Buổi trưa ghé nhà cũ loay hoay moi sách, hắt xì hơi liên tục vì bụi. Sách là cái thứ nguy hiểm mà, tôi nói với các bác rồi :(
Hôm trước ba hoa khoe quyển Tên của đóa hồng đẹp hơn quyển của chị So hic, hóa ra tìm lại thì rõ là xấu huhu, chị So có đổi không :p
Quyển bên cạnh thì các bác cũng nhìn thấy rồi đấy, khỏi phải thuyết minh nhá :d Dạo trước xin xỏ đại gia Văn Bảy nhưng đại gia đã gả cô gái ấy về một bến bờ khác thành thử phải mất bao nhiêu công lobby các kiểu mới vợt được một chú như thế kia, hơi sờn các thứ, nhưng càng ra vẻ phong vị ma cà zồng :d
Mấy quyển đợt gần đây mới in cũng phong cách moi lại: Hà Nội trong cơn lốc do tiến sĩ Võ Văn Nhơn làm (chào Tiến sĩ Nhơn ạ :d) Đây là một số phóng sự Vũ Bằng đăng trên tờ Mới của Phạm Văn Tươi; cái tên Phạm Văn Tươi đặc biệt quan trọng ở giai đoạn đầu của văn học Sài Gòn.
Chúc mừng các bạn Giao Điểm-Domino tiếp tục ra được sách. Tôi là độc giả trung thành những gì các bạn từng in, trừ cái quyển gì Chuyện tình tình gì đó :))) Lần này hai tập truyện Đỗ Chu rất là chịu chơi, class.
Các bác có thích đọc văn học Ailen thì có bài mới về Colm Tóibín này. Tóibín thì tôi có nhiều rồi, nhưng chưa tìm được quyển nào của Flann O'Brien, các bác lưu ý nhá nhá :dd
Last but not least: moi được một quyển rất là bàng hoàng:
Bàng hoàng bởi vì nó tên là Bàng hoàng :p và bởi sách do nhà xuất bản Văn hóa in giai đoạn này bây giờ khó tìm lắm. Đây là bản dịch của Trương Chính, NXB Văn hóa, 1961. Thật ra quyển này tôi được tiền bối B. tình thương mến thương trao gửi. Tiền bối B. dạo này đi đâu í nhỉ, có kiếm được nhiều không? :)))
Oct 29, 2010
Oct 28, 2010
Cánh đồng bất tận và cánh đồng tất bật của phê bình điện ảnh
Phim ảnh là cái thứ mang lại nhiều niềm vui nhất, có lẽ vì cái gì nó cũng có một tí. Như lẩu. Điện ảnh ra đời sau những cái khác, nó chọn luôn cách dễ nhất là gộp chung mọi thứ đã có vào, mỹ thuật, âm nhạc, văn học, tất tật, chả thiếu cái gì. Cái phim gì James Bond giờ tôi chả nhớ gì cả nhưng bài hát "The World Is Not Enough" của Garbage thì nhất định nhớ, rồi "Everybody's Gotta Learn Sometimes" của Beck, rồi anh Cullum hát "Gran Torino".
Điện ảnh cũng nhiều lúc nghiêm trọng đến đáng ngạc nhiên, như là phim Shoah, như là khi các đạo diễn nhất quyết truy vấn về thân phận con người. Hic, tôi thì tôi chỉ thích nhất là xem phim Buster Keaton hay Jacques Tati.
Rồi thì người ta nhao nhao lên là phim không bằng truyện, phim khác truyện etc. Èo, để cho mấy ông đạo diễn dễ thở tí chứ. Hiện thực người ta có thể sửa đổi đi một chút hoặc rất nhiều, tiểu sử làm giả đi đủ các kiểu, thì phim khác truyện cũng có làm sao nhỉ. Nếu không thì bố ông Luis Bunuel cũng chả dám bắt mười mấy nhân vật cứ mắc kẹt trong một căn phòng rào chắn vô hình mãi không ra được. Tôi rất thích xem A Clockwork Orange để coi Kubrick cho Alex DeLarge nói "What's going to be then eh" như thế nào. Vậy thôi. Điện ảnh là cái món áp đặt, bắt người ta ngồi ê mông liên tục mấy tiếng, đau cả mắt mỏi gãy cổ với cả điếc cả tai, thì cũng đừng có áp bức quá chứ.
Tôi khoái Truffaut, mỗi khuôn hình đều rung động, tôi thích Hitchcock làm tôi sợ ị cả ra quần mỗi khi vào phòng tắm, tôi thích Cronenberg máu lửa trong A History of Violence, nhưng để mà trung thực hết sức thì tôi thích ngực Emmanuelle Béart, môi Isabelle Adjani và cách cầm súng của Lino Ventura. Và Sharon Stone đè bẹp gí Michael Douglas :))
+ Nghĩ được cái tít bài quá đỉnh, sướng âm ỉ đâm ra hết cả năng lượng viết bài :)) bác nào mua lại cái tít không tôi bán cho hihi.
Điện ảnh cũng nhiều lúc nghiêm trọng đến đáng ngạc nhiên, như là phim Shoah, như là khi các đạo diễn nhất quyết truy vấn về thân phận con người. Hic, tôi thì tôi chỉ thích nhất là xem phim Buster Keaton hay Jacques Tati.
Rồi thì người ta nhao nhao lên là phim không bằng truyện, phim khác truyện etc. Èo, để cho mấy ông đạo diễn dễ thở tí chứ. Hiện thực người ta có thể sửa đổi đi một chút hoặc rất nhiều, tiểu sử làm giả đi đủ các kiểu, thì phim khác truyện cũng có làm sao nhỉ. Nếu không thì bố ông Luis Bunuel cũng chả dám bắt mười mấy nhân vật cứ mắc kẹt trong một căn phòng rào chắn vô hình mãi không ra được. Tôi rất thích xem A Clockwork Orange để coi Kubrick cho Alex DeLarge nói "What's going to be then eh" như thế nào. Vậy thôi. Điện ảnh là cái món áp đặt, bắt người ta ngồi ê mông liên tục mấy tiếng, đau cả mắt mỏi gãy cổ với cả điếc cả tai, thì cũng đừng có áp bức quá chứ.
Tôi khoái Truffaut, mỗi khuôn hình đều rung động, tôi thích Hitchcock làm tôi sợ ị cả ra quần mỗi khi vào phòng tắm, tôi thích Cronenberg máu lửa trong A History of Violence, nhưng để mà trung thực hết sức thì tôi thích ngực Emmanuelle Béart, môi Isabelle Adjani và cách cầm súng của Lino Ventura. Và Sharon Stone đè bẹp gí Michael Douglas :))
+ Nghĩ được cái tít bài quá đỉnh, sướng âm ỉ đâm ra hết cả năng lượng viết bài :)) bác nào mua lại cái tít không tôi bán cho hihi.
Oct 25, 2010
Chuyện bố con Amis
thỉnh thoảng cũng phải trêu bác Giò Lang Ben một cái :ddd
Mấy hôm nay thấy Guardian đăng bài Martin Amis viết về Philip Larkin, mở đầu bằng một câu vô cùng ai oán: "The age of the literary correspondence is dying, slowly but surely electrocuted by the superconductors of high modernity." Điều này rất đúng, vài chục năm nữa thôi sẽ thật vắng vẻ những cuốn sách in thư từ của các nhà văn. André Gide hay Marcel Proust viết nhiều thư không tưởng tượng nổi, thư Flaubert gửi Louise Colet còn quan trọng ngang ngửa Madame Bovary. Tôi còn tìm được một quyển in thư Goethe-Schiller ở một hiệu sách Tràng Tiền mới oách :)
Đọc bài này mới nhớ ra bố của Martin Amis, Kingsley Amis, khi viết hồi ký đã dành hẳn một chương về Philip Larkin (hai người là bạn học hồi Oxford). Lục lại quyển sách thấy đúng luôn. Đang đến giờ uống sữa, đặt tạm viên gạch trêu tức Giò Lang Ben cái đã :p
----------------
Bài thơ "Dublinesque" của Philip Larkin, xuất hiện không ít lần trong Dublinesca:
Down stucco sidestreets,
Where light is pewter
And afternoon mist
Brings lights on in shops
Above race-guides and rosaries,
A funeral passes.
The hearse is ahead,
But after there follows
A troop of streetwalkers
In wide flowered hats,
Leg-of-mutton sleeves,
And ankle-length dresses.
There is an air of great friendliness,
As if they were honouring
One they were fond of;
Some caper a few steps,
Skirts held skilfully
(Someone claps time),
And of great sadness also.
As they wend away
A voice is heard singing
Of Kitty, or Katy,
As if the name meant once
All love, all beauty.
(tự nhiên thấy có nét hao hao "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc" của Văn Cao)
----------------
Lục lại blog cũ xem đã viết gì về Martin Amis:
Trước đây vần đi vần lại mấy quyển tiểu thuyết của Martin Amis mà thiệt tình không làm sao mà nhá nổi: Success và The Information, thấy như là một sự kết hợp không khéo léo lắm giữa American Psycho và các nhà văn Pháp có văn phong theo kiểu telegraphic và đầu óc của Frédéric Beigbeder (mặc dù tôi rất thích Beigbeder, nhất là các chronicle luôn luôn rất cynical). Amis, nhà văn lừng danh, người từng chửi nhau khủng khiếp với Terry Eagleton, mà chỉ thế sao? Quả thực là không có duyên, cho đến House of Meetings (Nhà Gặp). Chẳng nhẽ lại nói theo cái kiểu ấy: đây mới là văn chương! Chỉ cần vài câu đầu là biết mình đang ở trước một tác phẩm cực lớn: “My little brother came to camp in 1948 (I was already there), at the height of the war between the brutes and the bitches…” Trại ở đây là gulag của Nga, và hai anh em nhân vật chính là người Do Thái.
Một cái praise in ở bìa sau so sánh quyển này với Dostoyevsky. Tôi thì thấy đặc biệt cynical: “All right, Russian love. But still love.” Hay đoạn này: “Given Russian distances, and the general arduousness of Russian life, you’d expect a verst to be the equivalent of – I don’t know – thirty-nine miles. In fact it’s barely more than a kilometer.” Khi ấy nhân vật người anh đã già quay trở lại “chốn xưa” trên một con tàu hơi nước du lịch mang một cái tên cực kỳ oái oăm trong hoàn cảnh này: Georgi Zhukov.
