Sáng đi qua Bờ Hồ, thấy mấy chú lính lúi húi cạnh sát mép nước. Hóa ra là đang chuẩn bị cho cuộc bắn pháo hoa sắp tới. Thì ra người ta định bắn pháo hoa mừng ngày 30/4. Lại là một hành động buồn cười của nhà nước, tôi nghĩ ngay các cựu chiến binh miền Bắc cũng chẳng vui vẻ gì khi thấy người ta bắn pháo hoa mừng cái tay, cái chân, con mắt đã mất của họ.
--------------------
Bài thơ của Nguyễn Đăng Thường, 1970. Bài này nổi tiếng, nhưng có vẻ như trên mạng không ở đâu có nguyên vẹn cả bài:
bây giờ trên quê hương chúng ta
bây giờ trên quê hương chúng ta có những người đại hàn những người thái những người mỹ những người phi luật tân những người tân tây lan
bây giờ trên quê hương chúng ta có những người mặc quần áo hippie
có những người ngồi trong nhà hàng maxim's
bây giờ trên quê hương chúng ta có những người lính cụt tay cụt chân có những người con gái bán bar có những người đàn bà bỏ xứ theo chồng
có những đứa trẻ hút thuốc salem có những đứa trẻ không biết nói cám ơn có những đứa trẻ chửi đụ má
có những đứa trẻ
những con chó đói lang thang
bây giờ trên quê hương chúng ta có những tờ báo playboy
có những bà già sáu mươi lăm tuổi đi bán bánh mì có những đứa con trai chết trận có những người không tật nguyền ăn xin những thằng mù ca hát
có những người điên
bây giờ trên quê hương chúng ta có những trái bom
bây giờ trên quê hương chúng ta có những đồng bào đói và những con chuột mập
có những tiếng súng nổ buổi sớm mai
có những tiếng súng nổ trong giờ giới nghiêm
có những người đi xe lam
có những người cất nhà lầu
có xa lộ cho đồng minh chuyển quân
có xa lộ cho người ta yêu nhau
có xa lộ cho người ta chở nhau
có xa lộ cho người ta hiếp dâm
có xa lộ cho người ta cướp giật
có xa lộ cho người ta được chết thêm mỗi ngày
bây giờ trên quê hương chúng ta có những tờ báo ra buổi chiều bị tịch thu
có những chợ trời có những đồ phế thải
có những đống rác thật to
bây giờ trên quê hương chúng ta có những cô gái lỡ thời
bây giờ trên quê hương chúng ta có những tờ bạc giả
có những tổ chức buôn lậu hongkong saigon namvang manille
có những vũ nữ sexy
có những điếu thuốc cần sa
có những hộp đêm sang trọng
có những nhà tắm hơi
bây giờ trên quê hương chúng ta có khói cay sặc sụa
bây giờ trên quê hương chúng ta có những bài hát buồn bã
có những tối thứ sáu truyền hình cải lương thằng tư ngồi bên con tám
có những tiếng cười lạnh buốt
bây giờ trên quê hương chúng ta có những cửa sổ khép kín
bây giờ trên quê hương chúng ta có những lá vàng bay
bây giờ trên quê hương chúng ta có một mặt trời đen
bây giờ trên quê hương chúng ta có một bầu trời đỏ
bây giờ trên quê hương chúng ta có những đám mây mù
bây giờ trên quê hương chúng ta có một cơn gió rét
bây giờ trên quê hương chúng ta những ngày tháng trôi đi
---------------
Thêm một bài thơ của Nguyên Sa, lần này lại là 1971, trên mạng có thể tìm thấy dễ, nhưng đây là nguyên văn lần xuất hiện đầu tiên
Thư cho bạn
Bây giờ mày ở trong tù
Đêm nằm muỗi cắn nhớ nhà không em
Chúng nó nói chuyện văn chương
Tao nghe nóng mặt cởi quần nhìn sông
Sài gòn trông vẫn mịt mùng
Làm thơ tao thấy trong lòng sót sa
Sài-gòn chưa hết mùa mưa
Ở nhà tao vẫn nhớ nhà mỗi đêm
Không nói tao sợ mày phiền
Nói ra, với rượu, tao buồn gấp hai
Em mày đi lấy chồng rồi
Gặp tao ngoài phố ngậm ngùi nhìn nhau
Tao nhìn tao thấy mày đau
