề, bị đấu tố. Bản thân "phong trào Nhân văn-Giai phẩm" cũng có lúc lên lúc xuống, có thời điểm thắng thế chứ không bi đát từ đầu đến cuối. Mọi thứ phức tạp hơn mới thoạt nhìn qua.

Ở riêng trường hợp Nguyễn Bính và tờ Trăm Hoa: cũng như bài Trần Lê Văn phê thơ Xuân Diệu ở đây, bài dưới đây thuộc vào đoạn cuối của Trăm Hoa bộ cũ, là mảng tư liệu bất ngờ thiếu vắng trong mọi nghiên cứu về Nhân văn-Giai phẩm cho đến lúc này. Đọc bài này mới thấy rõ, vị trí của Nguyễn Bính không thể nhìn nhận đơn giản; đọc Cát bụi chân ai cũng có thể thấy Tô Hoài ám chỉ Nguyễn Bính có vai trò không hề đơn giản.

Bài tường thuật cực kỳ chi tiết cuộc họp ở Hà Nội để đánh bài "Nhất định thắng" của Trần Dần này xứng đáng được coi là một tài liệu độc đáo; bài viết đăng Trăm Hoa số 22, thứ Bảy 3-3-1956, liên tục trên bốn trang. Bài viết ký tên Hồng Cầu (gần như chắc chắn 100% là bút danh của Nguyễn Bính).


CUỘC HỘI HỌP VĂN NGHỆ SĨ THỦ ĐÔ DO HỘI VĂN NGHỆ VIỆT NAM TRIỆU TẬP TỐI 22-2-56 ĐÃ VẠCH RA

Những sai lầm nghiêm trọng của Trần Dần trong bài thơ “Nhất định thắng”

IN TRONG CUỐN “GIAI PHẨM 1956”

Mar 12, 2015

Trần Lê Văn vs Xuân Diệu trên Trăm Hoa

Xem trong lịch sử văn học, thỉnh thoảng (thật ra là thường xuyên) ta gặp những khoảng trống, có những khoảng trống rất bất ngờ.

Các nhà nghiên cứu từng đi sâu vào vụ Nhân văn-Giai phẩm đều biết đến tờ Trăm Hoa, thế nhưng tờ Trăm Hoa tồn tại như thế nào thật ra ta không rõ mấy. Bộ từ điển đầy đủ nhất về báo chí Việt Nam ghi nhận thiếu hẳn một giai đoạn của Trăm Hoa: chỉ nói đến hơn chục số Trăm Hoa (Nguyễn Bính) ở quãng cuối 1956 đầu 1957; nhưng tờ Trăm Hoa còn một giai đoạn đầu tiên nữa: 31 số ở dạng tuần báo cuối 1955 đầu 1956. Ở giai đoạn đầu này, 10 số đầu chỉ ghi tên "chủ nhiệm" là Nguyễn Mạnh Phác (tức Trúc Đường, anh trai của Nguyễn Bính), từ số 11 trở đi ghi "chủ nhiệm" Nguyễn Mạnh Phác và "chủ bút" Nguyễn Bính. Có một số Tết/Xuân gộp 3 số, và từ số 24 đổi khổ.

Các nhà nghiên cứu biết (qua lời kể của một số người, trong đó có bản thân Nguyễn Bính) là trên Trăm Hoa giai đoạn đầu có những bài phê phán thơ Xuân Diệu, nhưng dường như chưa ai thực sự nhìn thấy những bài viết liên quan chặt chẽ đến Nhân văn-Giai phẩm của tờ Trăm Hoa ấy.

Dưới đây là bài viết quan trọng nhất trong "chiến dịch" phê phán tập thơ Ngôi sao (Xuân Diệu) trên Trăm Hoa: bài của Trần Lê Văn đăng trên tr.5-6 rồi tiếp tục ở tr.12, Trăm Hoa số 28 ra ngày thứ Bảy 21/4/1956. Bài viết này nằm trong khuôn khổ cuộc bình luận của báo chí văn nghệ Hà Nội xung quanh giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 54-55. (NB. Chính Trăm Hoa, trên một số trước đó, đã đăng bài ca ngợi Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, tác phẩm giành giải rất cao cũng trong kỳ trao giải thưởng đầy tai tiếng này.)


Đọc Ngôi sao thơ Xuân Diệu

Phê bình của Trần Lê Văn

Mar 11, 2015

Đinh Hùng: extra

Tạp chí Văn từng có hai số riêng về Đinh Hùng dưới đây:


Mar 9, 2015

Sách tháng Hai 2015

Tháng vừa rồi phải được xếp vào hàng kỷ lục về ít sách mới trong suốt nhiều năm qua.

Nhưng ít thì vẫn có cách điểm sách của ít :p


Những tháng có đặc biệt ít sách mới thế này, ta sẽ có thời gian nói đến những cuốn sách rất ít được nhắc tới ở gần như mọi nơi.


- Nguyễn Quang Hồng, Tự điển chữ Nôm dẫn giải, 2t., NXB Khoa học xã hội & Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm, 2323tr., 486.000đ.

Mar 3, 2015

Thơ Đinh Hùng: Hai thế giới

Ta sẽ khởi đầu bằng những gì xưa nay vẫn là nổi tiếng nhất của thơ Đinh Hùng, gần như đương nhiên được coi là đặc trưng Đinh Hùng nhất. Để từ đó thấy được nét độc đáo đầu tiên, cũng đồng thời là sự trớ trêu đầu tiên (cạm bẫy đầu tiên; bởi vì thơ Đinh Hùng là thơ của cạm bẫy trùng trùng tiếp nối; thơ ấy rất đáng sợ): nổi bật không hề là đặc trưng.

Mar 2, 2015

Văn Hạc Lê Văn Hòe vs Thế Lữ

Dưới đây là bài thứ 20 trong cuốn Thi thoại của Văn Hạc Lê Văn Hòe, in năm 1940 hoặc 1941 (quyển sách của tôi rách đúng trang ghi năm, lần trước đã hỏi bác Vũ Hà Tuệ và biết được chính xác năm in rồi nhưng giờ đã quên, nên bác VHT có đi qua thì nhắc hộ cái nhé :p)

Bài này viết về thơ Thế Lữ :p


Mar 1, 2015

Đinh Hùng: Tiếng ca bộ lạc (V)

Đến đây là hết cả tập Tiếng ca bộ lạc; thật ra tập này có 36 bài nhưng tôi bỏ sáu bài cuối nên coi như có 30 bài; sở dĩ bỏ mấy bài kia không chép lại là vì những bài ấy là thơ "cách mạng": Đinh Hùng làm thơ cách mạng chẳng ăn nhập gì với Đinh Hùng "nói chung".

Xong rồi là phải bắt đầu viết bài rồi, bài ấy sẽ tên là "Thơ Đinh Hùng: Hai thế giới". Đùa chứ hãi phết :p trước đây đã có một bài của Đặng Tiến, một bài của Đỗ Lai Thúy rất đáng nhớ về thơ Đinh Hùng. Thật ra trong lịch sử bình luận Đinh Hùng, ngoài bài phát biểu nhân dịp giỗ đầu Đinh Hùng của Vũ Hoàng Chương (1968), còn có bài viết của Nguyễn Mạnh Côn, rất ít được để ý.