Miêu tả tuổi già: “Yes, yes, I know – the old shouldn’t swear. You and your mother were quite right to roll your eyes at it. It is indeed a charmless and pitiful spectacle, the effing and blinding of an ancient mouth, the teeth false or dropped, the lips licked half away. And pitiful because it is such a transparent protest against failing powers: saying fuck is the only dirty thing we can still get up to.”
Rồi khi gần đến đích: “My eyes, in the Conradian sense, have stopped being Western and started being Eastern.” Ngay chương sau sẽ là gulag, và House of Meetings, và cái câu khủng khiếp: “But life was easy in 1956”.
Mấy hôm nay thấy Guardian đăng bài Martin Amis viết về Philip Larkin, mở đầu bằng một câu vô cùng ai oán: "The age of the literary correspondence is dying, slowly but surely electrocuted by the superconductors of high modernity." Điều này rất đúng, vài chục năm nữa thôi sẽ thật vắng vẻ những cuốn sách in thư từ của các nhà văn. André Gide hay Marcel Proust viết nhiều thư không tưởng tượng nổi, thư Flaubert gửi Louise Colet còn quan trọng ngang ngửa Madame Bovary. Tôi còn tìm được một quyển in thư Goethe-Schiller ở một hiệu sách Tràng Tiền mới oách :)
Đọc bài này mới nhớ ra bố của Martin Amis, Kingsley Amis, khi viết hồi ký đã dành hẳn một chương về Philip Larkin (hai người là bạn học hồi Oxford). Lục lại quyển sách thấy đúng luôn. Đang đến giờ uống sữa, đặt tạm viên gạch trêu tức Giò Lang Ben cái đã :p
----------------
Bài thơ "Dublinesque" của Philip Larkin, xuất hiện không ít lần trong Dublinesca:
Down stucco sidestreets,
Where light is pewter
And afternoon mist
Brings lights on in shops
Above race-guides and rosaries,
A funeral passes.
The hearse is ahead,
But after there follows
A troop of streetwalkers
In wide flowered hats,
Leg-of-mutton sleeves,
And ankle-length dresses.
There is an air of great friendliness,
As if they were honouring
One they were fond of;
Some caper a few steps,
Skirts held skilfully
(Someone claps time),
And of great sadness also.
As they wend away
A voice is heard singing
Of Kitty, or Katy,
As if the name meant once
All love, all beauty.
(tự nhiên thấy có nét hao hao "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc" của Văn Cao)
----------------
Lục lại blog cũ xem đã viết gì về Martin Amis:
Trước đây vần đi vần lại mấy quyển tiểu thuyết của Martin Amis mà thiệt tình không làm sao mà nhá nổi: Success và The Information, thấy như là một sự kết hợp không khéo léo lắm giữa American Psycho và các nhà văn Pháp có văn phong theo kiểu telegraphic và đầu óc của Frédéric Beigbeder (mặc dù tôi rất thích Beigbeder, nhất là các chronicle luôn luôn rất cynical). Amis, nhà văn lừng danh, người từng chửi nhau khủng khiếp với Terry Eagleton, mà chỉ thế sao? Quả thực là không có duyên, cho đến House of Meetings (Nhà Gặp). Chẳng nhẽ lại nói theo cái kiểu ấy: đây mới là văn chương! Chỉ cần vài câu đầu là biết mình đang ở trước một tác phẩm cực lớn: “My little brother came to camp in 1948 (I was already there), at the height of the war between the brutes and the bitches…” Trại ở đây là gulag của Nga, và hai anh em nhân vật chính là người Do Thái.
Một cái praise in ở bìa sau so sánh quyển này với Dostoyevsky. Tôi thì thấy đặc biệt cynical: “All right, Russian love. But still love.” Hay đoạn này: “Given Russian distances, and the general arduousness of Russian life, you’d expect a verst to be the equivalent of – I don’t know – thirty-nine miles. In fact it’s barely more than a kilometer.” Khi ấy nhân vật người anh đã già quay trở lại “chốn xưa” trên một con tàu hơi nước du lịch mang một cái tên cực kỳ oái oăm trong hoàn cảnh này: Georgi Zhukov.
Miêu tả tuổi già: “Yes, yes, I know – the old shouldn’t swear. You and your mother were quite right to roll your eyes at it. It is indeed a charmless and pitiful spectacle, the effing and blinding of an ancient mouth, the teeth false or dropped, the lips licked half away. And pitiful because it is such a transparent protest against failing powers: saying fuck is the only dirty thing we can still get up to.”
Rồi khi gần đến đích: “My eyes, in the Conradian sense, have stopped being Western and started being Eastern.” Ngay chương sau sẽ là gulag, và House of Meetings, và cái câu khủng khiếp: “But life was easy in 1956”.
Oct 23, 2010
Sách (XXII) Lại bất ngờ
Một người bạn đại cao thủ trong giới sưu tầm sách Việt Nam (tôi không phải là nhà sưu tầm đâu nhá, hoặc nếu có thì cũng chỉ là một tay mơ thôi) mới gửi cho xem ảnh bìa một quyển sách rất là choáng nhá. Mạn phép post lên đây để xem ai có thông tin gì không. Quyển sách in năm 1952, không thấy ghi tên người dịch.
Kinh chưa, Orwell ở Việt Nam vào năm 1952 nhé, chỉ bảy năm sau khi Animal Farm được in nhé.
Kinh chưa, Orwell ở Việt Nam vào năm 1952 nhé, chỉ bảy năm sau khi Animal Farm được in nhé.
Oct 22, 2010
mấy cái cục
tối qua, vào giờ uống sữa, tôi liếc tivi vài phút, trúng cái tường thuật trực tiếp lễ bế mạc Liên hoan phim quốc tế VNIFF ở Mỹ Đình (lúc ấy mới nhớ ra mình cũng có giấy mời đi dự đàng hoàng đấy chứ nhưng không đi, vì Từ thuở về đây sống rất nghèo/Bạn bè chỉ có gió trăng theo, với cả hai con mèo :d)
ối giời ơi chưa từng bao giờ trong đời mình tưởng tượng nổi là LHP lại có hai quả best actress, hố hố, và giải thứ hai trao cho một diễn viên Việt Nam (ai đó tôi cũng chả nhớ); thế mà cách đây tầm một tuần nhớ láng máng đọc trên báo có đồng chí nào đó trong ban tổ chức dõng dạc tuyên bố đã là LHP quốc tế thì làm gì có chuyện cơ cấu giải thưởng; như cái hai best actress kia thì là cái quái gì nhỉ, nghĩ mãi không ra :)
đùa chứ vừa nhìn lên tivi thấy đồng chí Lại Văn Sâm đã muốn tắt béng đi rồi, tối hôm qua trông không khác gì một thằng hồ lì ở một sòng bạc hạng bét, gớm thế không biết (giờ thì tôi hiểu tại sao đợt trước có lần bác Lưu Văn Say vào đây comment ký tắt LVS bị tôi nhầm thành Lại Văn Sâm đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi; nghe Lại Văn Sâm nói năng lăng nhăng trong một LHP quốc tế thì tôi rất hiểu, bác LVS ạ :p)
cái LHP này là cuộc hợp tác giữa BHD và Cục Điện ảnh; xem đến chỗ có hai best actress thì tôi đúng nghĩa là lăn ra cười, phong cách của cục đây rồi, không lẫn đi đâu được; cục là cục nói chung ấy, cục nào cũng thế hết, cái cục điện ảnh này tôi chẳng biết gì nhưng các bạn bên điện ảnh có thể yên tâm là phong cách không thể trộn lẫn này cục xuất bản cũng có luôn, y chang luôn; năm nào đọc báo cáo thường niên của cục xuất bản là tôi cũng lăn ra cười giống hệt hihi
mà tại sao nhỉ, ok nhỉ, chúng ta làm ra những thứ quả thực cũng chẳng ra gì mấy, nhưng ít nhất cũng sạch sẽ thơm tho chứ, tại làm sao mấy cái cục cứ lơ lửng treo trên đầu chúng ta như thế: ít nhất thì cũng đừng mang tên "cục" chứ; thỉnh thoảng cục lơ lửng ấy lại còn rơi thật nữa chứ
thối um
ps. sáng đi qua cái ao gần nhà, bỗng dưng tôi nhớ đến câu thơ này: "Con cá rô ơi chớ có buồn" há há
ối giời ơi chưa từng bao giờ trong đời mình tưởng tượng nổi là LHP lại có hai quả best actress, hố hố, và giải thứ hai trao cho một diễn viên Việt Nam (ai đó tôi cũng chả nhớ); thế mà cách đây tầm một tuần nhớ láng máng đọc trên báo có đồng chí nào đó trong ban tổ chức dõng dạc tuyên bố đã là LHP quốc tế thì làm gì có chuyện cơ cấu giải thưởng; như cái hai best actress kia thì là cái quái gì nhỉ, nghĩ mãi không ra :)
đùa chứ vừa nhìn lên tivi thấy đồng chí Lại Văn Sâm đã muốn tắt béng đi rồi, tối hôm qua trông không khác gì một thằng hồ lì ở một sòng bạc hạng bét, gớm thế không biết (giờ thì tôi hiểu tại sao đợt trước có lần bác Lưu Văn Say vào đây comment ký tắt LVS bị tôi nhầm thành Lại Văn Sâm đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi; nghe Lại Văn Sâm nói năng lăng nhăng trong một LHP quốc tế thì tôi rất hiểu, bác LVS ạ :p)
cái LHP này là cuộc hợp tác giữa BHD và Cục Điện ảnh; xem đến chỗ có hai best actress thì tôi đúng nghĩa là lăn ra cười, phong cách của cục đây rồi, không lẫn đi đâu được; cục là cục nói chung ấy, cục nào cũng thế hết, cái cục điện ảnh này tôi chẳng biết gì nhưng các bạn bên điện ảnh có thể yên tâm là phong cách không thể trộn lẫn này cục xuất bản cũng có luôn, y chang luôn; năm nào đọc báo cáo thường niên của cục xuất bản là tôi cũng lăn ra cười giống hệt hihi
mà tại sao nhỉ, ok nhỉ, chúng ta làm ra những thứ quả thực cũng chẳng ra gì mấy, nhưng ít nhất cũng sạch sẽ thơm tho chứ, tại làm sao mấy cái cục cứ lơ lửng treo trên đầu chúng ta như thế: ít nhất thì cũng đừng mang tên "cục" chứ; thỉnh thoảng cục lơ lửng ấy lại còn rơi thật nữa chứ
thối um
ps. sáng đi qua cái ao gần nhà, bỗng dưng tôi nhớ đến câu thơ này: "Con cá rô ơi chớ có buồn" há há
Oct 20, 2010
Nghe thấy một giọng nói con người
Về người Do Thái trong Thế chiến thứ hai, bên cạnh Raul Hilberg, Claude Lanzmann, Hannah Arendt, Primo Levi là một cái tên quan trọng, thậm chí không thể thiếu, nếu người ta muốn biết thực sự người Do Thái châu Âu đã trải qua Lò Thiêu (Holocaust) của Đức Quốc xã như thế nào.