Nó nhìn nó thấy trong tao có mày
Mẹ già phơ phất lá bay
Những ngày về phép thay mày tao thăm
Tao đi lính được bốn năm
Mày nghe chuyện lính tưởng rằng tao gân
Tưởng tao trấn thủ lưu đồn
Một tay cờ kiếm anh hùng chí cao
Bốn năm Đỗ Phủ nằm khoèo
Rượu say thơ cũng mệt nhoài tứ chi
Mười phương vẫn một bọn hề
Những thằng bưng điếu vác cờ chạy quanh
Tao nhìn chẳng thiết nói năng
Miệng cười nước mắt lưng tròng gió đưa
Mày nghe lũ hạc tới chưa
Tao đi sao đã tà tà cánh bay
Trong tù mày có thấy mây
Thấy tao đứng đó những ngày gió đông
Sao tao thấy có thấy không
Thấy tao trùng điệp bão bùng biển khơi
Nhìn tao tao thấy rồi đời
Nhìn mày tao cất tiếng cười như điên
Một đời, đành vậy, nghe con
Ngựa hay mày khổ thôi đừng nói chi
Vợ chê xương thịt tao già
Tù ra nếu thấy tao đi mất rồi
Uống xong ngửa mặt lên trời
Hai vai ngất ngưởng là mày có tao
Đọc bài thơ này của Nguyên Sa, tôi lại nhớ đến bài "Đêm đông chí..." của Lưu Quang Vũ, cũng viết trong những năm 1970. Lưu Quang Vũ cũng là tác giả hai câu thơ chua chát nhất về thời chiến tranh ở miền Bắc: "Tiếng loa đầu dốc lạnh/Tin thắng trận miền xa".
Apr 29, 2010
Apr 28, 2010
Du Tử Lê, 1971
Thơ viết khi con qua đời
Bây giờ mười lăm ngày sau khi em đã sinh
mười lăm ngày sau khi con đầu lòng của chúng ta đã chết
bây giờ lúc em đã bắt đầu bình phục
anh muốn nói với em
thôi đừng khóc
đừng tủi thân
đừng oán hờn số phận
mà hãy mừng
phải hãy mừng cho con ta
đã may mắn không phải làm người
như anh và như em
hãy mừng cho con ta
không phải sống nhục nhằn khốn quẫn như ta
giữa quê-hương-mình-xa-lạ
Bây giờ bảy ngày sau khi anh đem em ra khỏi nhà thương
(trên băng sau của chiếc tắc-xi cùng với áo quần, đồ dơ, và nước mắt)
bây giờ, bảy ngày, anh đã không phải nuôi em trong nhà thương
bảy ngày qua anh không còn ngồi trên băng ghế đá của bệnh viện
(cái băng ghế cách đây bốn năm, anh đã ngồi trông chờ em vào thăm nuôi một người chị nằm bệnh
trong mắt nhìn canh chừng với đầy ác cảm của những người thân gia đình em)
anh muốn nói
anh không thích đóng vai một người cha bạc phước
con qua đời ngay lúc mới sinh ra
nhưng anh không thích mình trở thành một người cha bất lực
nhìn con mình lớn lên
trở thành một thứ đồ chơi
trong chiến tranh
như anh
một thứ đồ chơi
chưa bể
Bây giờ những cơn đau bụng của em đã bắt đầu nguôi
những chén cơm em ăn đã không còn hòa cũng nước mắt
anh muốn nói với em
mười lăm ngày sau khi con đầu lòng của chúng ta đã chết
thôi em đừng có thai
ít ra trong lúc này
bởi anh không muốn
chiến tranh sẽ cướp mất con ta
ngay khi nó còn ở trong bụng mẹ
em dấu yêu - em đẫm lệ
trước cơn đau của em
những danh từ: tự do dân chủ
những chánh nghĩa quốc gia
những lý tưởng, những nhân danh
với anh
không quý bằng
một manh giấy báo để lót
Em dấu yêu
em hãy gượng cười
vì đời sống chúng ta
còn trăm ngàn đớn đau hơn thế
23/5/1971
--------------
Bài thơ này, không biết có phải xuất phát từ trải nghiệm thực của nhà thơ không, nhưng nó thật là cảm động, một cách nói về nỗi đau mà chỉ thơ ca mới có khả năng.
Cũng những năm 1970 đó, bên phía kia một nhà thơ cũng làm một bài thơ về cái đề tài rất ít người làm liên quan tới nhà hộ sinh này, là Nguyễn Duy, bài thơ bắt đầu bằng câu "Đêm rộng thùng thình như chiếc áo bờ lu", tất nhiên là rất khác về cách viết thơ cũng như tâm trạng so với Du Tử Lê, không biết chị So còn thuộc không?
