Dec 30, 2013

Borges: Kotsuké no Suké

Bản dịch của An Lý câu chuyện về viên quan trưởng lễ Kotsuké no Suké (rút từ tập A Universal History of Infamy)


Viên trưởng lễ quan xấc xược Kotsuké no Suké

An Lý dịch

Dec 28, 2013

Người Pháp và Borges

Người Pháp ưa văn chương dài dòng và trước tác đồ sộ tìm được chính xác đối nghịch của mình ở Borges. Càng đối nghịch thì càng thu hút nhau, nên một mặt thì Borges (ít nhất thuở đầu đời) nhận tác động trực tiếp từ nước Pháp, mặt kia thì Borges nhanh chóng tác động vô cùng mạnh mẽ lên văn chương Pháp, từ rất sớm.

Câu chuyện Borges ở Pháp không hoàn toàn như nhiều người vẫn nghĩ: tất nhiên Roger Caillois đóng vai trò rất lớn và Borges rất nổi tiếng ở Pháp từ đầu thập kỷ 50, khi tủ sách "La Croix du Sud" do Roger Caillois phụ trách ở Gallimard giai đoạn đầu đã đưa tập Ficciones đến với độc giả Pháp.

Dec 27, 2013

Borges: Avelino Arredondo và Sách Cát

"Avelino Arredondo" và "Sách Cát" nằm về cuối tập Sách Cát của Borges.

"Avelino Arredondo" là một trong những truyện của Borges gây nhiều dư âm nhất cho tôi về cách hình dung diễn tiến các sự việc trong thực tại, còn "Sách Cát" miêu tả tóm gọn rất hiệu quả quan niệm của Borges về sách, bất tận, vĩnh hằng…


Dec 25, 2013

Kiểm kê truyện của Borges (bản Nguyễn Trung Đức)

Tôi tò mò xem ở nơi có nhiều tác phẩm của Borges nhất trong tiếng Việt, một "tuyển tập" do Nguyễn Trung Đức dịch trước đây, đã có những gì.

Dưới đây là kết quả (chỉ tính riêng phần truyện, "tuyển tập" nói trên còn có phần thơ và phần tiểu luận) (tên truyện tiếng Việt và trong ngoặc đơn là nhan đề tập truyện chứa nó trong bản tiếng Anh phổ biến).

Dec 22, 2013

Borges: Phúc âm theo Máccô

"Phúc âm theo Máccô" dưới đây, bản dịch của An Lý, là truyện mở đầu tập El informe de Brodie, 1970, xuất hiện lần đầu dưới nhan đề "El evangelio según Marcos" đăng trên tờ La Nación, 2/8/1970. Trước khi được đưa vào tập Doctor Brodie's Report, bản tiếng Anh đã xuất hiện trên tờ The New Yorker, dịch bởi Norman Thomas di Giovanni.

Bản dịch tiếng Việt chủ yếu sử dụng bản Norman Thomas di Giovanni, có tham khảo một bản dịch tiếng Anh khác, Collected Fictions (1999) của Andrew Hurley.


Dec 19, 2013

Văn chương Raymond Carver

Đọc đến Cathedral, tập truyện ngắn thứ ba của Carver in tại Việt Nam, chợt nhận ra vì sao lâu nay tôi lại mang ác cảm sâu xa như vậy với văn chương như thế này.

Lại nhớ đến What We Talk About When We Talk About Love, thoạt tiên nó là Beginners, dưới bàn tay biên tập của editor Gordon Lish thì mới có cái tên kia; vấn đề là tại sao Gordon Lish lại sửa như vậy, và tại sao Gordon Lish biên tập truyện của Carver một cách ghê rợn, theo bảng tổng kết của Max, có những truyện Lish gạch bỏ 80% khỏi bản thảo đầu.


Dec 17, 2013

Borges: mấy truyện ngắn trong Sách Cát

Năm 1975, Borges cho in El libro de arena (Sách Cát). Sau Sách Cát, không còn nhiều tác phẩm nữa. Trong số những gì xuất bản hậu Sách cát, đáng kể có loạt bài giảng mang tên Seven Nights, trong đó có một bài về chủ đề ác mộng và một về Nghìn lẻ một đêm.