Một số nhà văn đã kinh qua trại tập trung của Nazi, ngoài Primo Levi còn có chẳng hạn một chủ nhân Nobel văn học, Kertész Imre, người Hungari. Họ viết văn không chỉ để kể câu chuyện của mình và đồng loại mình, mà còn đặt ra những câu hỏi lớn: Tại sao chuyện đó lại có thể xảy ra? Khả năng tồn tại của con người có thể đến mức nào? Trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, phản ứng của con người đi theo chiều hướng nào? Trong Không số phận, Kertész Imre miêu tả một cậu bé Do Thái choáng ngợp trước những người lính Đức, và thậm chí còn “hạnh phúc” với cuộc sống cực nhục, còn trong Có được là người (Trần Hồng Hạnh dịch, Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn), vừa là tự truyện vừa là “tường trình” với giọng văn biên bản, Primo Levi chỉ ra rằng: chế độ trại tập trung làm cho con người không là con người nữa (không còn tên mà mang số, ăn một thứ xúp không thể tưởng tượng nổi, ở khu ngủ thì chỉ có một gang tay mặt sàn để đứng một chân mà ăn…), ở trong tình trạng ấy phản kháng và ngay cả hận thù cũng là không thể. Đơn giản là người tù của trại tập trung chỉ tập trung thứ năng lượng xơ xác của mình cho mục đích: sống qua một phút, rồi một phút nữa.
Ám ảnh thời gian trở đi trở lại trong các tác phẩm của Primo Levi, như đoạn mở đầu rất nổi tiếng về cái đồng hồ chết ở một ngôi làng trong Se non ora, quando? (Nếu không phải bây giờ, thì là bao giờ?, 1984). Một ám ảnh lớn nữa đối với người tù Levi mang số 174517 (tức một “số lớn”: các “số nhỏ” gần như không còn ai sống sót sau khi quân Đồng minh tiến vào các trại tập trung) là giấc mơ trở về nhà, ngồi vào cái bàn quen thuộc (và kể chuyện của mình, nhưng sẽ không ai tin). Giấc mơ này cũng được Kertész nhắc tới trong Không số phận; có lẽ người tù nào ở các trại tập trung phi nhân tính ấy đều có cùng một giấc mơ, một thứ tài sản chung mang tính chất an ủi trong tình trạng đến cả răng vàng trong miệng và tóc cũng bị lột mất.
Niềm cay đắng bị hủy diệt được Primo trình bày hiển ngôn trong một đoạn gần cuối sách, khi sự giải thoát đã rất gần: “Chúng tôi nằm trong một thế giới của người chết và kiệt sức. Dấu hiệu văn minh cuối cùng đã biến mất xung quanh và cả bên trong chúng tôi. Công trình biến con người thành thú vật mà bọn Đức thời đắc thắng đã dựng lên giờ đây đang được bọn Đức bại trận hoàn thành nốt” (tr. 285). Điều này đã dự báo trước rằng người ta có thể ra khỏi trại tập trung nhưng không bao giờ thoát khỏi nó.
Oct 18, 2010
Một Chủ nhật khác
Để hồi cố một ngày Chủ nhật (Để tưởng nhớ mùi hương :d)...
... và chạy đua vũ trang với một số bác hehe
... và chạy đua vũ trang với một số bác hehe
Oct 16, 2010
Toàn sách là sách
Đoạn mở đầu của tiểu thuyết In Memoriam của Linda Lê (Christian Bourgois, 2007, 17 euros):
"Tôi sẽ điên nếu không viết quyển sách này. Thế nhưng điên rồ vẫn rình rập tôi: vừa viết xong là tôi đốt nó đi ngay. Xong được tác phẩm của cuộc đời mình rồi hủy nó đi, như vậy là kỳ cục hay hữu lý? Tôi không cần tự đặt câu hỏi. Tôi ngả nghiêng giữa giấc mơ và thực tế."
Còn trong tập tiểu luận Tu écriras sur le bonheur (Mi sẽ viết về hạnh phúc) (PUF, 1999, in lại trong collection "Titres", Christian Bourgois, 2009, 10 euros), lời nói đầu kể lại câu chuyện mà Ingeborg Bachmann từng kể, về một anh thợ hàn một hôm tình cờ sờ phải một quyển sách bị bỏ quên trong quán cà phê. Anh ta bắt đầu đọc, từng trang một, rồi cả quyển sách. Kể từ đó anh ta đi mượn sách ở thư viện, không đi làm nữa, cả ngày chỉ nhốt mình trong nhà đọc sách. Trong mắt anh ta, những gì thoát ra từ những quyển sách cứ sững lại ở đó như một đám mây. Anh ta, độc giả, đã gặp đám mây, mắt anh ta ngước nhìn lên trời, trong khi cắm mặt trong bùn sửa đường ray tàu tramway.
Trong Tu écriras sur le bonheur Linda Lê "trôi nổi" (flâner) qua các tác giả như Kôbô Abé, Raymond Carver, Lawrence Durrell, Vassili Grossman, Yasushi Inoué, Bohumil Hrabal, Henry James, Leonardo Sciascia, hay nhà văn Ailen Flan O'Brien, cũng là hình ảnh nổi bật trong Dublinesca, và nhất là nhà thơ Marina Tsvétaeva, mà Linda Lê từng viết cả một quyển sách.
Niềm hạnh phúc viết và đọc đó chính là cái tôi muốn nói về một "mẫu nhà văn": bởi có niềm hạnh phúc ấy nên văn chương với họ là không có biên giới, luôn luôn có quy chiếu qua mọi đường ranh giới về chủng tộc và địa lý, và lúc nào cũng gần gũi với các nhà văn khác, không kể thời gian, quốc tịch. Các nhà văn là "confrère" của nhau. Điều này, hết sức xin lỗi, nhà văn Việt Nam chưa bao giờ có. Các nhà văn Việt Nam càng viết và nói về văn chương thế giới, càng thấy họ không biết văn chương thế giới.
"Tôi sẽ điên nếu không viết quyển sách này. Thế nhưng điên rồ vẫn rình rập tôi: vừa viết xong là tôi đốt nó đi ngay. Xong được tác phẩm của cuộc đời mình rồi hủy nó đi, như vậy là kỳ cục hay hữu lý? Tôi không cần tự đặt câu hỏi. Tôi ngả nghiêng giữa giấc mơ và thực tế."
Còn trong tập tiểu luận Tu écriras sur le bonheur (Mi sẽ viết về hạnh phúc) (PUF, 1999, in lại trong collection "Titres", Christian Bourgois, 2009, 10 euros), lời nói đầu kể lại câu chuyện mà Ingeborg Bachmann từng kể, về một anh thợ hàn một hôm tình cờ sờ phải một quyển sách bị bỏ quên trong quán cà phê. Anh ta bắt đầu đọc, từng trang một, rồi cả quyển sách. Kể từ đó anh ta đi mượn sách ở thư viện, không đi làm nữa, cả ngày chỉ nhốt mình trong nhà đọc sách. Trong mắt anh ta, những gì thoát ra từ những quyển sách cứ sững lại ở đó như một đám mây. Anh ta, độc giả, đã gặp đám mây, mắt anh ta ngước nhìn lên trời, trong khi cắm mặt trong bùn sửa đường ray tàu tramway.
Trong Tu écriras sur le bonheur Linda Lê "trôi nổi" (flâner) qua các tác giả như Kôbô Abé, Raymond Carver, Lawrence Durrell, Vassili Grossman, Yasushi Inoué, Bohumil Hrabal, Henry James, Leonardo Sciascia, hay nhà văn Ailen Flan O'Brien, cũng là hình ảnh nổi bật trong Dublinesca, và nhất là nhà thơ Marina Tsvétaeva, mà Linda Lê từng viết cả một quyển sách.
Niềm hạnh phúc viết và đọc đó chính là cái tôi muốn nói về một "mẫu nhà văn": bởi có niềm hạnh phúc ấy nên văn chương với họ là không có biên giới, luôn luôn có quy chiếu qua mọi đường ranh giới về chủng tộc và địa lý, và lúc nào cũng gần gũi với các nhà văn khác, không kể thời gian, quốc tịch. Các nhà văn là "confrère" của nhau. Điều này, hết sức xin lỗi, nhà văn Việt Nam chưa bao giờ có. Các nhà văn Việt Nam càng viết và nói về văn chương thế giới, càng thấy họ không biết văn chương thế giới.
Trang đầu tiên của quyển sách cuối cùng
Le dernier roman nghĩa là quyển tiểu thuyết mới nhất, chứ không phải cuối cùng: Cronos (Christian Bourgois, 2010, 16 euros), mà theo chính lời Linda Lê trong buổi tối ở Hà Nội, là một "fable politique", một "ngụ ngôn chính trị", đen tối, đẫm máu, với một mô hình thu nhỏ về tầm vóc đã tồn tại trong truyện ngắn "Lọ mực" của tập Lại chơi với lửa. Chủ định của Linda Lê là đi vào thế giới độc tài. Nếu muốn có một so sánh trong tầm tay thì ta có thể nghĩ tới Chuyện người tùy nữ của Margaret Atwood, dĩ nhiên là không giống mấy.