Thời này, thực sự tôi đã thấm thía, chẳng ai còn đoái hoài đến thơ nữa.
Bây giờ mười lăm ngày sau khi em đã sinh
mười lăm ngày sau khi con đầu lòng của chúng ta đã chết
bây giờ lúc em đã bắt đầu bình phục
anh muốn nói với em
thôi đừng khóc
đừng tủi thân
đừng oán hờn số phận
mà hãy mừng
phải hãy mừng cho con ta
đã may mắn không phải làm người
như anh và như em
hãy mừng cho con ta
không phải sống nhục nhằn khốn quẫn như ta
giữa quê-hương-mình-xa-lạ
Bây giờ bảy ngày sau khi anh đem em ra khỏi nhà thương
(trên băng sau của chiếc tắc-xi cùng với áo quần, đồ dơ, và nước mắt)
bây giờ, bảy ngày, anh đã không phải nuôi em trong nhà thương
bảy ngày qua anh không còn ngồi trên băng ghế đá của bệnh viện
(cái băng ghế cách đây bốn năm, anh đã ngồi trông chờ em vào thăm nuôi một người chị nằm bệnh
trong mắt nhìn canh chừng với đầy ác cảm của những người thân gia đình em)
anh muốn nói
anh không thích đóng vai một người cha bạc phước
con qua đời ngay lúc mới sinh ra
nhưng anh không thích mình trở thành một người cha bất lực
nhìn con mình lớn lên
trở thành một thứ đồ chơi
trong chiến tranh
như anh
một thứ đồ chơi
chưa bể
Bây giờ những cơn đau bụng của em đã bắt đầu nguôi
những chén cơm em ăn đã không còn hòa cũng nước mắt
anh muốn nói với em
mười lăm ngày sau khi con đầu lòng của chúng ta đã chết
thôi em đừng có thai
ít ra trong lúc này
bởi anh không muốn
chiến tranh sẽ cướp mất con ta
ngay khi nó còn ở trong bụng mẹ
em dấu yêu - em đẫm lệ
trước cơn đau của em
những danh từ: tự do dân chủ
những chánh nghĩa quốc gia
những lý tưởng, những nhân danh
với anh
không quý bằng
một manh giấy báo để lót
Em dấu yêu
em hãy gượng cười
vì đời sống chúng ta
còn trăm ngàn đớn đau hơn thế
23/5/1971
--------------
Bài thơ này, không biết có phải xuất phát từ trải nghiệm thực của nhà thơ không, nhưng nó thật là cảm động, một cách nói về nỗi đau mà chỉ thơ ca mới có khả năng.
Cũng những năm 1970 đó, bên phía kia một nhà thơ cũng làm một bài thơ về cái đề tài rất ít người làm liên quan tới nhà hộ sinh này, là Nguyễn Duy, bài thơ bắt đầu bằng câu "Đêm rộng thùng thình như chiếc áo bờ lu", tất nhiên là rất khác về cách viết thơ cũng như tâm trạng so với Du Tử Lê, không biết chị So còn thuộc không?
Thời này, thực sự tôi đã thấm thía, chẳng ai còn đoái hoài đến thơ nữa.
Apr 27, 2010
Chú ý, kiệt tác
Tôi thấy chán ốm cả người khi đọc Tên tôi là Đỏ, nhưng Istanbul quả đúng là một kiệt tác khỏi cần bàn cãi, cuốn sách, như mọi kiệt tác văn chương, duyệt lại quá khứ bằng một cái nhìn hiện tại không giống với bất kỳ cái nhìn nào đã từng có. Với Orhan Pamuk, nước Thổ đã có thiên tài văn chương của họ. Cũng giống như nhiều thiên tài văn chương khác, nhất là ở các nước nhỏ, địa vị của Pamuk luôn chênh vênh trên một lằn ranh giữa ngưỡng mộ và khinh thị, ghen tị, nhất là khi tư tưởng chính trị của Pamuk là tư tưởng chống đối, nhất là chống mọi biểu hiện Hồi giáo cực đoan.
Với một người có đầu óc tự do, sống ở một nước Hồi giáo thật không dễ. Một nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ lại càng không làm cho mọi việc dễ dàng hơn. Chương "Chinh phục hay Suy tàn? Constantinople trở thành Thổ Nhĩ Kỳ" gợi lại quá khứ hỗn hợp Byzance và Ottoman, cùng một lời chỉ trích mạnh mẽ hướng vào nhà nước hồi các sự kiện bạo loạn những năm 1950: "Sau này, như người ta được biết, những kẻ tổ chức cuộc nổi loạn - cơn kinh hoàng kéo dài hai ngày, biến thành phố thành một địa ngục, hơn tất cả những cơn ác mộng Đông phương, khủng khiếp nhất, tồi tệ nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra - đã được sự hỗ trợ của nhà nước, và nhà nước đã làm lễ chúc phúc cho chúng, trước khi chúng ra quân, trong cuộc cướp phá khủng khiếp này" (tr. 259).