Borges về già rất khác với Borges hồi trẻ, hay cả sự nghiệp văn chương của Borges là một sự tiếp nối toàn diện, thống nhất? Chúng ta sẽ đi vào vấn đề hóc búa này sau.


Mấy truyện ngắn trong Sách Cát dưới đây được dịch từ bản tiếng Pháp (Le Livre de sable) của Françoise Rousset, sau này được Barnès chỉnh sửa, đối chiếu từng câu với bản tiếng Anh (The Book of Sand) của Norman Thomas di Giovanni (hai bản này có nhiều chỗ chênh nhau, một số chỗ thậm chí còn khác nhau khá lớn).


Tại Việt Nam, tác phẩm của Borges mới chỉ xuất hiện dưới dạng một "tuyển tập" gồm cả thơ, văn và tiểu luận, xuất bản ngay thời điểm dịch giả Nguyễn Trung Đức qua đời. Tôi cũng sẽ quay trở lại với tuyển tập này sau.



Dec 16, 2013

Marcel Proust giữa những ông lớn

Nếu có một "nghịch lý Việt Nam" thật, thì nghịch lý ấy ở trong thế giới sách vở là: Ở Việt Nam hiện diện quá ít tác giả thực sự lớn. Tác giả lớn thì lại hay chỉ có những tác phẩm phụ, và nếu ở một thời điểm có nhiều tác giả lớn thì giới dịch thuật Việt Nam hay chọn duy nhất một, có vẻ vì bị tác động bởi giải Nobel Văn chương.

Tình hình ấy thấy rõ đối với bộ tứ nhà văn vĩ đại của Pháp trước 1945: Marcel Proust, Paul Valéry, Paul Claudel và André Gide. Trong bộ tứ ấy, chỉ Gide thực sự hiện diện ở Việt Nam (nhưng rất nhiều người đọc tên ông ấy là gờ ít ghít sắc Ghít).

Dec 14, 2013

Nguyễn Mạnh Côn mỉa Quán Chùa

Quán Chùa (La Pagode) là một địa điểm quen thuộc của giới văn nghệ sĩ Sài Gòn trước đây. Theo các miêu tả thời đó thì đây là nơi chủ yếu có mặt những người thuộc một "thế hệ mới" trong văn chương Sài Gòn.

Trong lời nói đầu cho Đêm nghe tiếng đại bác của Nhã Ca (bản Nam Cường, 68), Nguyễn Mạnh Côn viết như sau:

Dec 11, 2013

André Maurois về Marcel Proust

Cả một tập đoàn nhà văn từng viết về Marcel Proust và Đi tìm thời gian đã mất. Các triết gia cũng không bỏ qua đối tượng quá sức thú vị này (tiếp nối truyền thống Nietzsche bình luận Sainte-Beuve). Sự vắng mặt đáng nói nhất của tập đoàn ấy hẳn là Borges (tuy nhiên khi còn trẻ Borges từng viết về Ulysses của Joyce, và Borges cũng là nhân vật chính yếu khiến cho William Faulkner xuất hiện rất sớm tại Mỹ Latinh).

Dec 10, 2013

John Le Carré không dừng lại

Chỉ có thể là John Le Carré mới làm được điều ấy ở cái tuổi ấy: không dừng lại. Sau A Most Wanted Man đã được dịch sang tiếng Việt, đã có thêm Our Kind of Traitor. Và bây giờ là A Delicate Truth:


Dec 8, 2013

Sách tháng Mười một 2013

- Patrick Deville: Peste & Choléra


Một thành tựu của tiểu thuyết

Vượt qua được một cái bìa đặc biệt xấu, một nhan đề rất kỳ khôi (Yersin: Dịch hạch và thổ tả; ai bị dịch hạch và ai bị thổ tả?) và một cái giá cao đến lố bịch (120.000đ. cho chưa đầy 300 trang sách khổ không lớn), nếu còn đủ sức lực, ta sẽ được khám phá một thành tựu của tiểu thuyết. Alexandre Yersin là một nhà thám hiểm, một người khám phá, cũng là một con người của những thành tựu, trong đó có những thành tựu khoa học mà tác giả, Patrick Deville, hẳn muốn chúng ta nghĩ là không xa với thơ ca.