Với tôi, trang đầu của tiểu thuyết này là biểu tượng cho thế giới hư cấu của Linda Lê:
"Tên lính nện báng súng lên người đàn ông đang ôm chặt một quyển sách vào mình. Chết mày đi, đồ cặn bã! hắn rít lên. Khuôn mặt đẫm máu, người đàn ông khuỵu xuống đất. Tên lính giật cặp kính của ông, ném xuống vỉa hè, lấy bốt di lên. Người đàn ông há miệng ra như sắp hét lên, nhưng ông chỉ thốt được một tiếng rên khàn. Ông níu lấy kẻ đánh ông mà tay vẫn không rời quyển sách. Kẻ kia đánh thật mạnh. Bìa quyển sách đã thấm màu đỏ lợt. Người đàn ông ẩn mình sát một bức tường. Các phố ở Zaroffcity vắng hoe. Đang là giờ giới nghiêm. Không ai vi phạm lệnh cấm ra khỏi nhà và tụ tập đông người. Chỉ người đàn ông cầm quyển sách, quá nhập tâm vào việc đọc, còn ngồi lại trên một cái ghế băng dưới chân ngọn đèn, quên bẵng là vào lúc hoàng hôn thành phố trở thành mảnh đất săn của những tay bắn tỉa, những con quỷ tội nghiệp bị bắt gặp còn đi lang thang sẽ bị nghi là gián điệp. Co quắp, lưng dựa vào tường, người đàn ông run lên cả tứ chi. Tên lính, miệng nhệch ra cười, hai chân choãi rộng, nâng khẩu súng lên, nhằm rồi bắn, xả hết băng đạn, quay gót bỏ đi theo các đại lộ dẫn về phía Phủ Chủ tịch, để lại sau lưng một cái xác lỗ chỗ vết đạn."
Ngay sau trang đầu tiên này là bảng liệt kê vô số lệnh cấm được thực thi tại Zaroffcity, thành phố nằm dưới quyền thống trị của "Grand Guide" (Người Cầm Lái Vĩ Đại) và viên Bộ trưởng Nội vụ Karaci. Hôm trước Linda Lê nói về cảnh này: khi người ta bắn vào một người đang đọc sách thì có nghĩa là nhân tính chẳng còn gì đáng giá hết cả.
Với tôi, trang đầu của tiểu thuyết này là biểu tượng cho thế giới hư cấu của Linda Lê:
"Tên lính nện báng súng lên người đàn ông đang ôm chặt một quyển sách vào mình. Chết mày đi, đồ cặn bã! hắn rít lên. Khuôn mặt đẫm máu, người đàn ông khuỵu xuống đất. Tên lính giật cặp kính của ông, ném xuống vỉa hè, lấy bốt di lên. Người đàn ông há miệng ra như sắp hét lên, nhưng ông chỉ thốt được một tiếng rên khàn. Ông níu lấy kẻ đánh ông mà tay vẫn không rời quyển sách. Kẻ kia đánh thật mạnh. Bìa quyển sách đã thấm màu đỏ lợt. Người đàn ông ẩn mình sát một bức tường. Các phố ở Zaroffcity vắng hoe. Đang là giờ giới nghiêm. Không ai vi phạm lệnh cấm ra khỏi nhà và tụ tập đông người. Chỉ người đàn ông cầm quyển sách, quá nhập tâm vào việc đọc, còn ngồi lại trên một cái ghế băng dưới chân ngọn đèn, quên bẵng là vào lúc hoàng hôn thành phố trở thành mảnh đất săn của những tay bắn tỉa, những con quỷ tội nghiệp bị bắt gặp còn đi lang thang sẽ bị nghi là gián điệp. Co quắp, lưng dựa vào tường, người đàn ông run lên cả tứ chi. Tên lính, miệng nhệch ra cười, hai chân choãi rộng, nâng khẩu súng lên, nhằm rồi bắn, xả hết băng đạn, quay gót bỏ đi theo các đại lộ dẫn về phía Phủ Chủ tịch, để lại sau lưng một cái xác lỗ chỗ vết đạn."
Ngay sau trang đầu tiên này là bảng liệt kê vô số lệnh cấm được thực thi tại Zaroffcity, thành phố nằm dưới quyền thống trị của "Grand Guide" (Người Cầm Lái Vĩ Đại) và viên Bộ trưởng Nội vụ Karaci. Hôm trước Linda Lê nói về cảnh này: khi người ta bắn vào một người đang đọc sách thì có nghĩa là nhân tính chẳng còn gì đáng giá hết cả.
Oct 15, 2010
en hâte vers la stupidité
Linda Lê có kích thước quá cỡ cho độc giả Việt Nam, cho cả nhà văn Việt Nam. Linda Lê sống trong một thế giới khác, un monde totalement livresque, trong khi người ta chắc chắn sẽ chờ đợi một thân phận vật vã vì lưu đày, một người phụ nữ vượt qua bao nhiêu trở ngại khó khăn để viết văn bằng tiếng Pháp và thành danh như vậy. Đọc như thế thì chẳng bao giờ "ra" được Linda Lê, người vinh danh Cioran và trong bài nói ở Hà Nội hôm trước, vinh danh thêm một nhà văn Rumani "cùng ven" nữa, Benjamin Fondane, một người Do Thái Rumani chọn viết bằng tiếng Pháp. Linda Lê trích mấy câu thơ của Fondane:
Nous ne sommes d'aucun pays
notre terre c'est ce qui tangue
notre havre c'est le roulis
(Chúng ta không thuộc đất nước nào cả)
Hôm nay đọc bài Lý Đợi phỏng vấn Nguyễn Khánh Long, tôi nhớ lại lần đầu tiên biết tới Linda Lê. Những câu nói vu vơ trong bếp chung của ký túc xá. [... ...], lúc nào cũng loay hoay với tấm thiện tâm và sự quan tâm, mặt mũi sáng bừng vì tìm ra một đề tài có thể nói chuyện được, bảo là mới nghe trên đài một chương trình giới thiệu một nhà văn compatriote với tôi. Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy tên Linda Lê, giữa đám bát đĩa bẩn, pasta và pizza gặm dở, mặt bàn vương vấn nước xốt và bao tải rác to tướng màu đen đang nằm ì chờ đợi sự tự nguyện của một đứa nào đó (điều chẳng mấy khi có). Quyển đầu tiên tôi đọc, dĩ nhiên, là Les Trois Parques. Năm ấy là năm 2002, đối chiếu thời gian thì đó cũng là lúc Nguyễn Khánh Long đã dịch xong Calomnies nhưng không sao tìm được cách xuất bản ở Việt Nam.
Vài lần nữa sau này tôi lại nghe nói đến Linda Lê. Một người quen đề nghị giới thiệu tôi với Linda Lê. Tôi chẳng muốn gặp, đọc là đủ. Mấy ngày vừa rồi khi Linda Lê ở Hà Nội tôi cũng không gặp, đọc là đủ. Và ngấm ngầm vui sướng với niềm kiêu hãnh involontaire của Linda Lê, khi được "quá cỡ" trên chính đất nước tuổi nhỏ của mình.
Với một số người, không được hiểu, không được chấp nhận rộng rãi, là một niềm vinh hạnh. Linda Lê đã đặt tên cho một tiểu luận của tập Au fond de l'inconnu pour trouver du nouveau (cái nhan đề kỳ cục cho một quyển sách này là câu thơ của Baudelaire) là "La voix solitaire de l'homme" (Tiếng nói cô độc của con người). Đó là tiểu luận về Marái Sándor, cụ thể hơn là về la Conversation de Bolzano.
Nous ne sommes d'aucun pays
notre terre c'est ce qui tangue
notre havre c'est le roulis
(Chúng ta không thuộc đất nước nào cả)
Hôm nay đọc bài Lý Đợi phỏng vấn Nguyễn Khánh Long, tôi nhớ lại lần đầu tiên biết tới Linda Lê. Những câu nói vu vơ trong bếp chung của ký túc xá. [... ...], lúc nào cũng loay hoay với tấm thiện tâm và sự quan tâm, mặt mũi sáng bừng vì tìm ra một đề tài có thể nói chuyện được, bảo là mới nghe trên đài một chương trình giới thiệu một nhà văn compatriote với tôi. Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy tên Linda Lê, giữa đám bát đĩa bẩn, pasta và pizza gặm dở, mặt bàn vương vấn nước xốt và bao tải rác to tướng màu đen đang nằm ì chờ đợi sự tự nguyện của một đứa nào đó (điều chẳng mấy khi có). Quyển đầu tiên tôi đọc, dĩ nhiên, là Les Trois Parques. Năm ấy là năm 2002, đối chiếu thời gian thì đó cũng là lúc Nguyễn Khánh Long đã dịch xong Calomnies nhưng không sao tìm được cách xuất bản ở Việt Nam.
Vài lần nữa sau này tôi lại nghe nói đến Linda Lê. Một người quen đề nghị giới thiệu tôi với Linda Lê. Tôi chẳng muốn gặp, đọc là đủ. Mấy ngày vừa rồi khi Linda Lê ở Hà Nội tôi cũng không gặp, đọc là đủ. Và ngấm ngầm vui sướng với niềm kiêu hãnh involontaire của Linda Lê, khi được "quá cỡ" trên chính đất nước tuổi nhỏ của mình.
Với một số người, không được hiểu, không được chấp nhận rộng rãi, là một niềm vinh hạnh. Linda Lê đã đặt tên cho một tiểu luận của tập Au fond de l'inconnu pour trouver du nouveau (cái nhan đề kỳ cục cho một quyển sách này là câu thơ của Baudelaire) là "La voix solitaire de l'homme" (Tiếng nói cô độc của con người). Đó là tiểu luận về Marái Sándor, cụ thể hơn là về la Conversation de Bolzano.
Để chào Linda Lê
Tối hôm qua, Linda Lê ngồi ở một hội trường Hà Nội và mở đầu bài "intervention" của mình như sau:
"Je ne m’arrogerai pas aujourd’hui le droit de parler au nom de ceux qui jettent des passerelles entre l’Orient et l’Occident, ni de ceux en qui sommeille un ambassadeur du brassage des cultures. Ils n’ont guère besoin de moi pour dénoncer l’étroitesse d’esprit et prononcer un réquisitoire contre le rejet du natif d’ailleurs, qui engendre l’aveuglement et le fanatisme."
Ngại dịch lắm, đại khái là Linda Lê từ chối vai trò là người "bắc nhịp cầu Đông -Tây", để phát biểu một cách hết sức cá nhân.