Với một người có đầu óc tự do, sống ở một nước Hồi giáo thật không dễ. Một nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ lại càng không làm cho mọi việc dễ dàng hơn. Chương "Chinh phục hay Suy tàn? Constantinople trở thành Thổ Nhĩ Kỳ" gợi lại quá khứ hỗn hợp Byzance và Ottoman, cùng một lời chỉ trích mạnh mẽ hướng vào nhà nước hồi các sự kiện bạo loạn những năm 1950: "Sau này, như người ta được biết, những kẻ tổ chức cuộc nổi loạn - cơn kinh hoàng kéo dài hai ngày, biến thành phố thành một địa ngục, hơn tất cả những cơn ác mộng Đông phương, khủng khiếp nhất, tồi tệ nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra - đã được sự hỗ trợ của nhà nước, và nhà nước đã làm lễ chúc phúc cho chúng, trước khi chúng ra quân, trong cuộc cướp phá khủng khiếp này" (tr. 259).
Apr 26, 2010
Than thở
Có những lúc cứ phải nghĩ rằng sự chia cắt Bắc-Nam vẫn còn tiếp tục. Có đi đi lại lại nhiều giữa Hà Nội và Sài Gòn mới hiểu ra là có rất nhiều quyển sách in trong Sài Gòn không ra đến được Hà Nội và nhiều quyển sách Hà Nội chưa bao giờ đặt chân đến được cầu Bình Triệu.
Mấy tuần nay tìm mãi vẫn chưa ra được mấy quyển biết chắc chắn đã in rồi, chủ yếu là của Youbooks: ba quyển mới của Cormac McCarthy, quyển "Oscar Wao" (The Brief Wondrous Life of Oscar Wao) của Juno Diaz do chị (có phải là chị không ấy nhỉ :)) Nguyễn Thị Hải Hà dịch. Ba quyển của Benjamin Black thì đã mua từ lúc còn ở Sài Gòn, nhưng Bạc mệnh (tức là Christine Falls) cầm đi công tác đọc đã cho lại người khác, giờ muốn tìm lại vì thấy có mấy chỗ hơi bị funny mà đào không ra.
Nhà xuất bản Tri Thức thì vẫn như thường lệ, đưa cho Phương Nam phát hành là sách cứ biến đi đâu hết thế mới tài, có quyển Nietzsche và triết học của Gilles Deleuze, chị Từ Huy dịch, kiếm mãi không được.
Đi lùng sục các loại hiệu sách, thế nào lại kiếm được Nho giáo ở Gia Định của Cao Tự Thanh, bản in mới, được an ủi phần nào (Saigon Media cũng không phải là dễ tìm ở Hà Nội; càng lúc càng thấy tức cái hệ thống quản lý sách ngốc nghếch đổ hết nước về chỗ trũng Nguyễn Xí-Đinh Liệt).
Biết thế hồi ở Sài Gòn đã mua luôn cho nó xong. Hồi ấy chỉ mua mỗi quyển của Vương Hồng Sển, vì ngại vác nặng.
Các bạn ở mấy chỗ ấy nên gửi sách tặng cho tôi :)) vì chắc chắn là ít nhất cũng có vài quyển trong số đó sẽ xuất hiện ở mục "Đọc" của Nhị Linh hehe.
+ Lại thêm một người nữa mới chết. Bây giờ còn ai nhớ tới Angry Young Men nữa không nhỉ.
Mấy tuần nay tìm mãi vẫn chưa ra được mấy quyển biết chắc chắn đã in rồi, chủ yếu là của Youbooks: ba quyển mới của Cormac McCarthy, quyển "Oscar Wao" (The Brief Wondrous Life of Oscar Wao) của Juno Diaz do chị (có phải là chị không ấy nhỉ :)) Nguyễn Thị Hải Hà dịch. Ba quyển của Benjamin Black thì đã mua từ lúc còn ở Sài Gòn, nhưng Bạc mệnh (tức là Christine Falls) cầm đi công tác đọc đã cho lại người khác, giờ muốn tìm lại vì thấy có mấy chỗ hơi bị funny mà đào không ra.