Dec 6, 2013

Tokyo hoàng đạo án

Tokyo hoàng đạo án (ở ngoài nước Nhật hay được biết đến dưới cái tên The Tokyo Zodiac Murders) là tiểu thuyết đầu tay của Soji Shimada, in năm 1981.

Câu chuyện này là một kinh điển trong địa hạt trinh thám thế giới. Nó kể về chiến công của Kiyoshi Mitarai, người chỉ nằm một chỗ mà giải được một vụ án tồn tại suốt hàng chục năm, chấn động nước Nhật và từng lôi cuốn không biết bao nhiêu thám tử nghiệp dư.

Có lúc Kiyoshi còn chế nhạo Sherlock Holmes, nói rằng cứ chơi lắm thuốc phiện vào, rồi thì suốt ngày hoang tưởng, nhất là trong "Dải băng lốm đốm", rắn nào mà lại thích uống sữa :p

Dec 5, 2013

Erich Auerbach, văn chương, bắt chước, hiện thực

Tờ The New Yorker số ra ngày 9 tháng Chạp 2013 có bài "The Book of Books. Erich Auerbach and the making of Mimesis" của Arthur Krystal, quay trở lại với cuốn sách kinh điển Mimesis của Auerbach.

Auerbach sinh ra trong một gia đình Berlin giàu có năm 1892. Có thể hình dung Auerbach là một trường hợp tiêu biểu của những trí thức Do Thái có cha mẹ và vài thế hệ đi trước đã dồn sức kiếm tiền để trở nên giàu có, với mục đích con cháu họ có được cuộc sống vật chất sung túc nhất và đời sống tinh thần cao cấp nhất.

Dec 4, 2013

Trưng bày sách (11) nho nhỏ

như một tất yếu, đến một thời điểm những quyển sách xưa cũ bỗng như thể đồng loạt tái sinh:



Dec 3, 2013

Hà Nội và Sài Gòn

tiếp tục ký sự dài lần trước còn đang bị bỏ dở ở đoạn tàu dừng ở ga Đà Nẵng đủ lâu cho khách tắm và nhìn ngó qua khe cửa dòm lẫn nhau

Hà Nội và Sài Gòn không chỉ khác nhau ở chỗ một đằng gọi mọi thứ là chả trong khi đằng kia gọi là giò hay nem, mà có một lần khi đi ăn bánh cuốn Liên Hương, nhìn mấy thứ người ta dọn ra tôi vẫn cứ tưởng đây là món gì đó dạo đầu ăn trước để đợi bánh cuốn, mãi không thấy có gì thêm mới bẽn lẽn hiểu ra đó chính là bánh cuốn

Dec 1, 2013

tình yêu thì giống măng tây

Hồi tôi hay ra rạp xem phim nhất là hồi làn sóng phim Hàn Quốc đang cực thịnh. Xem đủ loại phim (trừ Kim Di Duk hehe). Đó là sau làn sóng Iran.

Nhìn chung tôi rất không ưa cái thói cứ tóm gọn mọi thứ vào một essentiel nào đó, một cái nhìn hình như là giả tạo muốn tỏ ra mình thật sâu sắc nhìn ngay ra bản chất vấn đề. Hình như người ta luôn luôn như thế đối với các đối tượng mà mình không thực sự rành, không thể có bao giờ thực sự rành. Nhưng xem phim Hàn Quốc mãi, rốt cuộc tôi cũng đi theo xu hướng ấy, tôi coi chất weird của chúng tụ hết vào hình ảnh này mà tôi thấy trong rất nhiều bộ phim: hình ảnh một anh giai trong căn phòng bẩn thỉu, bừa bộn bựa kinh lên được, sau một bữa tiệc đêm hay sau một màn giết người, hay đơn giản là sau một quãng thời gian tự nhốt mình trong u uất, anh giai ấy mở mắt tỉnh dậy, mặt nhàu như giấy bạc bọc đồ ăn, anh ấy lừ lừ tiến tới lavabo và vạch chim tè vào đó.