Tất nhiên là như vậy, nhưng tôi vẫn nghĩ, ngồi ở đó không phải một nhà văn cá nhân, mà là một mẫu nhà văn. Mẫu nhà văn đặc biệt hiếm ở bất kỳ nơi đâu, theo kiểu (dans le sillage de) Maurice Blanchot chăng? Những nhà văn rất hiếm hoi chọn một con đường hiểm. Mẫu nhà văn ấy không thể nhân bản đại trà; ở đâu nó cũng hiếm, nhưng ở Việt Nam thì chỉ đơn giản là chưa bao giờ có. Hic.
Đây là đoạn về chính trị trong bài nói của Linda Lê:
"Toute œuvre doit être politique, en ce sens qu’elle s’interroge sur la place de l’individu parmi ses pareils, sur sa contribution à la préservation de certaines valeurs morales, telles que la fraternité et l’humanité, sur son adaptation, difficile ou non, aux circonstances, selon les caprices de la roue de la Fortune, qui avantage quelques élus au détriment du reste du troupeau. Toute œuvre, accomplie dans l’ombre, se révèle ainsi insurrectionnelle : elle ne laisse pas en repos le lecteur, obligé de révoquer ses principes en doute, de se demander si son insertion dans un corps social ne se fait pas aux dépens de sa singularité, s’il ne sacrifie pas aux conventions pour se ménager une issue de secours quand il est amputé de ses ressources."
"Mọi tác phẩm đều phải có tính chất chính trị, hiểu theo nghĩa nó tự vấn về chỗ đứng của cá nhân giữa những người khác, về đóng góp của cá nhân trong việc lưu giữ một số giá trị đạo đức, như tình anh em và sự nhân đạo, về sự thích ứng của anh ta, dù cho có khó khăn hay không, với các hoàn cảnh, theo những thất thường của bánh xe Số mệnh, cái ưu tiên hàng đầu cho một vài người được đặc tuyển và bỏ mặc đám đông còn lại. Như vậy là mọi tác phẩm, được thành tựu trong bóng tối, đều là nổi loạn: nó không để cho độc giả được ngơi nghỉ, buộc anh ta phải đặt nghi ngờ đối với các nguyên tắc của mình, tự hỏi xem liệu việc mình gia nhập một tổng thể xã hội có gây tổn hại tới tính chất riêng có của mình hay không, liệu anh ta có hy sinh vì các quy ước để tự thu xếp cho mình một lối thoát chừng nào bị mất đi các nguồn sống hay không."
------------
Lục lại blog cũ:
Để chào Cioran
“Để chào Cioran” là bài thứ tám trong tập Mặc cảm Caliban (Le Complexe de Caliban).
Tôi nợ ở Cioran sự ngạo nghễ được là một người trú dân*. Tôi gặp ông lần đầu tiên năm mười tám tuổi. Ông đưa cho tôi Lời thú tội của một người ăn thuốc phiện Anh quốc. Nhưng lại nói về một cuốn sách khác của Thomas de Quincey: Cô tu sĩ hiếu chiến Tây Ban Nha**. Câu chuyện cuồng loạn (échevelé) về một cô gái trẻ người xứ Basque thoát ra khỏi một tu viện kín và đi khắp thế giới trong trang phục một chàng thanh niên, giết rất nhiều nhân vật trên đường đi, rất giàu tính khơi gợi đối với kẻ nào yêu các nhân vật nữ không phải là người ở đây. Đọc Cioran, người ta hình dung ra một kẻ ghét người, tự bảo vệ mình trước mọi sự đột nhập, trốn lủi đằng sau các tam đoạn luận của mình để tránh xa những kẻ quấy rầy. Thế nhưng, Cioran lại là con người ân cần nhất mà tôi từng biết. Ông khuyến khích tôi viết, mặc dù bản thân ông từng so sánh tiểu thuyết với một vở bi kịch bán hạ giá. Con người lưu vong, con người rời xa đất nước trong ông thích thú khi có ở bên cạnh mình những người chọn câu “vứt bỏ tất cả” làm phương thức sống. Tôi đã lấy câu này trong Cám dỗ tồn tại làm châm ngôn: “Kẻ nào chối bỏ ngôn ngữ của mình để tiếp nhận một ngôn ngữ khác thì cũng thay đổi căn cước, thậm chí là thay đổi mối thất vọng (déception). Là kẻ phản bội một cách anh hùng, hắn cắt đứt với những kỷ niệm của mình và, cho đến một mức độ nào đó, với chính bản thân hắn.” Tôi đã cắt đứt với bản thân tôi, nhưng tôi cần đến những hình mẫu, các nhà luân lý học giống như Cioran, những người trộn lẫn sự thần bí và một sự sáng suốt sắc nét, trao những từ ngữ cao cấp cho sự bất tiện vì đã sinh ra và biến kẻ trú dân trở thành một nhân vật của tất cả các nghịch lý, và do đó là của tất cả các khả năng. Cioran tâm sự với tôi rằng ông thích những người đã vượt qua mọi giới hạn, vươn đến với sự khoái lạc của im lặng. Ông nói đã thất bại trong việc đạt tới sự thanh thản, bởi vì, cũng giống như các nhà thần bí, ông sở hữu một khí chất nóng nảy (tempérament sanguin) và ông tìm kiến sự thuần khiết trong nỗi hủy hoại, sự chóng mặt của nền đáy ở các độ cao. Ông đã thất bại bởi vì ông nương theo ngôn từ. Cần phải nhìn thấy ở đó một sự thoái vị. Nếu có nhiều lòng ngạo nghễ hơn, ông đã im lìm. Ông yêu Amiel***, người viết không cho ai cả và chỉ luẩn quẩn trong vòng tròn chữ nghĩa của mình như một con sóc nhốt trong lồng. Amiel là đối nghịch hoàn toàn của Cioran, ông có một ý thức Cơ đốc và một bản chất Phật. Ông là một thầy tu lẩn lánh thế giới. Cioran có một ý thức Phật và một bản chất Cơ đốc. Ông thèm muốn cái trống rỗng hoàn hảo nhưng thiên hướng ngả về các giới cực ngăn cản ông lắng nghe các bài học của Lão Tử. Ông nói rằng mình mang trong mình một kẻ sát nhân chưa tự hoàn thiện bản thân, một tên giết người thay vì bắt tay vào hành động thì lại mài giũa từ ngữ và biến lời lẽ của mình thành một lưỡi dao trần gây thương tích lên người đọc và thức tỉnh anh ta. Các văn bản của Cioran ngời lên một thứ ánh sáng làm quáng mắt, không thể chịu đựng đối với ai đó chỉ đòi hỏi ở triết học một sự an ủi. Tôi là kẻ đốt lửa, Cioran từng nói với tôi. Những đám lửa mà tôi đốt lên thanh tẩy tôi. Tôi những muốn trở thành một tên tội phạm, giống như cô tu sĩ hiếu chiến Tây Ban Nha, người giết tất cả những kẻ gặp phải. Điểm yếu của tôi là tin vào thứ ngôn từ gặm nhấm, bóp nghẹt, làm máu sôi lên và cứu rỗi****. Nhưng ai còn tin vào một thứ văn chương cứu rỗi đây? ông tự vấn. Những từ của Cioran đã cứu tôi vào một thời điểm khi tôi nghi ngờ tất thảy. Cioran điều khiển tiếng Pháp bằng sự khéo léo của một người thợ đồng hồ tâm hồn và sự chính xác của một bác sĩ phẫu thuật giỏi xẻo một miếng thịt trên cơ thể sống. Tinh thần của Cioran mang nợ nhiều ở cơ thể ông. Những châm ngôn của ông là những cơn xoáy lốc cuộc đời. Sự hỗn loạn ông làm này sinh ở người đọc của ông mang tính cứu rỗi. Người ta tóm lấy các từ và trở thành người sở hữu những viên kim cương đen sáng lập lòe trong đêm.
* Métèque.
** Vẫn chưa hiểu La Nonne militaire d’Espagne là dịch từ quyển nào nữa. Tên sách của Thomas de Quincey phải nói là hơi linh tinh.
*** Amiel: một nhân vật rất đặc biệt và lừng danh hồi đầu thế kỷ XX, được hầu hết những người tự cho là có nội tâm phong phú yêu quý (Albert Thibaudet từng dành một phần ba quyển Intérieurs của mình cho bác này). Đó là một thầy giáo triết học Thuỵ Sĩ cả đời chỉ làm một việc là viết nhật ký (không bao giờ xuất bản trong khi sống), dày hàng nghìn trang, suốt ngày băn khoăn không biết có nên lấy vợ hay không. Trong tập Caliban Linda Lê cũng có một bài tên là “Amiel”. Ở một chỗ khác LL viết rằng cái tình thế trơ trọi và bị cắt đứt khỏi đất nước, ngôn ngữ đã đẩy bà đến chỗ thích các nhà văn bên lề. Từ đó giải thích tại sao có Cioran và Amiel.
**** Bài này triển khai một loạt từ có cùng căn: saluer (chào), sauver (cứu, cứu chuộc), salutaire (cứu rỗi). Rất khó để tự bản thân những từ này trong tiếng Việt nói lên được sự liên quan của chúng, nên phải có chú thích.
"Je ne m’arrogerai pas aujourd’hui le droit de parler au nom de ceux qui jettent des passerelles entre l’Orient et l’Occident, ni de ceux en qui sommeille un ambassadeur du brassage des cultures. Ils n’ont guère besoin de moi pour dénoncer l’étroitesse d’esprit et prononcer un réquisitoire contre le rejet du natif d’ailleurs, qui engendre l’aveuglement et le fanatisme."
Ngại dịch lắm, đại khái là Linda Lê từ chối vai trò là người "bắc nhịp cầu Đông -Tây", để phát biểu một cách hết sức cá nhân.
Tất nhiên là như vậy, nhưng tôi vẫn nghĩ, ngồi ở đó không phải một nhà văn cá nhân, mà là một mẫu nhà văn. Mẫu nhà văn đặc biệt hiếm ở bất kỳ nơi đâu, theo kiểu (dans le sillage de) Maurice Blanchot chăng? Những nhà văn rất hiếm hoi chọn một con đường hiểm. Mẫu nhà văn ấy không thể nhân bản đại trà; ở đâu nó cũng hiếm, nhưng ở Việt Nam thì chỉ đơn giản là chưa bao giờ có. Hic.