Nhà xuất bản Tri Thức thì vẫn như thường lệ, đưa cho Phương Nam phát hành là sách cứ biến đi đâu hết thế mới tài, có quyển Nietzsche và triết học của Gilles Deleuze, chị Từ Huy dịch, kiếm mãi không được.
Đi lùng sục các loại hiệu sách, thế nào lại kiếm được Nho giáo ở Gia Định của Cao Tự Thanh, bản in mới, được an ủi phần nào (Saigon Media cũng không phải là dễ tìm ở Hà Nội; càng lúc càng thấy tức cái hệ thống quản lý sách ngốc nghếch đổ hết nước về chỗ trũng Nguyễn Xí-Đinh Liệt).
Biết thế hồi ở Sài Gòn đã mua luôn cho nó xong. Hồi ấy chỉ mua mỗi quyển của Vương Hồng Sển, vì ngại vác nặng.
Các bạn ở mấy chỗ ấy nên gửi sách tặng cho tôi :)) vì chắc chắn là ít nhất cũng có vài quyển trong số đó sẽ xuất hiện ở mục "Đọc" của Nhị Linh hehe.
+ Lại thêm một người nữa mới chết. Bây giờ còn ai nhớ tới Angry Young Men nữa không nhỉ.
Apr 24, 2010
Fourniau
Đọc trên Diễn Đàn, thấy tin Charles Fourniau mới mất. Fourniau thuộc vào một danh sách dài những cái tên Pháp đặc biệt quan tâm đến Việt Nam, những con người đã già hoặc rất già, những Lacouture, Chesneaux, Brocheux, Condominas, Langlet... Ngày trước, ngay cả khi đến tận quai Branly để xem triển lãm về Condominas, tôi vẫn cứ đinh ninh trong đầu rằng Condominas ít ra cũng phải là người cùng thời với Coedès.
Sự thật là nhiều người trong số thế hệ này còn sống cả. Khi gặp một số người trong số họ, một câu hỏi tôi luôn muốn đặt mà chưa bao giờ đặt: Liệu họ có thấy những gì mình từng bỏ ra, những quyết định đứng về phe thiểu số, chọn một hình thức cánh tả tranh đấu, bao nhiêu công sức và thời gian cho một vùng đất xa xôi... bị hoang hóa vì một hiện tại chẳng ra sao không thể nào sánh được với một tương lai xán lạn mà họ (hẳn đều đã từng) tưởng tượng ra?
Sự thật là nhiều người trong số thế hệ này còn sống cả. Khi gặp một số người trong số họ, một câu hỏi tôi luôn muốn đặt mà chưa bao giờ đặt: Liệu họ có thấy những gì mình từng bỏ ra, những quyết định đứng về phe thiểu số, chọn một hình thức cánh tả tranh đấu, bao nhiêu công sức và thời gian cho một vùng đất xa xôi... bị hoang hóa vì một hiện tại chẳng ra sao không thể nào sánh được với một tương lai xán lạn mà họ (hẳn đều đã từng) tưởng tượng ra?
Apr 21, 2010
Tiễu Nhiên-Mị Cơ
Mấy hôm ngừng đọc thơ, chán thơ lắm rồi, chuyển sang đọc thơ nhưng đã biến thành văn.
Trước tiên là Tiễu Nhiên-Mị Cơ, mà nếu ai không rành cách phiên âm ngày xưa sẽ không thể hiểu chính là truyện Tristan et Yseult. Truyện này Vũ Ngọc Phan dịch ra tiếng Việt in năm 1941 hoặc 1942, sau được NXB Đời Nay trong Sài Gòn in lại vào năm MCMLXIII (đố các bác là năm bao nhiêu?) với trong lời giới thiệu: "Nhưng đến 1945 đà tiến triển bị chận đứng hẳn lại, các nhà văn đều phải hướng tư tưởng theo một chiều của Cộng-sản, đâu ta còn thấy những nét tươi tắn trong thơ văn nữa, ngay di tích của nền tảng văn hóa dân tộc trước 1945 cũng đều bị Cộng-sản tiêu hủy hoàn toàn".
Đại khái hồi ấy hai bên Bắc Nam đều dành cho nhau những lời lẽ kiểu như vậy, trong một cuộc chiến về tuyên truyền tàn khốc.
