Apr 30, 2017

Stendhal mười tám tuổi

Đọc là gì? Đọc, trước hết, là đọc. Nhưng đồng thời (chính ở đây, ta mới có thể thấy được rõ hơn tầm vóc của Schopenhauer: thế giới  cái này và đồng thời là cái kia; và, sau Schopenhauer, hiển nhiên sẽ đến ai? tất tật sẽ đồng thanh: Nietzsche, tôi biết; nhưng thế là nhầm, ở phương diện này, sau Schopenhauer phải là Wittgenstein; bọn giả vờ đọc Schopenhauer thật đáng ghê tởm, và bọn giả vờ đọc Wittgenstein cũng đáng ghê tởm tương đương - bọn này giờ đông đặc, chắc đến cả lữ đoàn, trong đó có đủ tư lệnh, chính ủy, tham mưu, đến cả sĩ quan cần vụ loong toong các thứ), đọc không phải là đọc: đọc còn là đọc lại, và đọc còn là đọc hết.

Apr 26, 2017

[tiện bút] mười lăm năm

Cuốn tiểu thuyết lớn nào có "incipit" mang con số "22"? Câu này không dễ trả lời, rất không dễ. Mười tám, hai mươi, vân vân dường như dễ hơn nhiều. Một trăm có lẽ cũng dễ, nhưng con số "22" nằm trong dòng đầu tiên một cuốn tiểu thuyết, mà lại phải là một cuốn tiểu thuyết lớn, chuyện không hiển nhiên chút nào.

Nhưng tôi cũng biết có một cuốn tiểu thuyết như thế, đảm bảo các yêu cầu đặt ra, một cách nghiêm ngặt.

Apr 23, 2017

Ferragus (tiếp nữa)

Ferragus là khi, đối với tôi (điều này tôi chưa kiểm tra xem đã có ai nói chưa) Balzac thể hiện rõ "tính chất Racine" nhất; Molière mới là nhân vật mà Balzac liên tục nhắc đến trong các tác phẩm thuộc Vở kịch con người, Racine thì rất hiếm khi, gần như không, nhưng tính chất bi kịch của một số (thật ra là rất nhiều) tác phẩm của Balzac sẽ không thể hiểu kỹ càng được nếu không có một đối chiếu, là Racine. Rất giống như là nhân vật lớn nhất của (giai đoạn đầu) chủ nghĩa lãng mạn tạo ra âm vọng lại nhân vật lớn nhất của chủ nghĩa cổ điển; lãng mạn và cổ điển làm nên trục tung và trục hoành cho văn chương nhìn ở mức độ rộng lớn nhất, phổ quát nhất; đó cũng là âm vọng của đầu thế kỷ 19 đáp lại thế kỷ 17, tức là "thế kỷ vĩ đại" (về "thế kỷ vĩ đại" tức là Corneille, Racine, Molière và Pascal: cf. Paul Bénichou, Morales du grand siècle) (ta sẽ thấy thật ra Balzac không thực sự coi trọng thế kỷ 18, tức là các nhà bách khoa thư, Rousseau, Diderot, Voltaire, đọc Ursule Mirouët các đoạn tiểu sử bác sĩ Minoret là đã có thể thấy phần nào điều này).

NB. mới thêm những đoạn dài dài dài dài Một vụ việc ám muộiNgười phụ nữ tuổi ba mươi.

Apr 21, 2017

Người phụ nữ tuổi ba mươi (tiếp)

Hôm nay chính là ngày gì đó rất quan trọng đối với "sách Việt Nam" nói chung đấy. Chắc là trong thế giới sách, hôm nay, đã xảy ra nhiều chuyện.

Và chúng ta sẽ tiếp tục Người phụ nữ tuổi ba mươi :p (phần đầu ở kia)

Nhân tiện: mới thêm những đoạn rất rất dài Ursule MirouëtMột vụ việc ám muội.

Apr 18, 2017

Xiếc

Rạp xiếc (circus) là sự nối tiếp, xuyên qua thời gian, của đấu trường (arena) trong thế giới La Mã. "Trò giải trí", nhưng là trò giải trí căng thẳng, tuy về sau đỡ đẫm máu nhưng sự căng thẳng thì vẫn còn nguyên. Đã rất nhiều lần, tôi nhìn thấy trong các bản dịch tiếng Việt, "Piccadilly Circus" được gọi là "Rạp Xiếc Piccadilly".

Nhưng "xiếc" còn liên quan đến một điều nữa: sự kỳ ảo, sự kỳ ảo ấy lại càng có ý nghĩa lớn, trong thế giới rất thiếu vắng sự kỳ ảo ngày nay.

Apr 17, 2017

[tiện bút] khác

Phụ nữ (xem thêm ở kiaở kia) và đàn ông thì khác nhau, nhưng khác nhau như thế nào? Và tại sao lại khác nhau?