Đây là đoạn về chính trị trong bài nói của Linda Lê:
"Toute œuvre doit être politique, en ce sens qu’elle s’interroge sur la place de l’individu parmi ses pareils, sur sa contribution à la préservation de certaines valeurs morales, telles que la fraternité et l’humanité, sur son adaptation, difficile ou non, aux circonstances, selon les caprices de la roue de la Fortune, qui avantage quelques élus au détriment du reste du troupeau. Toute œuvre, accomplie dans l’ombre, se révèle ainsi insurrectionnelle : elle ne laisse pas en repos le lecteur, obligé de révoquer ses principes en doute, de se demander si son insertion dans un corps social ne se fait pas aux dépens de sa singularité, s’il ne sacrifie pas aux conventions pour se ménager une issue de secours quand il est amputé de ses ressources."
"Mọi tác phẩm đều phải có tính chất chính trị, hiểu theo nghĩa nó tự vấn về chỗ đứng của cá nhân giữa những người khác, về đóng góp của cá nhân trong việc lưu giữ một số giá trị đạo đức, như tình anh em và sự nhân đạo, về sự thích ứng của anh ta, dù cho có khó khăn hay không, với các hoàn cảnh, theo những thất thường của bánh xe Số mệnh, cái ưu tiên hàng đầu cho một vài người được đặc tuyển và bỏ mặc đám đông còn lại. Như vậy là mọi tác phẩm, được thành tựu trong bóng tối, đều là nổi loạn: nó không để cho độc giả được ngơi nghỉ, buộc anh ta phải đặt nghi ngờ đối với các nguyên tắc của mình, tự hỏi xem liệu việc mình gia nhập một tổng thể xã hội có gây tổn hại tới tính chất riêng có của mình hay không, liệu anh ta có hy sinh vì các quy ước để tự thu xếp cho mình một lối thoát chừng nào bị mất đi các nguồn sống hay không."
------------
Lục lại blog cũ:
Để chào Cioran
“Để chào Cioran” là bài thứ tám trong tập Mặc cảm Caliban (Le Complexe de Caliban).
Tôi nợ ở Cioran sự ngạo nghễ được là một người trú dân*. Tôi gặp ông lần đầu tiên năm mười tám tuổi. Ông đưa cho tôi Lời thú tội của một người ăn thuốc phiện Anh quốc. Nhưng lại nói về một cuốn sách khác của Thomas de Quincey: Cô tu sĩ hiếu chiến Tây Ban Nha**. Câu chuyện cuồng loạn (échevelé) về một cô gái trẻ người xứ Basque thoát ra khỏi một tu viện kín và đi khắp thế giới trong trang phục một chàng thanh niên, giết rất nhiều nhân vật trên đường đi, rất giàu tính khơi gợi đối với kẻ nào yêu các nhân vật nữ không phải là người ở đây. Đọc Cioran, người ta hình dung ra một kẻ ghét người, tự bảo vệ mình trước mọi sự đột nhập, trốn lủi đằng sau các tam đoạn luận của mình để tránh xa những kẻ quấy rầy. Thế nhưng, Cioran lại là con người ân cần nhất mà tôi từng biết. Ông khuyến khích tôi viết, mặc dù bản thân ông từng so sánh tiểu thuyết với một vở bi kịch bán hạ giá. Con người lưu vong, con người rời xa đất nước trong ông thích thú khi có ở bên cạnh mình những người chọn câu “vứt bỏ tất cả” làm phương thức sống. Tôi đã lấy câu này trong Cám dỗ tồn tại làm châm ngôn: “Kẻ nào chối bỏ ngôn ngữ của mình để tiếp nhận một ngôn ngữ khác thì cũng thay đổi căn cước, thậm chí là thay đổi mối thất vọng (déception). Là kẻ phản bội một cách anh hùng, hắn cắt đứt với những kỷ niệm của mình và, cho đến một mức độ nào đó, với chính bản thân hắn.” Tôi đã cắt đứt với bản thân tôi, nhưng tôi cần đến những hình mẫu, các nhà luân lý học giống như Cioran, những người trộn lẫn sự thần bí và một sự sáng suốt sắc nét, trao những từ ngữ cao cấp cho sự bất tiện vì đã sinh ra và biến kẻ trú dân trở thành một nhân vật của tất cả các nghịch lý, và do đó là của tất cả các khả năng. Cioran tâm sự với tôi rằng ông thích những người đã vượt qua mọi giới hạn, vươn đến với sự khoái lạc của im lặng. Ông nói đã thất bại trong việc đạt tới sự thanh thản, bởi vì, cũng giống như các nhà thần bí, ông sở hữu một khí chất nóng nảy (tempérament sanguin) và ông tìm kiến sự thuần khiết trong nỗi hủy hoại, sự chóng mặt của nền đáy ở các độ cao. Ông đã thất bại bởi vì ông nương theo ngôn từ. Cần phải nhìn thấy ở đó một sự thoái vị. Nếu có nhiều lòng ngạo nghễ hơn, ông đã im lìm. Ông yêu Amiel***, người viết không cho ai cả và chỉ luẩn quẩn trong vòng tròn chữ nghĩa của mình như một con sóc nhốt trong lồng. Amiel là đối nghịch hoàn toàn của Cioran, ông có một ý thức Cơ đốc và một bản chất Phật. Ông là một thầy tu lẩn lánh thế giới. Cioran có một ý thức Phật và một bản chất Cơ đốc. Ông thèm muốn cái trống rỗng hoàn hảo nhưng thiên hướng ngả về các giới cực ngăn cản ông lắng nghe các bài học của Lão Tử. Ông nói rằng mình mang trong mình một kẻ sát nhân chưa tự hoàn thiện bản thân, một tên giết người thay vì bắt tay vào hành động thì lại mài giũa từ ngữ và biến lời lẽ của mình thành một lưỡi dao trần gây thương tích lên người đọc và thức tỉnh anh ta. Các văn bản của Cioran ngời lên một thứ ánh sáng làm quáng mắt, không thể chịu đựng đối với ai đó chỉ đòi hỏi ở triết học một sự an ủi. Tôi là kẻ đốt lửa, Cioran từng nói với tôi. Những đám lửa mà tôi đốt lên thanh tẩy tôi. Tôi những muốn trở thành một tên tội phạm, giống như cô tu sĩ hiếu chiến Tây Ban Nha, người giết tất cả những kẻ gặp phải. Điểm yếu của tôi là tin vào thứ ngôn từ gặm nhấm, bóp nghẹt, làm máu sôi lên và cứu rỗi****. Nhưng ai còn tin vào một thứ văn chương cứu rỗi đây? ông tự vấn. Những từ của Cioran đã cứu tôi vào một thời điểm khi tôi nghi ngờ tất thảy. Cioran điều khiển tiếng Pháp bằng sự khéo léo của một người thợ đồng hồ tâm hồn và sự chính xác của một bác sĩ phẫu thuật giỏi xẻo một miếng thịt trên cơ thể sống. Tinh thần của Cioran mang nợ nhiều ở cơ thể ông. Những châm ngôn của ông là những cơn xoáy lốc cuộc đời. Sự hỗn loạn ông làm này sinh ở người đọc của ông mang tính cứu rỗi. Người ta tóm lấy các từ và trở thành người sở hữu những viên kim cương đen sáng lập lòe trong đêm.
* Métèque.
** Vẫn chưa hiểu La Nonne militaire d’Espagne là dịch từ quyển nào nữa. Tên sách của Thomas de Quincey phải nói là hơi linh tinh.
*** Amiel: một nhân vật rất đặc biệt và lừng danh hồi đầu thế kỷ XX, được hầu hết những người tự cho là có nội tâm phong phú yêu quý (Albert Thibaudet từng dành một phần ba quyển Intérieurs của mình cho bác này). Đó là một thầy giáo triết học Thuỵ Sĩ cả đời chỉ làm một việc là viết nhật ký (không bao giờ xuất bản trong khi sống), dày hàng nghìn trang, suốt ngày băn khoăn không biết có nên lấy vợ hay không. Trong tập Caliban Linda Lê cũng có một bài tên là “Amiel”. Ở một chỗ khác LL viết rằng cái tình thế trơ trọi và bị cắt đứt khỏi đất nước, ngôn ngữ đã đẩy bà đến chỗ thích các nhà văn bên lề. Từ đó giải thích tại sao có Cioran và Amiel.
**** Bài này triển khai một loạt từ có cùng căn: saluer (chào), sauver (cứu, cứu chuộc), salutaire (cứu rỗi). Rất khó để tự bản thân những từ này trong tiếng Việt nói lên được sự liên quan của chúng, nên phải có chú thích.
Oct 13, 2010
Cười lên sặc sỡ
Trong tập Liên đêm mặt trời tìm thấy câu thơ này rất đặc biệt:
"cười lên sặc sỡ", trong đoạn
Tôi chờ đợi
cười lên sặc sỡ
la qua mái ngói
thành phố đồng ruộng
bấu lấy tim tôi
thành nhịp thở
ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh
cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng
chảy máu
tiếng kêu.
("Bài ngợi ca tình yêu")
Cùng trong bài này cũng có hai câu: "và ngực em tự do/của anh của anh tất cả". Bài thơ này không hẳn là một bài thơ tình, nhưng tôi cũng không quan tâm lắm, tôi chỉ nghĩ không biết Thanh Tâm Tuyền cười lên sặc sỡ như thế nào.
Đọc Dublinesca của Vila-Matas cũng có một cái cười rất kỳ lạ: "un rire définitif". Nghĩa là sao? chả hiểu, nhưng cứ nhớ như đinh đóng cột vào đầu.
"cười lên sặc sỡ", trong đoạn
Tôi chờ đợi
cười lên sặc sỡ
la qua mái ngói
thành phố đồng ruộng
bấu lấy tim tôi
thành nhịp thở
ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh
cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng
chảy máu
tiếng kêu.
("Bài ngợi ca tình yêu")
Cùng trong bài này cũng có hai câu: "và ngực em tự do/của anh của anh tất cả". Bài thơ này không hẳn là một bài thơ tình, nhưng tôi cũng không quan tâm lắm, tôi chỉ nghĩ không biết Thanh Tâm Tuyền cười lên sặc sỡ như thế nào.