Trước tiên là Tiễu Nhiên-Mị Cơ, mà nếu ai không rành cách phiên âm ngày xưa sẽ không thể hiểu chính là truyện Tristan et Yseult. Truyện này Vũ Ngọc Phan dịch ra tiếng Việt in năm 1941 hoặc 1942, sau được NXB Đời Nay trong Sài Gòn in lại vào năm MCMLXIII (đố các bác là năm bao nhiêu?) với trong lời giới thiệu: "Nhưng đến 1945 đà tiến triển bị chận đứng hẳn lại, các nhà văn đều phải hướng tư tưởng theo một chiều của Cộng-sản, đâu ta còn thấy những nét tươi tắn trong thơ văn nữa, ngay di tích của nền tảng văn hóa dân tộc trước 1945 cũng đều bị Cộng-sản tiêu hủy hoàn toàn".
Đại khái hồi ấy hai bên Bắc Nam đều dành cho nhau những lời lẽ kiểu như vậy, trong một cuộc chiến về tuyên truyền tàn khốc.
Apr 19, 2010
Lưng của đàn ông
Làm thế nào để viết văn hay thì khó trả lời, ngay đến các đại văn hào vấp phải công án này cũng phải trợn mắt vê râu rồi lững lờ lỉnh mất, chứ câu hỏi làm thế nào để viết văn như Nguyễn Việt Hà thì cũng mơ hồ khó, nhưng tuyệt đối không phải là một trọn vẹn bất khả tư nghị.
Sở dĩ có đề tài hóc hiểm như thế này là bởi mới gần đây vào một buổi trưa Hà Nội mưa xuân phơi phới bay tôi bị hai đồng nghiệp bất thần đồng loạt tặng sách. Nguyễn Việt Hà và Phạm Thị là hai cái tên xuất hiện nhiều nhất trên tờ DAN ONG (nhân viên ngân hàng thường e lệ hỏi phải chăng đây là tờ báo của hội người nuôi ong Việt Nam), chỉ sau mấy ôtô sedan và dăm anh chàng ngực nhô bụng múi túi lắm tiền phiền một nỗi chỉ xem tranh. Hai kẻ dại dột ấy tặng sách cho tôi, cũng là một “chroniqueur” chuyên thiếu đề tài. Xóm báo chí ít tiêu thụ listerine ở nước ta đồn rằng Nguyễn Việt Hà khi bí đề tài sẽ chép lại một bài viết cũ nhưng đảo ngược thứ tự các dòng, còn Phạm Thị nếu không biết viết gì cho số tới sẽ đọc ba lần toàn bộ các trang tư vấn tâm lý của mười tờ báo có tia ra lớn nhất của Hà Nội.
Sở dĩ có đề tài hóc hiểm như thế này là bởi mới gần đây vào một buổi trưa Hà Nội mưa xuân phơi phới bay tôi bị hai đồng nghiệp bất thần đồng loạt tặng sách. Nguyễn Việt Hà và Phạm Thị là hai cái tên xuất hiện nhiều nhất trên tờ DAN ONG (nhân viên ngân hàng thường e lệ hỏi phải chăng đây là tờ báo của hội người nuôi ong Việt Nam), chỉ sau mấy ôtô sedan và dăm anh chàng ngực nhô bụng múi túi lắm tiền phiền một nỗi chỉ xem tranh. Hai kẻ dại dột ấy tặng sách cho tôi, cũng là một “chroniqueur” chuyên thiếu đề tài. Xóm báo chí ít tiêu thụ listerine ở nước ta đồn rằng Nguyễn Việt Hà khi bí đề tài sẽ chép lại một bài viết cũ nhưng đảo ngược thứ tự các dòng, còn Phạm Thị nếu không biết viết gì cho số tới sẽ đọc ba lần toàn bộ các trang tư vấn tâm lý của mười tờ báo có tia ra lớn nhất của Hà Nội.
Apr 18, 2010
Bài thơ của Thụy An
Bài thơ của Thụy An, xuất hiện trong Phụ nữ tân văn, phấn son tô điểm sơn hà, Thiện Mộc Lan, Thời Đại & NXB Văn hóa Sài Gòn, mới xuất bản. Đăng trên Phụ nữ tân văn số 258, 18/9/1934 trong mục "Văn uyển" do Vân Đài nữ sĩ quản lý.
Thụy An sau này sẽ là một trong những người chịu án nặng nề nhất trong phiên tòa Nhân Văn-Giai Phẩm, cùng Nguyễn Hữu Đang và Trần Thiếu Bảo. Hình như trong phiên tòa ấy còn hai người nữa cũng bị xử chung nhưng chưa tìm được tài liệu kiểm chứng.