Sự khác nhau kinh điển nằm ở chi tiết rất nhỏ, trong động tác, cử chỉ. Dường như trong những gì thuộc về cơ thể (một ví dụ là "động tác vẩy" chỉ thấy ở đàn ông, xem ở kia), con người chỉ chịu sự xui khiến của "bản năng giống loài", đó là phản xạ, nhưng là "có điều kiện" hay "không điều kiện"?

Apr 15, 2017

Một vụ việc ám muội (tiếp)

Đã đến được mức "tròn chục" (nhát thứ 10 Vở kịch con người: ở kia), cũng tới lúc nên quay lại rà soát và phát triển những gì đã có :p

Thêm nữa, làm như vậy giống như mô phỏng chính phương thức tự sự của Balzac (về điều này, xem trong đường link đã dẫn, chú thích số 71).

Apr 11, 2017

Ursule Mirouët

Tranh thủ thông báo cho những ai còn chưa biết: đã có đầy đủ ba chương đầu phần thứ nhất Giáo dục tình cảm của Flaubert, ở kia.

Điều sau đây thì đáng sợ hơn: những ai tưởng khi tôi nhích sang Flaubert thì nghĩa là đã thoát Balzac, những người ấy rất nhầm; thậm chí, chúng ta còn chưa đi được đến nửa đường ấy chứ. Và bây giờ lại tiếp tục.

Apr 7, 2017

Giáo dục tình cảm (1, I, II, III)

Cú đọc lại Madame Bovary lần này (như đã nói ở kia) thật quá mức khủng khiếp: tôi đã bắt đầu thấy nguy cơ toàn bộ sự nhìn nhận Flaubert của tôi sắp thay đổi mãnh liệt. Cụ thể hơn, lần đọc Madame Bovary này khiến tôi chóng mặt (về sự chóng mặt, xem ở kia, chú thích số 133).

Trước khi mọi thứ trở nên quá tệ hại :p tôi quyết định rút bản dịch L'Éducation sentimentale cất giữ đã lâu ra luôn, không chờ đợi nữa.

Apr 4, 2017

Balzac và Flaubert

Trong rất, rất nhiều năm, tôi không đọc lại Madame Bovary; ngay sau đây, tôi sẽ nói một điều báng bổ, thậm chí vô cùng báng bổ: tôi thấy Bovary chán khủng khiếp, hơn thế nữa, đối với tôi, trong một thời gian cực dài, đó là thứ kém nhất mà Flaubert từng viết. Điều ấy, ngoài một số chuyện khác, thật ra muốn nói lên rằng tôi thuộc về phía bên kia, cái phía của L'Éducation sentimentaleBouvard et Pécuchet, sẵn sàng bỏ Bovary lại ở phía bên này.

Trước khi tiếp tục câu chuyện, một câu hỏi hẳn đã trở nên hết mức nhàm chán: ở Việt Nam có chuyên gia về Flaubert hay không? Chuyên gia về Flaubert nghĩa là, để tiện hình dung, có thể viết về Flaubert giống như Mario Vargas Llosa từng viết, xem ở kia. Tôi sẽ không trả lời câu hỏi ấy (thóc đâu mà đãi gà rừng lắm thế), mà sẽ chỉ nêu một nhận xét: không khác mấy ở trường hợp Balzac, Flaubert không hề thiếu ở Việt Nam. Từng có ít nhất hai bản dịch tiếng Việt Bà Bovary, từng có ít nhất hai bản dịch tiếng Việt Salammbô và từng có ít nhất hai bản dịch tiếng Việt Trois contes (ít nhất là cái truyện về "Julien"). Nhưng dường như (gần như chắc chắn) chưa bao giờ có bản dịch L'Éducation sentimentale, chưa bao giờ có bản dịch Bouvard et Pécuchet, chưa bao giờ có bản dịch Saint-Antoine, và chắc chắn chưa bao giờ có cái gì thuộc phần "Correspondance" của Flaubert.

Apr 1, 2017

Mất mật khẩu

Sẽ đặc biệt nhàm chán khi cứ nhắc đi nhắc lại rằng Céline tiên tri rất nhiều điều. Vì ngay từ đầu, Đi đến cùng đêm đã nói gần như mọi thứ, rằng cuộc đời con người là chuyến đi, nhưng đó là một chuyến đi có đặc điểm là diễn ra trên một triền dốc, và cái triền ấy không hướng lên, mà hướng xuống. Sau đó, đến Chết trả góp (Mort à crédit): sống thì là đi xuống mãi, nhưng chết, ngay cả chết, cũng không phải là giải thoát, làm gì có giải thoát hay cứu rỗi khi mà chết, nghĩa là chết nhiều lần, chết đi chết lại, và chỉ có chết mới tạo ra lòng tin (crédit), có lòng tin thì mới được phép "mua chịu", "mua trả góp". Tài sản duy nhất mà con người sở hữu chính là cái chết của hắn, nhưng ngay thứ tài sản này cũng nực cười vô cùng.