Đọc Dublinesca của Vila-Matas cũng có một cái cười rất kỳ lạ: "un rire définitif". Nghĩa là sao? chả hiểu, nhưng cứ nhớ như đinh đóng cột vào đầu.
Oct 12, 2010
Cú mèo
Thế giới dị kỳ của Linda Lê có rất nhiều cú mèo, xác ướp và tượng Giacometti ở bìa sách, thông báo trước một cách lôgic rằng trong nội dung sẽ ngập tràn điên rồ, tội ác, buồn bã, và lưu đày (mệnh đề “viết là lưu đày” từ lâu nay đã gắn chặt với Linda Lê). Văn bản chằng chịt phức tạp và luôn luôn căng thẳng cao độ của nhà văn Pháp gốc Việt dường như lúc nào cũng trực chỉ hai điều: cuộc sống này là điên rồ, và cách thể hiện sự điên rồ ấy nên thông qua các ngụ ngôn chính trị. Chính trị trong tác phẩm của Linda Lê không nằm ở phân tích chính sách xã hội hay phê phán các nhà chính trị, mà là thứ đổ ụp xuống đầu mỗi cá thể con người chúng ta, toàn diện, không có loại trừ, không thể chống đỡ, một thân phận mà con người phải chịu đựng, không bao giờ tách rời được khỏi điều kiện chính trị.
Nhưng ở mức độ nền tảng hơn cả, hai chủ đề chưa bao giờ thôi ám ảnh tiểu thuyết, truyện ngắn và cả tiểu luận của Linda Lê, thường xuyên xuất hiện mạnh mẽ và tràn ngập, chi phối mọi chủ đề khác, là: viết, và chết.
Oct 11, 2010
Huyền thoại của các huyền thoại
+ Huyền thoại về Các huyền thoại: bản thân quyển Các huyền thoại, một cách nghịch lý, đã trở thành một huyền thoại, trong khi ý tưởng chính của nó là phá tan các huyền thoại của văn hóa đại chúng (culture de masse).
Bác PA25 vừa nhanh chóng tung một cái note cho biết người ta vừa in một quyển sách-album theo đúng version 1957 của Mythologies nhưng đặc biệt có nhiều minh họa đẹp. Bởi đã đi vào huyền thoại nên quyển sách của Roland Barthes cần được đối xử như một huyền thoại.
Nhắc nhanh cho các bác nhớ: Các huyền thoại tập hợp chừng hơn 50 bài viết của Barthes thời còn trẻ (thật ra cũng không trẻ lắm, ngoài bốn nải rồi hehe, nhưng mà thuộc loại đầu tay) viết rải rác trên một số báo, tạp chí. Barthes muốn thực hiện một phê phán ý hệ đối với văn hóa đại chúng, đồng thời thực hiện một phân tích theo kiểu ký hiệu học. Xà phòng giặt và mặt Greta Garbo, strip-tease và trận lụt lịch sử ở Paris, mỗi đề tài vài ba trang, kiệt tác của fragment và các hình thức viết ngắn. Đến giờ chủ yếu người ta xem cách Barthes tiến hành công việc "giải thiêng" này giống cách của một nhà văn hơn là một triết gia hay gì đó nữa.
Cách đây ba năm, nhân dịp cuốn sách ra đời tròn 50 năm, tờ Le Nouvel Observateur đã mời nhiều nhà văn viết mỗi người một đoạn về những thứ nổi bật trong văn hóa đại chúng của thời bây giờ; trong số đó có một người viết về (ối ngại nói quá :d) vú của Emmanuelle Béart. Trong cái note của mình, PA25 cũng mơ màng nghĩ giá như còn sống hẳn Barthes sẽ viết về xe 4x4, iPad, khăn quàng cổ, mạng che mặt etc.
PA25 cũng cho biết rất rõ: quyển sách do nhà Seuil xuất bản, 247 trang, giá 39 euro. Một món quà tuyệt vời nếu bạn muốn tặng ai đó. Mà ứng cử viên xếp đầu danh sách nhận quyển này dĩ nhiên là tôi rồi :dddd
+ Những ai không khoái Naipaul thì đọc bài của William Boyd (tiểu thuyết gia mà nói về tiểu thuyết gia thì ịch lắm) trên TLS.
+ Vẫn chưa hết link nhá: chuẩn bị cho sự xuất hiện tuyệt đẹp của Saul Bellow ở Việt Nam bằng cách đọc thư của Ngài :p
BONUS: lục lại từ blog cũ mấy cái trong Mythologies:
Phê bình câm và mù
Bác PA25 vừa nhanh chóng tung một cái note cho biết người ta vừa in một quyển sách-album theo đúng version 1957 của Mythologies nhưng đặc biệt có nhiều minh họa đẹp. Bởi đã đi vào huyền thoại nên quyển sách của Roland Barthes cần được đối xử như một huyền thoại.
Nhắc nhanh cho các bác nhớ: Các huyền thoại tập hợp chừng hơn 50 bài viết của Barthes thời còn trẻ (thật ra cũng không trẻ lắm, ngoài bốn nải rồi hehe, nhưng mà thuộc loại đầu tay) viết rải rác trên một số báo, tạp chí. Barthes muốn thực hiện một phê phán ý hệ đối với văn hóa đại chúng, đồng thời thực hiện một phân tích theo kiểu ký hiệu học. Xà phòng giặt và mặt Greta Garbo, strip-tease và trận lụt lịch sử ở Paris, mỗi đề tài vài ba trang, kiệt tác của fragment và các hình thức viết ngắn. Đến giờ chủ yếu người ta xem cách Barthes tiến hành công việc "giải thiêng" này giống cách của một nhà văn hơn là một triết gia hay gì đó nữa.
Cách đây ba năm, nhân dịp cuốn sách ra đời tròn 50 năm, tờ Le Nouvel Observateur đã mời nhiều nhà văn viết mỗi người một đoạn về những thứ nổi bật trong văn hóa đại chúng của thời bây giờ; trong số đó có một người viết về (ối ngại nói quá :d) vú của Emmanuelle Béart. Trong cái note của mình, PA25 cũng mơ màng nghĩ giá như còn sống hẳn Barthes sẽ viết về xe 4x4, iPad, khăn quàng cổ, mạng che mặt etc.
PA25 cũng cho biết rất rõ: quyển sách do nhà Seuil xuất bản, 247 trang, giá 39 euro. Một món quà tuyệt vời nếu bạn muốn tặng ai đó. Mà ứng cử viên xếp đầu danh sách nhận quyển này dĩ nhiên là tôi rồi :dddd
+ Những ai không khoái Naipaul thì đọc bài của William Boyd (tiểu thuyết gia mà nói về tiểu thuyết gia thì ịch lắm) trên TLS.
+ Vẫn chưa hết link nhá: chuẩn bị cho sự xuất hiện tuyệt đẹp của Saul Bellow ở Việt Nam bằng cách đọc thư của Ngài :p
BONUS: lục lại từ blog cũ mấy cái trong Mythologies:
Phê bình câm và mù
Oct 10, 2010
Yêu sự êm ái
Cái vụ này rất là khó nhá :)
Trông vẻ bên ngoài thì không ai biết được đâu, những người thoạt nhìn rất là bặm trợn, giang hồ, tu mi vương đầy sương gió núi rừng, mở miệng là ầm ào như gió lốc nước cuốn lũ quét, toàn từ ngữ của đao kiếm dã thú, khinh người như cỏ rác như chó rơm, thế mà tâm hồn lại thật là mong manh dễ vỡ, trái tim thì xao xuyến loạn nhịp chỉ cần nghe một tiếng thỏ thẻ giai nhân hay tiếng một con cá nhỏ quẫy trên mặt nước, nhìn thấy một vệt nắng rỏ qua lỗ tường di động trên mặt đất.
Rất là giống các nhân vật anh hùng của Lê Văn Trương, nhỉ.
Chuyện này thì tôi đã gặp nhiều rồi: người ta cứ mở miệng là đòi hỏi sâu sắc, độc đáo, đặc biệt, nhưng hóa ra đâu có chịu nổi dù chỉ là một mảy may của khác biệt, khúc khuỷu, nói tóm lại là một khác biệt. Lúc nào cũng đòi tác phẩm văn học thế này thế kia, nhưng tất cả những gì các đồng chí cần, là một tí tị êm êm ái ái. Cũng muốn lắc muốn giật đấy, nhưng sẽ không chọn ectasy đâu, mà xung phong uống nước đường.
Không chịu được, nhưng lại rất dứt khoát dõng dạc: cần phải a cần phải b cần phải c. Và êm ái.
Quanh đi quẩn lại, cứ như thế, mãi mãi vẫn không nhích được mi li mét nào ra khỏi đường ranh giới chật như hộp cá xác đin của sự êm ái ngái ngủ.
Trông vẻ bên ngoài thì không ai biết được đâu, những người thoạt nhìn rất là bặm trợn, giang hồ, tu mi vương đầy sương gió núi rừng, mở miệng là ầm ào như gió lốc nước cuốn lũ quét, toàn từ ngữ của đao kiếm dã thú, khinh người như cỏ rác như chó rơm, thế mà tâm hồn lại thật là mong manh dễ vỡ, trái tim thì xao xuyến loạn nhịp chỉ cần nghe một tiếng thỏ thẻ giai nhân hay tiếng một con cá nhỏ quẫy trên mặt nước, nhìn thấy một vệt nắng rỏ qua lỗ tường di động trên mặt đất.
Rất là giống các nhân vật anh hùng của Lê Văn Trương, nhỉ.
Chuyện này thì tôi đã gặp nhiều rồi: người ta cứ mở miệng là đòi hỏi sâu sắc, độc đáo, đặc biệt, nhưng hóa ra đâu có chịu nổi dù chỉ là một mảy may của khác biệt, khúc khuỷu, nói tóm lại là một khác biệt. Lúc nào cũng đòi tác phẩm văn học thế này thế kia, nhưng tất cả những gì các đồng chí cần, là một tí tị êm êm ái ái. Cũng muốn lắc muốn giật đấy, nhưng sẽ không chọn ectasy đâu, mà xung phong uống nước đường.
Không chịu được, nhưng lại rất dứt khoát dõng dạc: cần phải a cần phải b cần phải c. Và êm ái.