Thụy An sau này sẽ là một trong những người chịu án nặng nề nhất trong phiên tòa Nhân Văn-Giai Phẩm, cùng Nguyễn Hữu Đang và Trần Thiếu Bảo. Hình như trong phiên tòa ấy còn hai người nữa cũng bị xử chung nhưng chưa tìm được tài liệu kiểm chứng.
Apr 15, 2010
Mua vui
Hự, ở đây có bác nào thuộc Kiều không?
Tôi muốn thử nhìn một số việc hẳn theo một cách khác, nên đánh quả liều ghép ứ hự của Nguyễn Công Trứ với cái ông nhà thơ cùng quê nhà cách có vài bước chân, là ông Nguyễn Du.
Câu vừa xong ở trên cũng chỉ là để đánh lạc hướng thôi :)
Bây giờ thử nhìn một cách khác: nếu thử không coi Nguyễn Du đương nhiên là đại thi hào dân tộc, thì Nguyễn Du có thể là gì? Cái từ đương nhiên này đặc biệt là thảm khốc: chắc chắn rất rất nhiều người cả đời đọc được dăm ba trích đoạn Kiều khi gặp ai đó hỏi nhà thơ vĩ đại nhất của nước mày là ai cũng nhanh chóng trả lời: Nguyễn Du, cho xong chuyện.
Tôi muốn thử nhìn một số việc hẳn theo một cách khác, nên đánh quả liều ghép ứ hự của Nguyễn Công Trứ với cái ông nhà thơ cùng quê nhà cách có vài bước chân, là ông Nguyễn Du.
Câu vừa xong ở trên cũng chỉ là để đánh lạc hướng thôi :)
Bây giờ thử nhìn một cách khác: nếu thử không coi Nguyễn Du đương nhiên là đại thi hào dân tộc, thì Nguyễn Du có thể là gì? Cái từ đương nhiên này đặc biệt là thảm khốc: chắc chắn rất rất nhiều người cả đời đọc được dăm ba trích đoạn Kiều khi gặp ai đó hỏi nhà thơ vĩ đại nhất của nước mày là ai cũng nhanh chóng trả lời: Nguyễn Du, cho xong chuyện.
Apr 14, 2010
Tôi không còn cô độc vì đã tìm thấy cô độc ở nơi không thể cô độc
Khi xưa, tập thơ trọn vẹn đầu tiên mà tôi đọc đi đọc lại, đọc từng bài một, không sót một dấu chấm dấu phẩy, là Thơ thơ. Giờ đây nhìn lại tập thơ ấy có những câu thật là dở: "Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi/Dù chỉ là trong một phút mà thôi" hay "Em lấy chồng rồi hết ước mơ", nhưng cũng có những bài thật là tuyệt tác. Xuân Diệu đúng là một tài năng lớn nhưng chỉ lớn đúng vào một lúc. Thế mới tài.
Đọc sang Gửi hương cho gió thì không thích, nhưng giờ nghĩ lại thì tập đó mới là hay, có những bài kinh khủng như "Hy Mã Lạp Sơn" hay "Hoa đêm": "Hoa nhài xanh trong ánh nguyệt tuôn trời/Ánh nguyệt trắng trên hoa nhài đúc sữa" chẳng hạn. Một bài thơ tuyệt đẹp tượng trưng. Hay "Lời kỹ nữ" nữa, nhưng "Lời kỹ nữ" thì không nhớ nằm trong Thơ thơ hay Gửi hương cho gió.
Đọc sang Gửi hương cho gió thì không thích, nhưng giờ nghĩ lại thì tập đó mới là hay, có những bài kinh khủng như "Hy Mã Lạp Sơn" hay "Hoa đêm": "Hoa nhài xanh trong ánh nguyệt tuôn trời/Ánh nguyệt trắng trên hoa nhài đúc sữa" chẳng hạn. Một bài thơ tuyệt đẹp tượng trưng. Hay "Lời kỹ nữ" nữa, nhưng "Lời kỹ nữ" thì không nhớ nằm trong Thơ thơ hay Gửi hương cho gió.
Apr 12, 2010
Lần này thì hic thật
Tôi cứ bị day dứt vì một câu hỏi các bác ạ.
Băn khoăn lắm.
Tội nghiệp vô cùng.
Không thể chịu đựng nổi.
Hết sức bức bối.
Là tại sao dạo này pageview kém thế nhỉ.
Phải chăng là nên chuyển sang facebook?
Băn khoăn lắm.
Tội nghiệp vô cùng.
Không thể chịu đựng nổi.
Hết sức bức bối.
Là tại sao dạo này pageview kém thế nhỉ.