Quanh đi quẩn lại, cứ như thế, mãi mãi vẫn không nhích được mi li mét nào ra khỏi đường ranh giới chật như hộp cá xác đin của sự êm ái ngái ngủ.
Oct 6, 2010
Sách (XXI) Tức tưởi :)
Nghe rất chi là tức tưởi nhỉ, nhưng thật ra là tôi chỉ muốn nói là đang đọc một quyển này hay kinh dị, của một đồng chí tên rất khiếp, Enrique Vila-Matas, mà những ai hay đọc Magazine Littéraire hẳn đã đọc các bài viết thường kỳ. Quyển tiểu thuyết Dublinesca của Vila-Matas có đề tài vô cùng hiểm hóc nhá: một trong những con quái vật cuối cùng của các nhà xuất bản (editor) thực sự biết thế nào là một tác phẩm văn chương, người đã xuất bản tất tật nhà văn oách nhất của thế kỷ XX, hay nói chuyện với Claudio Magris, bạn bè với Roberto Bolano, từng đứng ở cái ban công lừng danh của Julien Gracq, và có lần đến nhà vợ chồng Paul Auster-Siri Hustvedt rồi cứ ngồi đó mà ngáp :) Tin buồn là tôi chưa đọc xong, mà những quyển như thế này nhiều khả năng là đọc lâu lắm hehe, nên mới chỉ cám cảnh với các chàng Don Quichotte của thế giới xuất bản (Don Quichotte đúng là từ mà Vila-Matas dùng).
Tin buồn thứ hai (hôm nay trời lạnh rầu rầu, toàn tin buồn thôi hic) là sắp đến hạn rồi mà tôi chưa tìm ra được quyển sách nào để review đây, đợt vừa rồi ở Việt Nam có quyển nào hay không các bác?
Tin buồn thứ hai (hôm nay trời lạnh rầu rầu, toàn tin buồn thôi hic) là sắp đến hạn rồi mà tôi chưa tìm ra được quyển sách nào để review đây, đợt vừa rồi ở Việt Nam có quyển nào hay không các bác?
Oct 1, 2010
Levi và Kertész
Primo Levi và Kertész Imre đều đã qua Auschwitz, và đều vào Lager (Konzentrationslager) ở giai đoạn 1943-1944, nghĩa là gần với đoạn kết của "Final Solution" (những người vào trại từ đầu không biết tổng cộng còn sống được bao nhiêu), nhưng Levi ở luôn Auschwitz (Auschwitz-Monowitz) còn Kertész sau Auschwitz còn bị chuyển sang Buchenwald (thật ra theo các miêu tả thì Buchenwald là một cơ may của người Do Thái, nếu so với Auschwitz), chuyển tiếp đến một trại nhỏ nữa là Zeitz, và cuối cùng quay trở lại Buchenwald.
Levi và Kertész đều "may mắn": điều này là chắc chắn, không một người Do Thái nào còn sống sót sau Lager (nhan đề phiên bản tiếng Anh in tại Mỹ của Se questo e un uomo là Survival in Auschwitz) mà không may mắn, may mắn cộng với một thể lực ít nhất là trên trung bình, cộng thêm nữa là tài xoay xở, hay nói thẳng ra là thành thạo các thủ đoạn. Quốc tịch cũng quyết định một phần số phận của từng người: là người Ý, Levi bị động đến rất sớm, còn người Hung là một trong những đợt vét cuối cùng của Đức Quốc xã, cái "Aktion Hungary" nổi tiếng, được miêu tả rất chi tiết trong... thôi... để cho ai quan tâm tự tìm hiểu.
Nhưng Se questo e un uomo và Sorstalanság (bản dịch tiếng Anh phổ biến hơn cả là Fateless của Tim Wilkinson) khác nhau về cơ bản, ở điểm nhìn và ở viễn tượng của hư cấu.
Khi vào trại tập trung, Levi đã ở độ tuổi trưởng thành (sinh năm 1919), và coi như là đã biết mọi thứ, biết về số phận của mình. Giọng văn của Se questo e un uomo đích xác là giọng văn của một "rapporto" (báo cáo) như người ta vẫn gọi nó. Trong khi đó, Kertész mới mười bốn tuổi, và chỉ nhờ vào may mắn ở thời điểm bác sĩ trại chọn người (hai đến ba giây để bác sĩ nhìn từng người tù mới đến trên cái bãi ngay ở nhà ga), trước đó được vài người tù cũ tốt bụng khuyên là phải khai mình đã mười sáu tuổi, mới không bị nhét thẳng vào Lò thiêu, ngay lập tức.
Levi sẽ dựa vào một đời sống tinh thần trí thức, với Dante, với Homer, để mà sống, còn Kertész, điều này thật cay đắng, dựa chính vào nỗi háo hức của một đứa bé chưa đủ lớn. Kertész choáng ngợp trước vẻ đẹp của người lính Đức, của sĩ quan Đức, bác sĩ Đức; giống như là một người trở thành nạn nhân của chính người mà mình hâm mộ. Những gì Kertész nhận ra vừa mang tính chất tiệm tiến thông thường: nhận ra mình phải đi giày đế gỗ, phải ăn một món xúp kinh hoàng mà lần đầu tiên Kertész đã đổ ngay đi, nhưng cũng là một nhận thức tổng thể, ngay lập tức, toàn diện: ngày đầu tiên, nhìn thấy ống khói phun khói lên trời, đi kèm với cái mùi ấy, Kertész đã hiểu ngay lập tức người ta đang làm gì. Người Do Thái không có số phận ở Lager, nhưng Kertész cũng không đi vào con đường miêu tả những người lính và những người tù như các cỗ máy. Điều này có lẽ làm cho Sorstalanság khác biệt. Và Kertész còn nhận ra, ngay cả ở Auschwitz con người ta cũng có thể buồn chán.
Những người Do Thái ở trại đều mơ thấy một giấc mơ giống nhau: cả Levi và Kertész cùng nhấn mạnh ai ai rồi cũng đến lúc mơ đi mơ lại là mình được về nhà. Kertész thì hiểu ra thêm nữa: nhớ về những ngày tháng cũ, thì tốt nhất đừng nhớ những ngày hạnh phúc, vì chúng quá đẹp, chỉ nên khiêm tốn mà nhớ những ngày vừa phải, những ngày xấu xấu một chút mà thôi.
Trong tiểu thuyết-báo cáo của mình, nhân vật chính của Primo Levi vẫn là Primo Levi, còn nhân vật chính trong tiểu thuyết của Kertész Imre thì tên khác (tên nhiều ký tự đặc biệt kiểu Hung, ngại paste quá).
Levi và Kertész đều "may mắn": điều này là chắc chắn, không một người Do Thái nào còn sống sót sau Lager (nhan đề phiên bản tiếng Anh in tại Mỹ của Se questo e un uomo là Survival in Auschwitz) mà không may mắn, may mắn cộng với một thể lực ít nhất là trên trung bình, cộng thêm nữa là tài xoay xở, hay nói thẳng ra là thành thạo các thủ đoạn. Quốc tịch cũng quyết định một phần số phận của từng người: là người Ý, Levi bị động đến rất sớm, còn người Hung là một trong những đợt vét cuối cùng của Đức Quốc xã, cái "Aktion Hungary" nổi tiếng, được miêu tả rất chi tiết trong... thôi... để cho ai quan tâm tự tìm hiểu.
Nhưng Se questo e un uomo và Sorstalanság (bản dịch tiếng Anh phổ biến hơn cả là Fateless của Tim Wilkinson) khác nhau về cơ bản, ở điểm nhìn và ở viễn tượng của hư cấu.
Khi vào trại tập trung, Levi đã ở độ tuổi trưởng thành (sinh năm 1919), và coi như là đã biết mọi thứ, biết về số phận của mình. Giọng văn của Se questo e un uomo đích xác là giọng văn của một "rapporto" (báo cáo) như người ta vẫn gọi nó. Trong khi đó, Kertész mới mười bốn tuổi, và chỉ nhờ vào may mắn ở thời điểm bác sĩ trại chọn người (hai đến ba giây để bác sĩ nhìn từng người tù mới đến trên cái bãi ngay ở nhà ga), trước đó được vài người tù cũ tốt bụng khuyên là phải khai mình đã mười sáu tuổi, mới không bị nhét thẳng vào Lò thiêu, ngay lập tức.
Levi sẽ dựa vào một đời sống tinh thần trí thức, với Dante, với Homer, để mà sống, còn Kertész, điều này thật cay đắng, dựa chính vào nỗi háo hức của một đứa bé chưa đủ lớn. Kertész choáng ngợp trước vẻ đẹp của người lính Đức, của sĩ quan Đức, bác sĩ Đức; giống như là một người trở thành nạn nhân của chính người mà mình hâm mộ. Những gì Kertész nhận ra vừa mang tính chất tiệm tiến thông thường: nhận ra mình phải đi giày đế gỗ, phải ăn một món xúp kinh hoàng mà lần đầu tiên Kertész đã đổ ngay đi, nhưng cũng là một nhận thức tổng thể, ngay lập tức, toàn diện: ngày đầu tiên, nhìn thấy ống khói phun khói lên trời, đi kèm với cái mùi ấy, Kertész đã hiểu ngay lập tức người ta đang làm gì. Người Do Thái không có số phận ở Lager, nhưng Kertész cũng không đi vào con đường miêu tả những người lính và những người tù như các cỗ máy. Điều này có lẽ làm cho Sorstalanság khác biệt. Và Kertész còn nhận ra, ngay cả ở Auschwitz con người ta cũng có thể buồn chán.
Những người Do Thái ở trại đều mơ thấy một giấc mơ giống nhau: cả Levi và Kertész cùng nhấn mạnh ai ai rồi cũng đến lúc mơ đi mơ lại là mình được về nhà. Kertész thì hiểu ra thêm nữa: nhớ về những ngày tháng cũ, thì tốt nhất đừng nhớ những ngày hạnh phúc, vì chúng quá đẹp, chỉ nên khiêm tốn mà nhớ những ngày vừa phải, những ngày xấu xấu một chút mà thôi.
Trong tiểu thuyết-báo cáo của mình, nhân vật chính của Primo Levi vẫn là Primo Levi, còn nhân vật chính trong tiểu thuyết của Kertész Imre thì tên khác (tên nhiều ký tự đặc biệt kiểu Hung, ngại paste quá).
Subscribe to:
Posts (Atom)