Phải chăng là nên chuyển sang facebook?
Apr 11, 2010
Sách (IX) Sách về đọc sách
hic
hehehe đúng là cuộc đời, khi mình định đùa thì không ai biết mình đùa, khi mình không định thì ai cũng tưởng là mình đùa :)
Đêm qua tôi định viết về một quyển sách mới tìm được thật đấy chứ, song buồn ngủ quá lăn quay ra nên mới chỉ được có một chữ.
Quyển sách này tên là Phương pháp đọc sách của Mortimer J. Adler và Charles van Doren, dịch từ How to Read a Book in năm 1972. Nguyễn Thành Thống dịch, Thời Đại & NXB Văn hóa-Thông tin, 2010. Nhìn gáy sách chỉ thấy cái tên Nguyễn Thành Thống.
Đọc "Lời giới thiệu" đã thấy hơi chuối rồi: "Quả thật đọc là một phương tiện truyền thông. Nói cho chính xác hơn. Đọc là một trong bốn kĩ năng truyền thông."
Nội dung quyển sách nhìn sơ qua thì cũng có thể học được một số thứ, nhưng vì đang ở tâm trạng nhìn mọi thứ đều funny nên tôi quyết định soi phần "Phụ lục A: Danh mục sách nên đọc". Nhìn chung các tác giả đưa ra một danh sách cực kỳ nhàm chán, toàn khủng long của lịch sử tư tưởng và văn chương, ý tôi là toàn sách rất cao cấp, từ Homer số 1 cho tới Solzhenitsyn số 137.
Vì không có ý định dừng lại lâu ở quyển sách này nên tôi sẽ chỉ chép lại hai bông hoa của bảng danh mục trong tiếng Việt:
101. Nathaniel Hawthorne (1804-1864) Bức thư Scarlet.
128. Proust (1871-1922) Hồi tưởng về quá khứ của sự vật.
Ở cái 101 thì sự cố nhìn thấy ngay, còn ở cái 128 thì đúng là đen đủi thật, giá mà hai tác giả dùng tên bản dịch mới, In Search of Lost Time thay vì nhan đề cũ Remembrance of Things Past thì đã dễ suy ra À la recherche du temps perdu rồi hí hí. (Rất tiếc là khi Adler và van Doren viết cuốn sách trên thì chưa có bản dịch mới kia).
hehehe đúng là cuộc đời, khi mình định đùa thì không ai biết mình đùa, khi mình không định thì ai cũng tưởng là mình đùa :)
Đêm qua tôi định viết về một quyển sách mới tìm được thật đấy chứ, song buồn ngủ quá lăn quay ra nên mới chỉ được có một chữ.
Quyển sách này tên là Phương pháp đọc sách của Mortimer J. Adler và Charles van Doren, dịch từ How to Read a Book in năm 1972. Nguyễn Thành Thống dịch, Thời Đại & NXB Văn hóa-Thông tin, 2010. Nhìn gáy sách chỉ thấy cái tên Nguyễn Thành Thống.
Đọc "Lời giới thiệu" đã thấy hơi chuối rồi: "Quả thật đọc là một phương tiện truyền thông. Nói cho chính xác hơn. Đọc là một trong bốn kĩ năng truyền thông."
Nội dung quyển sách nhìn sơ qua thì cũng có thể học được một số thứ, nhưng vì đang ở tâm trạng nhìn mọi thứ đều funny nên tôi quyết định soi phần "Phụ lục A: Danh mục sách nên đọc". Nhìn chung các tác giả đưa ra một danh sách cực kỳ nhàm chán, toàn khủng long của lịch sử tư tưởng và văn chương, ý tôi là toàn sách rất cao cấp, từ Homer số 1 cho tới Solzhenitsyn số 137.
Vì không có ý định dừng lại lâu ở quyển sách này nên tôi sẽ chỉ chép lại hai bông hoa của bảng danh mục trong tiếng Việt:
101. Nathaniel Hawthorne (1804-1864) Bức thư Scarlet.
128. Proust (1871-1922) Hồi tưởng về quá khứ của sự vật.
Ở cái 101 thì sự cố nhìn thấy ngay, còn ở cái 128 thì đúng là đen đủi thật, giá mà hai tác giả dùng tên bản dịch mới, In Search of Lost Time thay vì nhan đề cũ Remembrance of Things Past thì đã dễ suy ra À la recherche du temps perdu rồi hí hí. (Rất tiếc là khi Adler và van Doren viết cuốn sách trên thì chưa có bản dịch mới kia).
Subscribe to:
Posts (Atom)